Kịch bản điều chỉnh giá điện NPV
(tr đồng)
IRR
(%)
Trường hợp xấu nhất: Giá điện không điều chỉnh theo lạm phát -133.295 - Trường hợp kỳ vọng: Giá điện điều chỉnh theo lạm phát 2 năm/lần -99.374 - Trường hợp tốt nhất: Giá điện điều chỉnh theo lạm phát hàng năm -37.144 3,57%
(Nguồn: Tác giả, tính tốn theo thơng tin đầu vào tại phần 3.2)
Kết quả cho thấy ngay cả khi giá điện được điều chỉnh theo lạm phát hàng năm, dự án cũng không khả thi đối với LDUs. Nguyên nhân có thể do sự điều chỉnh giá mua và bán điện được điều chỉnh một cách đồng thời.
4.3.2. Phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo
Trong số các giả định của mơ hình phân tích tài chính, đề tài lựa chọn tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ điện năng của các giai đoạn 2010 - 2015 và từ 2016 trở đi để phân tích mơ phỏng Monte Carlo với biến dự báo là NPV của LDUs. Việc đưa biến giá điện vào phân tích gặp phải khó khăn do khó xác định được phân phối xác suất của sự điều chính giá điện nên khơng đưa vào xem xét.
Việc phân tích mơ phỏng được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm Crystal Ball 7.0.
Giả định biến rủi ro:
(i) Tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện năng sinh hoạt giai đoạn 2010 - 2015: Giả định tuân theo phân phối chuẩn. Giá trị trung bình là 12%. Độ lệch chuẩn 5%.
(ii) Tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện sinh hoạt giai đoạn từ năm 2016 trở đi: Giả định tuân theo phân phối chuẩn. Giá trị trung bình là 15%. Độ lệch chuẩn 5%.
Kết quả phân tích NPV của LDUs:
Đồ thị 4.1: Phân phối xác suất ngân lưu rịng của LDUs
(Nguồn: Tác giả, tính tốn theo thông số đầu vào tại phần 3.2)
Kết quả thống kê cho thấy xác suất NPV của LDUs lớn hơn khơng là 9,17%. Giá trị trung bình NPV của LDUs là âm 85,967 tỷ đồng, thấp nhất là âm 203,678 tỷ đồng và cao nhất là 489,581 tỷ đồng.
4.3.3. Kết luận về nguyên nhân LDUs không hiệu quả về mặt tài chính
Kết quả phân tích độ nhạy và mô phỏng giúp khẳng định thêm kết luận về sự không bền vững về mặt tài chính của mơ hình kinh doanh điện nơng thơn. Đồng thời, thơng qua các phân tích này, những nguyên nhân làm cho LDUs không hiệu quả về mặt tài chính cũng được làm rõ. Mức tiêu thụ điện thấp làm doanh thu không bù đắp được chi phí hoạt động của LDUs. Một sự điều chỉnh tăng đồng thời giá điện mua vào và bán ra cũng khơng làm tình hình tài chính của LDUs cải thiện. Điều này cho thấy sự chênh lệch giữa giá điện mua buôn từ công ty điện lực và giá điện bán lẻ đến khách hàng là không đủ lớn.
Kết quả này giúp trả lời câu hỏi thứ hai mà nghiên cứu đặt ra từ ban đầu. Mơ hình kinh doanh điện nông thôn không bền vững về mặt tài chính do nhu cầu tiêu thụ điện quá thấp tại các xã dự án và chênh lệch nhỏ giữa mức giá mua buôn và bán lẻ điện là không đủ bù đắp cho chi phí hoạt động của LDUs.
Ngân lưu rịng của LDUs
X ác s u ất Tần s ố
CHƯƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH BỀN VỮNG VỀ MẶT TÀI CHÍNH CỦA MƠ HÌNH KINH DOANH ĐIỆN NƠNG THƠN
5.1. Các giải pháp có thể xem xét
Như trên đã phân tích, tăng trưởng nhu cầu điện trong tương lai là ngoài tầm tay và việc tăng đồng thời giá điện cũng không mang lại kết quả khả quan. Trong
phần này, đề tài sử dụng một số điều chỉnh trong mơ hình phân tích tài chính để xem xét các giải pháp nhằm cải thiện kết quả kinh doanh của LDUs. Sự điều chỉnh
sẽ tập trung vào các yếu tố cấu thành dòng ngân lưu vào và ra của LDUs. Phương
pháp sử dụng là phương pháp phân tích độ nhạy khi các thơng số đầu vào thay đổi.
5.1.1. Cắt giảm chi phí hoạt động LDUs
Việc cắt giảm chi phí hoạt động rõ ràng sẽ cải thiện kết quả phân tích tài
chính (NPV và IRR). Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu mức cải thiện có đáng kể và
việc cắt giảm có khả thi hay khơng. Các phân tích dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này.
Chi tiết tính tốn được trình bày trong Phụ lục 7.
Cắt giảm chi phí quản lý/doanh thu: