Ngân lưu tài chính của tiểu dự án Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững về mặt tài chính của mô hình kinh doanh điện nông thôn trường hợp tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 31)

(Nguồn: Tác giả, theo Phụ lục số 4)

Về mặt tài chính, dự án được xem xét trên ba quan điểm: Quan điểm tổng đầu tư của dự án, quan điểm chủ đầu tư, và quan điểm của cơ quan ngân sách chính quyền. Trong đề tài, tác giả sử dụng tài liệu “Sách hướng dẫn phân tích chi phí - lợi

ích cho các quyết định đầu tư” của Glenn P. Jenkins và Arnold Harberger (1995) làm cơ sở để phân tích.

(A) Quan điểm tổng đầu tư của dự án. Mối quan tâm của tổ chức tài trợ là xác định sức mạnh tổng thể nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn vay mà dự án có thể cần. Do Dự án RE II đã được NHTG chấp nhận cấp vốn nên tác giả không xem xét lại quan điểm này.

A = Quan điểm tổng đầu tư

= Lợi ích tài chính trực tiếp - Chi phí tài chính trực tiếp - Chi phí cơ hội của các tài sản hiện có.

Đứng trên quan điểm tổng đầu tư, kết quả thẩm định Giai đoạn 1 Dự án RE II cho thấy NPV là âm 54,4 triệu USD1 và FIRR là 2,1%.

Theo báo cáo thẩm định dự án của NHTG, FIRR giai đoạn 1 của dự án thấp (bằng 2,1% trong giai đoạn 20 năm) do chi phí vận hành cao trong khi đó giá bán điện được giả định là khơng thay đổi trong suốt vịng đời dự án. Nguyên nhân khác là do điện tiêu thụ nông thôn chủ yếu dùng để tiêu dùng trong hộ gia đình. Nếu như giá bán điện được điều chỉnh theo lạm phát, FIRR sẽ tăng lên khoảng 4%.

(B) Quan điểm chủ đầu tư. Giống tổ chức tài trợ, chủ đầu tư xem xét mức thu nhập ròng tăng thêm của dự án so với những gì họ có thể kiếm được trong trường hợp khơng có dự án; vì vậy, chủ đầu tư xem những gì mà họ bị mất đi khi thực hiện dự án là chi phí. Khác với ngân hàng, chủ đầu tư cộng vốn vay ngân hàng như khoản thu tiền mặt và trừ tiền trả lãi vay và nợ gốc như khoản chi tiền mặt.

Quan điểm chủ đầu tư = B = A + Vốn vay - Trả lãi và nợ vay

Theo NHTG, sau khi hỗ trợ có sự hỗ trợ về vốn, các LDU sẽ trở nên hiệu quả về mặt tài chính. Tuy nhiên, kết luận này là khơng tin cậy vì phân tích khơng gắn với thực tế nhu cầu tiêu thụ tại từng địa phương, đồng thời mức giá bán điện giữ nguyên ở mức 700 đồng/kWh trong suốt vòng đời dự án đã khơng cịn phù hợp (hiện nay giá bán lẻ được áp dụng theo giá bậc thang).

Trong đề tài, tác giả sẽ tập trung chủ yếu vào quan điểm này để xem xét tính bền vững về mặt tài chính của các đơn vị kinh doanh điện địa phương.

(C) Quan điểm cơ quan ngân sách của chính quyền. Một dự án có thể cần được chi ngân sách dưới dạng trợ giá hay các hình thức chi chuyển giao khác và cũng có thể tạo nguồn thu từ phí sử dụng và thuế trực thu hay gián thu. Do đó, đối với cơ quan quản lý ngân sách chính quyền, thu nhập tài chính rịng do một dự án tạo ra có thể được diễn tả như sau:

C = Thuế và phí sử dụng trực tiếp và gián tiếp - Trợ giá và trợ cấp trực tiếp và gián tiếp.

Do đặc thù Dự án RE II phần lớn là cải tạo hệ thống điện hiện có. Đề tài dùng phương pháp so sánh “có” và “khơng có” dự án để phân tích quan điểm ngân sách của chính quyền.

Tiêu chuẩn đánh giá đầu tư được áp dụng là chỉ tiêu NPV và IRR của dự án. NPV là giá trị hiện tại ròng hay hiện giá ròng của dự án. Đó là giá trị hiện tại của dòng tiền sẽ nhận được trừ đi giá trị hiện tại của các khoản đầu tư.

0 1 (1 r) C CF NPV n t t t    

Trong đó: C0 : Đầu tư ban đầu

CFt : Ngân lưu ròng kỳ vọng vào thời điểm t

r : Suất chiết khấu, chi phí vốn. Là suất sinh lời tối thiểu mà nhà đầu tư trơng đợi.

