Tổng quát tình hình phát triển kinh tế thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy cho thuê tài chính nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn TP cân thơ đến năm 2020 (Trang 60)

CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN QUA

2.1.1. Về hiện trạng địa lý - xã hội TP Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ nằm trải dài trên 55 km dọc theo bờ tây thuộc khu vực trung - hạ lưu sơng Hậu và chiếm vị trí trung tâm vùng đồng bằng Sơng Cửu Long với tổng diện tích tự nhiên 1.389,6 km2 (chiếm 3,49 % diện tích vùng đồng bằng Sơng Cửu Long) [63].

Về địa giới hành chính của TP.Cần Thơ: Phía Bắc giáp tỉnh An Giang;

phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang

và phía nam giáp tỉnh Hậu Giang.

Thành phố Cần Thơ cĩ vị trí địa lý nằm ở trung tâm vùng đồng bằng

sơng Cửu Long, là cửa ngõ giao lưu chính của vùng Tây Nam sơng Hậu với vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Bắc sơng Tiền và vùng trọng điểm kinh tế

phía Nam và cũng là giao điểm của nhiều tuyến giao thơng thủy bộ quan trọng. Tuy nhiên, do hiện nay cầu Cần Thơ qua sơng Hậu chưa được xây

dựng xong, sân bay mới hình thành tuyến bay rất hạn chế, cịn tình trạng bồi lắng cửa Định An đang là những khĩ khăn trong việc phát huy tiềm năng vị trí của TP.Cần Thơ.

Về tổ chức hành chính, TP Cần Thơ hiện nay cĩ 5 quận: Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ơ Mơn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền, Thới Lai, Cờ

Đỏ, Vĩnh Thạnh, với trên 90 đơn vị hành chính cấp phường, xã, thị trấn.

Dân số, theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2008, TP. Cần Thơ cĩ 1.441.653 người. Dự kiến bình quân tăng ở giai đoạn 2008-2010 3,4% /năm; 2,9%/năm giai đoạn 2011-2015 và 2,8%/năm giai đoạn 2016-2020. Cụ thể:

đến năm 2020 dân số của thành phố Cần Thơ cĩ khoảng 1.783.681 người

[63].

Trung tâm của thành phố đặt tại quận Ninh Kiều. TP.Cần Thơ đang phát triển thành đơ thị trung tâm và điểm động lực phát triển của vùng đồng bằng

sơng Cửu Long, từng bước vươn tới trở thành một trong những trung tâm quan trọng nhất cấp quốc gia, cĩ vị trí trong khu vực Đơng Nam Á.

2.1.2. Về hiện trạng phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2005-2008.

2.1.2.1. Những thuận lơi và khĩ khăn chính trong giai đoạn 2005-2008. * Những thuận lợi cơ bản:

1. Sau khi chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ, TP.Cần Thơ cĩ điều kiện tập

trung hơn trong phát triển cơng nghiệp và thương mại dịch vụ và, từ đĩ, tạo được sức bật mới cho phát triển bền vững và tồn diện nền kinh tế trên địa

bàn.

2. Về mặt kinh tế, TP.Cần Thơ án ngữ tồn bộ các tỉnh phía Tây sơng

Hậu, là trung tâm của các tỉnh cĩ nền kinh tế phát triển năng động là Vĩnh

Long, Sĩc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và An Giang.

3. Các lợi thế phát triển của TP.Cần Thơ là: cảng biển, sân bay, hệ thống

trường, hệ thống y tế, các cơ sở cơng nghiệp-thương mại dịch vụ vào hàng lớn nhất vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Ngồi ra, hệ thống khách sạn và các sản phẩm, tài nguyên du lịch của miền sơng nước với qui mơ khá lớn và phong phú cũng là thế mạnh của thành phố Cần Thơ.

4. Hiện nay, TP.Cần Thơ được đầu tư để sớm trở thành đơ thị loại I trực

thuộc trung ương trước năm 2010. Theo đĩ các chủ trương, chính sách đang

được hồn chỉnh để tạo mơi trường thuận lợi thu hút đầu tư sản xuất kinh

doanh cả trong lẫn ngồi nước và thu hút nguồn nhân lực.

* Những khĩ khăn, hạn chế cơ bản:

1. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế 5 năm qua (2004-2008) tương đối cao,

nhưng chưa ổn định do cịn chịu nhiều ảnh hưởng của lũ, của thiếu vốn đầu tư và biến động thị trường, chưa bền vững do yếu tố vốn và lao động chiếm tỷ trọng cao trong khi các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh cĩ hàm lượng cơng nghệ tiến tiến, kỹ thuật cao cịn rất ít.

