Cơ chế tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng sonadezi thành tập đoàn kinh tế (Trang 60 - 65)

3.3.1 Huy động vốn

Việc xác lập mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con trong tập đoàn dựa trên cơ sở của yếu tố thị trường, nghĩa là công ty mẹ thực hiện chi phối cơng ty con thơng qua tỉ lệ vốn góp và việc thực hiện các quan hệ kinh tế giữa các cơng ty trong tập đồn đều thực hiện bằng việc ký kết hợp đồng. Vốn điều lệ của các công ty thành viên từ việc cổ phần hóa DNNN được xác định trên giá trị tài sản có được của cơng ty và phải tương ứng với tỷ lệ tối thiểu là 51% để giữ quyền chi phối theo Nghị quyết của Thường trực Đảng ủy tỉnh Đồng Nai (Nhà nước phải giữ cổ phần, vốn góp chi phối tại các DNNN thực hiện chuyển đổi sở hữu thành công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hoạt động theo Luật doanh nghiệp). Trong khi nhu cầu về vốn để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và cấu trúc tài chính mỗi cơng ty xây dựng là khác nhau tùy theo quá trình phát triển của họ. Với nguyên tắc phải nắm phần vốn chi phối của mình, cơng ty mẹ khi đối diện với u cầu cần tăng vốn điều lệ của các công ty con phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, có thể dùng quyền chi phối

để phủ quyết trong trường hợp công ty mẹ không đủ nguồn tài chính để tiếp tục duy trì tỉ lệ cổ phần chi phối ở mức vốn điều lệ mới. Điều này có thể làm giảm đi hiệu quả hoạt động đối với công ty con khi phải lựa chọn nguồn tài trợ khác. Đối với cơng ty mẹ cũng xảy ra tình huống tương tự khi chuyển sang công ty cổ phần, khi về mặt ngun tắc, Cơng ty mẹ có tồn quyền quyết định nguồn tài trợ để thực hiện dự án, có thể bằng vay từ các tổ chức tín dụng, huy động từ các tổ chức/ cá nhân khác hoặc bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp đang đầu tư tại công ty thành viên thuộc các ngành mà nhà nước quy định không cần thiết phải giữ cổ phần chi phối đối với một DNNN (theo Luật doanh nghiệp thì DNNN là cơng ty mà ở đó có cổ phần/ vốn góp của nhà nước trên 50% vốn điều lệ) nhưng thực tế áp dụng sẽ không thể áp dụng được. Kết quả là cơng ty mẹ có thể bỏ qua cơ hội sử dụng nguồn vốn tài trợ với chi phí thấp nhất trong số các phương án. Như vậy, sự can thiệp Nhà nước xuất phát từ cấp địa phương cần phải được xem xét loại bỏ để phù hợp với quy định về quyền tự chủ đã được thiết lập cho các công ty.

3.3.2 Hệ thống báo cáo và đánh giá hiệu quả hoạt động của TĐKT:

Theo tinh thần Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, đến nay Bộ Tài chính chỉ mới hướng dẫn về chế độ báo cáo tài chính hợp nhất dựa theo quy định của chuẩn mực kế tốn Việt Nam, cịn lại các nội dung giám sát hoạt động tài chính của TĐKT, của nhóm cơng ty mẹ- cơng ty con thuộc TĐKT là chưa có. Tuy nhiên, thực tế hiện nay qua hai lần sửa đổi, chế động báo cáo tài chính hợp nhất vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để các TĐKT, Tổng công ty hay DNNN độc lập hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ- cơng ty lập và đánh giá tổng quát kết quả hoạt động và tài sản của mình.