Tiêu chí để quyết định thực hiện dự án là NPV lớn hơn hoặc bằng không. IRR là suất sinh lời nội tại của dự án. Đó là suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại rịng của đầu tư bằng khơng. Tiêu chí để quyết định thực hiện dự án là IRR lớn hơn hoặc bằng chi phí vốn của dự án (r).

Kết quả của q trình phân tích lợi ích và chi phí theo phương pháp ngân lưu sẽ giúp trả lời câu hỏi rằng liệu mơ hình kinh doanh điện nơng thơn có được bền vững về mặt tài chính mà đề tài đặt ra từ ban đầu.

Phương pháp thứ hai được áp dụng là sử dụng các công cụ phân tích rủi ro, độ nhạy và khả năng trả nợ để phân tích tính bền vững về mặt tài chính dựa trên kết quả phân tích nêu trên. Dựa vào phương pháp này, những nguyên nhân dẫn đến sự

bền vững hoặc khơng bền vững sẽ được tìm ra để làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện mơ hình.

Thơng thường trong q trình phân tích, đa số các biến có ảnh hưởng tới kết quả thẩm định (NPV và IRR) đều có mức độ khơng chắc chắn cao. Do vậy, các kết quả thẩm định cũng mang tính khơng chắc chắn. Để đối phó với các yếu tố bất định này, dự án được thẩm định theo cách: (i) Giả định mọi việc xảy ra theo đúng dự kiến (tức là các thông số dự án sẽ nhận các giá trị kỳ vọng); (ii) Tiến hành phân tích rủi ro bằng cách đánh giá tác động của những thay đổi về thông số dự án tới kết quả thẩm định. (Nguyễn Xuân Thành, 2009)

Đối với biến số bất định, chúng ta xác định được các giá trị mà biến số có thể nhận được trong tương lai, nhưng không biết được xác suất mà các giá trị này có thể xảy ra. Cách thức xử lý là sử dụng phân tích độ nhạy. Phân tích độ nhạy là bước đầu tiên trong phân tích rủi ro. Nó kiểm định độ nhạy của một kết quả dự án (ví dụ NPV) theo các thay đổi giá trị của một tham số mỗi lần. Phương pháp này cho phép ta kiểm định xem biến nào có tầm quan trọng như là nguồn gốc của rủi ro. (Nguyễn Xuân Thành, 2009)

Một phương pháp khác là phân tích kịch bản, trong đó ta xem xét kết quả của dự án theo các trường hợp, các tình huống có thể xảy ra. Ví dụ, kết quả dự án trong trường hợp xấu nhất (bi quan), trường hợp kỳ vọng (trường hợp ước tính tốt nhất), và trường hợp tốt nhất (trường hợp lạc quan). Tuy nhiên, việc phân tích kịch bản khơng tính đến xác suất của các trường hợp xảy ra. (Nguyễn Xuân Thành, 2009)

Đối với các biến rủi ro, để xác định các giá trị mà biến số có thể nhận được trong tương lai cũng như xác suất mà các giá trị này có thể xảy ra, chúng ta thực hiện phân tích mơ phỏng Monte Carlo. Phương pháp này có tính tới các phân phối xác suất khác nhau và các miền giá trị tiềm năng khác nhau đối với các biến số chính của dự án. Nó tạo ra một phân phối xác suất cho các kết quả của dự án (các ngân lưu, NPV) thay vì chỉ ước tính một giá trị đơn lẻ. (Nguyễn Xuân Thành, 2009)

Phương pháp thứ ba được áp dụng thực chất là bước thứ ba trong q trình

phân tích rủi ro, đó là dựa trên kết quả phân tích ở phương pháp thứ hai để điều

chỉnh lại mơ hình tài chính và đề xuất các cơ chế quản lý rủi ro. Phương pháp này giúp trả lời cho câu hỏi thứ ba của đề tài đặt ra từ ban đầu là biện pháp nào có thể

được áp dụng để nâng cao tính bền vững về mặt tài chính của mơ hình kinh doanh điện nông thôn. Trong phương pháp này, tác giả sẽ thực hiện những thay đổi cơ chế chính sách và những thông số đầu vào theo các kịch bản khác nhau để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất.

Tồn bộ các phân tích trên sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excel 2003 và Crystal Ball 7.0.

3.2. Thơng số đầu vào của mơ hình tài chính cơ sở

3.2.1. Đầu tư và huy động vốn

Cơ chế đầu tư và huy động vốn của tiểu dự án Thái Nguyên được minh họa theo sơ đồ 3.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững về mặt tài chính của mô hình kinh doanh điện nông thôn trường hợp tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)