2. Khu vực nơng nghiệp vừa qua phát triển với tốc độ chậm. Khu vực

cơng nghiệp tuy phát triển nhanh hơn nhưng thấp xa so với nhu cầu, thiếu lợi thế so sánh, thiếu cơ sở cĩ cơng nghệ hiện đại. Ngành thương mại- dịch vụ cĩ nỗ lực nhưng chưa hình thành vai trị trung tâm bao quát cấp vùng, chưa xây dựng được chiến lược sản phẩm và thị trường, tốc độ tăng trưởng kém dần so với cơng nghiệp và xây dựng. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật cĩ được quan tâm đầu tư nhưng cịn thiếu và yếu. Tiến trình đơ thị hĩa tuy cĩ nhanh nhưng "lệch" về phía sơng Hậu với chùm đơ thị từ Cái Răng đến Thốt Nốt, trong khi vùng sâu từ Vĩnh Thạnh đến Phong Điền vẫn cịn là khu vực nơng thơn kém phát triển.

3. Mơi trường đầu tư đã được cải thiện đáng kể nhưng, do nằm trong

khuơn khổ chung, vẫn chưa đủ hấp dẫn để thu hút mạnh các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư, nhất là nước ngồi. Cơng tác xúc tiến đầu tư cịn yếu, chưa

kết mạng được với các tỉnh trong vùng và giữa TP.Cần Thơ với các trung tâm kinh tế lớn khác.

4. Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng, nhưng trình độ chuyên mơn

kỹ thuật cịn thấp chỉ cĩ 11,4% lao động trong độ tuổi qua đào tạo nghề trong khi bình quân cả nước là 12,5%.

2.1.2.2. Phát triển các ngành kinh tế chủ lực của TP Cần Thơ. 1. Ngành Nơng nghiệp:

Trồng trọt giữ vị trí quan trọng trong kinh tế khu vực I với cơ cấu theo thứ tự: lúa, trái cây, rau màu và cây cơng nghiệp hàng năm. Chăn nuơi chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu kinh tế nơng nghiệp với các sản phẩm chính theo thứ tự là heo, gia cầm và đại gia súc.

2. Ngành thủy sản:

Ngành thủy sản chủ yếu phát triển trong lĩnh vực nuơi trồng, trong đĩ nghề nuơi thủy sản chuyên canh cơng nghiệp, bán cơng nghiệp phát triển nhanh. Tính đến hết năm 2008 diện tích nuơi thủy sản là 15.200ha, sản lượng thu hoạch năm 2008 đạt 180.000 tấn chủ yếu là cá tra phục vụ xuất khẩu [63].

3. Ngành cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp:

Ngành cơng nghiệp đã được hình thành và phát triển mạnh tại các khu đơ thị. Tuy vài năm gần đây, một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng với qui

mơ lớn, sử dụng cơng nghệ trang thiết bị tiên tiến, nhưng đa số đơn vị cơng

nghiệp đều ở dạng nhỏ, sử dụng ít lao động, cơng nghệ lạc hậu. Các ngành

chủ lực hiện nay là thực phẩm và đồ uống, hĩa chất và các sản phẩm từ hĩa chất, kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản phẩm từ khống chất phi kim loại, dệt may, da.

Đến nay thành phố Cần Thơ cĩ 4 khu cơng nghiệp tập trung là khu cơng

nghiệp Trà Nĩc I (135ha), đã lấp đầy 100%; khu cơng nghiệp Trà Nĩc II

(165ha) diện tích cho thuê 65%; Khu cơng nghiệp Hưng Phú I (390ha); Khu cơng nghiệp Hưng Phú II (226ha) đang mời gọi đầu tư [63].

Sản xuất cơng nghiệp liên tục phát triển với tốc độ cao. Theo số liệu báo cáo của thành phố, trong năm 2008 giá trị sản xuất thực hiện là 12.219,32 tỷ VNĐ, tăng 23,36% so với năm 2007 [54].

4. Ngành xây dựng:

Trên địa bàn TP.Cần Thơ hiện cĩ 33 đơn vị tư vấn, thiết kế, 48 đơn vị

xây lắp. Trong các năm qua các cơng trình xây dựng hầu hết tập trung tại các quận nội thành và trung tâm thị trấn các huyện, trong đĩ các cơng trình xây dựng cho khu vực cơng quyền và kinh doanh tăng nhanh với tốc độ 18,1%/ năm [63].

5. Ngành vận tải:

Về phương tiện vận tải, tồn thành phố cĩ 484 xe vận tải hàng hố, 4.049 xe khách, một số xe chuyên dùng, xe cơ giới, xe Taxi, 655 ghe thuyền, một số tàu lay dắt, xà lan, ca nơ, thuyền máy [63] .

Hiện nay dịch vụ vận tải đang được tiếp tục phát triển. Nhiều phương

tiện và luồng tuyến được đầu tư, mở mới tạo điều kiện cho đi lại, giao thương dễ dàng hơn. Tính đến cuối năm 2008 lượng hàng hĩa vận chuyển tăng 4,55% so với 2007 và vận chuyển hành khách tăng 8 % [51].