Riêng về đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu mà nhà nước giao kế hoạch hàng năm bao gồm: sản lượng (hoặc doanh thu), lợi nhuận trước thuế, tỷ suất lợi

nhuận trên vốn nhà nước và khoản nộp ngân sách nhà nước phát sinh thì trong thực tế, Hội đồng thành viên quản lý và Đại hội đồng cổ đông được tổ chức họp sau niên độ kế toán kết thúc (thơng thường niên độ kế tốn kết thúc vào ngày 31/12) để tổng kết tình hình hoạt động, phân phối lợi nhuận. Vì vậy, cơng ty mẹ ghi nhận doanh thu tài chính từ việc đầu tư vốn tại các đơn vị thành viên sẽ trễ hơn một niên độ. Khi đánh giá chỉ tiêu tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước được so sánh theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao như sau: cách thứ nhất, sau khi niên độ kế toán kết thúc và đơn vị thành viên nộp báo cáo tài chính, cơng ty mẹ sẽ tổng hợp báo cáo tương ứng với các chỉ tiêu, riêng lợi nhuận trước thuế được tính theo tỉ lệ vốn góp và cổ phần của công ty mẹ trong công ty TNHH 2 TV trở lên và công ty cổ phần, công ty mẹ so sánh, tự đánh giá, xếp loại, báo cáo cho chủ sở hữu vốn. Cách thứ hai, tính tốn theo số liệu ghi nhận trên sổ kế toán. Theo cách này, nếu công ty TNHH 2 TV trở lên và công ty cổ phần cần vốn đầu tư và muốn tạm thời sử dụng lợi nhuận sau thuế để kinh doanh thì doanh thu tài chính ở cơng ty mẹ khơng phát sinh; từ đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước bị ảnh hưởng lập tức. Vấn đề có thể xảy ra là cơng ty mẹ có thể can thiệp đến vấn đề phân phối lợi nhuận bằng quyền biểu quyết ở các cơng ty có vốn góp hoặc cổ phần chi phối. Như vậy sự thiếu hụt về vốn do chính sách chia cổ tức có thể làm mất cơ hội kinh doanh của công ty con này.

Bên cạnh đó, theo quy định tại NĐ 199/2004/NĐ-CP và quyết định 169/QĐ- TTg ngày 8/11/2007 của Chính phủ về quy chế giám sát đối với DNNN kinh doanh thua lỗ, hoạt động khơng có hiệu quả thì Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT sẽ bị miễn nhiệm nếu để công ty thua lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư hai năm liên tiếp hoặc ở tình trạng giữa hai năm lỗ có một năm lãi hoặc hịa vốn, trừ các trường hợp: lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư có lý do khách quan được giải trình và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; những năm mới hoạt động sau khi đầu tư mới,

đầu tư mở rộng sản xuất mà trong báo cáo khả thi xác định bị lỗ. Như vậy, việc chưa có sự hướng dẫn thống nhất về cách lấy số liệu để tổng hợp, tính tốn sẽ dẫn đến các cách tính khác nhau, khơng đồng bộ để đánh giá đúng hiệu quả công tác quản lý và điều hành của HĐQT của các công ty.

3.3.3 Về phân phối lợi nhuận:

Trong nghị định 199/2004/NĐ-CP, liên quan đến việc phân phối lợi nhuận của công ty nhà nước được xây dựng trên nền tảng của Luật DNNN năm 2003 quy định lợi nhuận sau thuế sau khi đã chia lại cho các thành viên góp vốn liên kết, bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận sau thuế, trích lập quỹ dự phịng tài chính, số cịn lại được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm. Đây là điểm khác biệt so với chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong DNNN trước đây. Với quy định này Nhà nước xem như là người đầu tư vốn và phải nhận được phần lợi nhuận có được từ kết quả kinh doanh theo tỷ lệ vốn của mình, chỉ khác biệt là nhà nước tiếp tục để lại phần được chia của mình để cơng ty nhà nước tiếp tục bổ sung vốn kinh doanh. Các vấn đề phát sinh cần được xem xét để có sự sửa đổi bổ sung cho phù hợp bao gồm:

Thứ nhất, khoản lợi nhuận của công ty mẹ được tạo ra từ hai nguồn, đó là hoạt động kinh doanh trực tiếp và đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác. Khoản lợi nhuận thực hiện không phải là con số nhỏ (số liệu thực hiện năm 2005 của Công ty mẹ là 61,98 tỷ đồng, năm 2006 là 71,13 tỷ đồng) nhưng phải đảm bảo khả năng sinh lợi ngay trong năm sau, trong khi ngành kinh doanh chủ lực của công ty mẹ là kinh doanh bất dộng sản khu công nghiệp và nhà ở, chu kỳ kinh doanh dài bởi liên quan đến nhiều khâu và thủ tục quy định theo pháp luật chuyên ngành liên quan như quy hoạch, đất đai, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơng trình,… nên trong ngắn hạn chưa thể mang lại lợi nhuận ngay nên để đạt được mức tăng trưởng của chỉ số tỷ

suất lợi nhuận trên vốn nhà nước với số vốn nhà nước lớn xấp xỉ 1.000 tỷ đồng xem ra công ty mẹ phải luôn có dự án trong giai đoạn khai thác.

Thứ hai, là hệ lụy của vấn đề trước, công ty mẹ đủ khả năng cân đối tài chính nhưng vẫn đi vay tổ chức tín dụng dưới dạng ngắn hạn nhằm nâng tỷ lệ vốn công ty tự huy động. Có như vậy cơng ty mới có các nguồn để thực hiện chính sách khen thưởng đối với người lao động và các công tác xã hội, từ thiện khác. Với khoản chi phí tài chính phát sinh từ các khoản vay mà doanh nghiệp “cố tình tạo nợ” đã làm giảm lợi nhuận kinh doanh và tình hình tài chính đã khơng cịn đúng bản chất của nó.

3.3.4 Về chế độ khen thưởng:

Nghị định 199/2004/NĐ-CP quy định Quỹ khen thưởng ban điều hành được trích lập từ khoản lợi nhuận chia theo tỷ lệ vốn cơng ty tự huy động bình qn trong năm, mức trích tối đa là 5% và không quá 500 triệu đồng đối với cơng ty có HĐQT. Với mơ hình cơng ty mẹ- cơng ty con, người đại diện phần vốn nhà nước của cơng ty mẹ cử tại doanh nghiệp khác có thể tham gia điều hành sản xuất kinh doanh hoặc giám sát, điều tiết để đảm bảo định hướng các công ty này phát triển theo mục tiêu, định hướng chiến lược của toàn tập đoàn. Những người đại diện phần vốn nhà nước khi tham gia công tác điều hành trực tiếp tại công ty thành viên sẽ hưởng thu nhập và các chính sách khuyến khích theo kết quả kinh doanh, hiệu quả lao động đóng góp. Cịn về phía cơng ty mẹ do điều kiện nguồn quỹ có giới hạn nhưng số lượng người được cử làm đại diện tại doanh nghiệp khác có thể lớn khi tập đồn có nhiều đơn vị thành viên thì việc thực thi chế độ khen thưởng cho người đại diện phần vốn nhà nước chưa tương xứng với trách nhiệm và kết quả mà họ đã đóng góp. Như vậy, phát sinh những hệ lụy về trách nhiệm, quyền lợi trong vai trị người đại diện cơng ty mẹ ở doanh nghiệp khác với vị trí trong ban điều hành tại các đơn vị thành viên này.

3.3.5 Cơ chế đào tạo đối với người đại diện phần vốn của công ty mẹ tại các doanh nghiệp khác: doanh nghiệp khác:

Những người được cử làm người đại diện đều thuộc đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn về kỹ thuật hoặc tài chính mà cơng ty giới thiệu để ứng cử vào các vị trí quản lý của cơng ty con hoặc công ty liên kết theo từng nhiệm kỳ của Ban điều hành (có thể tham gia HĐQT hoặc Ban Tổng giám đốc) phù hợp với Điều lệ của công ty. Việc luân chuyển đến các cơng ty khác nhau có thể diễn ra thường xuyên do yêu cầu thực hiện các chính sách của cơng ty mẹ. Như vậy, để đáp ứng các nhiệm vụ khác nhau thì vấn đề đào tạo, nâng cao kỹ năng quản trị, chuyên môn là nhu cầu thực tế nhưng khoản chi này công ty mẹ không được xem là khoản chi hợp lệ do khơng có trong danh sách lao động của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng sonadezi thành tập đoàn kinh tế (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)