6. Ngành thương mại-dịch vụ:

Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu GDP, sau ngành

cơng nghiệp và là động lực phát triển của thành phố. Các năm qua ngành này tiếp tục phát triển với nhiều loại hình kinh doanh mới. Tính đến cuối năm

2008, tổng mức hàng hĩa bán ra và doanh thu dịch vụ tăng 32,58 % so với cùng kỳ năm trước [51].

7. Ngành du lịch:

Về tiềm năng phát triển du lịch, TP.Cần Thơ cĩ nhiều di tích văn hố, lịch sử, làng nghề truyền thống, cảnh quan sinh thái… Những năm qua dịch vụ du lịch ở Cần Thơ được tổ chức theo hướng du lịch sinh thái. Trên địa bàn TP.Cần Thơ cĩ 94 cơ sở lưu trú. Lượng khách đến tham quan, hội họp đều tăng qua các năm, riêng năm 2008 khách quốc tế tăng 33% [54].

8. Ngành Tài chính - Ngân hàng:

Đến cuối năm 2008, ngồi chi nhánh ngân hàng nhà nước, trên địa bàn

thành phố cĩ 127 sở giao dịch tín dụng của 35 ngân hàng. Ngồi ra, cịn cĩ một chi nhánh cơng ty cho thuê tài chính II (ALCII-Cần Thơ) thuộc ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn.

Tổng vốn huy động ước tính 9.294 tỷ VNĐ (giá so sánh 1994) với tốc độ tăng 18,1%/năm, trong đĩ vốn huy động từ tiết kiệm, tiền gởi và kỳ phiếu tại

địa phương chiếm 35%; Tổng doanh số cho vay bằng 1,32 lần tổng giá trị sản

xuất thành phố với cơ cấu trung hạn 7,4%. Tín dụng ngắn hạn vẫn là hoạt

động chính của ngân hàng, chiếm hơn 90% doanh số cho vay [40].

Riêng lĩnh vực cho thuê tài chính. Tổng doanh số cho thuê qua các năm gần đây: năm 2006, 204.721 triệu VNĐ; năm 2007, 116.546 triệu VNĐ; năm 2008, 126.540 triệu VNĐ. Và dư nợ qua các năm: năm 2006, 293.784 triệu VNĐ; năm 2006, 266.394 triệu VNĐ; năm 2008, 270.000 triệu VNĐ [1].

Nhìn chung, dù vốn huy động tại địa phương tăng đều nhưng nguồn vốn thường khơng đáp ứng đủ nhu cầu, các thủ tục phức tạp và cơ cấu tín dụng

Tĩm lại, để khái quát hiện trạng phát triển kinh tế TP Cần Thơ giai đoạn

2005-2008, cĩ thể xem bảng tổng hợp GDP trên địa bàn qua các năm như sau (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1: TỔNG HỢP GDP TRÊN ĐỊA BÀN QUA CÁC NĂM

(Đvt: Triệu đồng) Năm Khu vực Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 GDP - Khu vực I - Khu vực II - Khu vực III 7.380.685 1.566.738 2.423.109 3.390.838 8.546.431 1.646.735 2.905.661 3.994.035 9.928.890 1.733.330 3.535.650 4.659.910 11.543.942 1.808.556 4.260.458 5.474.928

(Nguồn: Tác giả tập hợp từ các tài liệu: [18];[51];[54].)

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Thực trạng về số lượng doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ.

Tính đến thời điểm ngày 31/12/1999 cả nước cĩ 34.000 doanh nghiệp,

trong đĩ trên địa bàn TP. Cần Thơ cĩ 1.035 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng

0,32 %). Như vậy, đến cuối năm 1999 số lượng doanh nghiệp trên cả nước,

nĩi chung và trên địa bàn TP.Cần Thơ nĩi riêng, là chưa nhiều. Đặc biệt,

trong đĩ phần lớn các DN trên địa bàn thành phố Cần Thơ là DN vừa và nhỏ (Chiếm tỉ lệ 98% trên tổng số DN).

Từ ngày 01/01/2000, khi luật doanh nghiệp ra đời và cĩ hiệu lực thi hành, mơi trường pháp lý của các doanh nghiệp được rộng mở với các điều

kiện kinh doanh thơng thống, thuận lợi, các thủ tục hành chính trong quản lý kinh doanh được cơng khai, minh bạch và đơn giản hĩa theo hướng khuyến khích mọi người cĩ điều kiện đầu tư vào kinh doanh, đã làm số lượng doanh nghiệp mới được thành lập tăng đáng kể (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2: Tình hình thành lập doanh nghiệp đến ngày 30/10/2008

Trước 01/01/2000 Đến 31/12/2005 Đến 30/10/2008 Doanh Nghiệp

Cả nước Cần Thơ Cả nước Cần Thơ Cả nước Cần Thơ

1. Tổng số DN 34.000 1035 350.000 3.366 536.000 5.618 2. Số DNVVN 29.580 1015 315.000 3.242 466.320 5.494 3.DNVVN/DN (%) 87% 98% 90% 96,3% 87% 97,8%

(Nguồn : Tác giả tập hợp và đúc rút từ Tài liệu: [51]; [63]).

Qua số liệu trong bảng 2.2 cho thấy: số lượng DN trên địa bàn TP. Cần Thơ cịn khá khiêm tốn so với cả nước. Tuy nhiên, số các DN mới được thành lập trong tám năm gần đây tương đối nhanh (4.583 doanh nghiệp) với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 1,5 lần.

Xét theo loại hình doanh nghiệp của các DN trên địa bàn TP. Cần Thơ

đến thời điểm ngày 30/10/2008, doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số (57,42% );

Cơng ty TNHH ( 36,4% ); Cơng ty cổ phần (5,96%) và các loại Doanh nghiệp khác chiếm 0,22 %. Như vậy, số lượng doanh nghiệp được thành lập kể từ khi cĩ luật doanh nghiệp chủ yếu là DN vừa và nhỏ và hầu hết là các doanh nghiệp dân doanh (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3: DN trên địa bàn TP. Cần Thơ phân theo loại hình DN

(Đvt: Doanh nghiệp)

Trước 01/01/2000 Đến 31/12/2005 Đến 30/10/2008

LOẠI HÌNH

DOANH NGHIỆP Số Lượng % Số Lượng % Số Lượng %

1. Doanh Nghiệp NN 63 6,21 27 0,83 14 1,18 2. Cơng ty TNHH 127 12,51 1024 31,59 1964 34,0 3. Cơng ty CP 11 1,08 134 4,13 1095 19,0

4. Cơng ty HD 1 0,03 3 0,02

5. Doanh Nghiệp Tư Nhân 814 80,20 2056 63,42 2542 45,0

Tổng cộng 1015 100 3242 100 5618 100

(Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư TP.Cần Thơ [51])

Xét về lĩnh vực kinh doanh, các DN trên địa bàn TP. Cần Thơ hoạt động trong nhiều lĩnh vực với ngành nghề rất đa dạng (Xem bảng 2.4). Cụ thể: Lĩnh vực cơng nghiệp chế biến và xây dựng chiếm 52,44%; Lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm 31,53%; Lĩnh vực nơng, lâm, thủy sản chiếm 4,40% và các ngành khác chiếm 11,63%.

Bảng 2.4: DN phân theo lĩnh vực hoạt động trên địa bàn TP. Cần Thơ đến ngày 30/10/2008. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP TỶ TRỌNG (%) 1. CN chế biến và xây dựng 2946 52,44 2. Thương mại và dịch vụ 1771 31,53

3. Nơng, Lâm và Thủy sản 250 4,40

4. Các ngành khác 651 11,63

Tổng cộng 5618 100

(Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư TP.Cần Thơ [51])

2.2.2. Đánh giá thực trạng vốn của các DN trên địa bàn TP.Cần Thơ

Theo kết quả khảo sát của quỹ hỗ trợ dự án Sơng MeKong (MPDF) năm 2008 cho biết: Cĩ 79,5% số doanh nghiệp ở Việt Nam đang thiếu vốn để hoạt

động. Cụ thể: các DN khơng tìm được vốn để đầu tư chiếm 53%; Thiếu vốn để hoạt động kinh doanh chiếm 39%; Thiếu thơng tin để ra quyết định chiếm

41%. Đây là ba vấn đề khĩ khăn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam

hiện nay.

Theo kết quả điều tra của viện quản lý kinh tế Trung ương tiến hành vào quí III/2008 cho thấy: các DN vừa và nhỏ chủ yếu đầu tư bằng nguồn vốn tự cĩ, vay tín dụng khơng chính thức hoặc vay mượn vốn từ người thân bạn bè

để khởi sự doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh. Như

vậy, để cĩ vốn đầu tư, họ phải dựa vào nội lực bản thân là chính và khĩ tiếp

Đối với DN trên địa bàn TP.Cần Thơ, trong đĩ phần lớn là các DN, kết quả khảo sát thực tế cũng khơng nằm ngồi tình trạng chung của các doanh nghiệp của cả nước (Xem bảng 2.5).

Bảng 2.5: Khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các DN trên địa bàn TP.Cần Thơ

CÁC NGUỒN VỐN DOANH NGHIỆP THỬ TIẾP CẬN (%)

DOANH NGHIỆP THÀNH CƠNG (%)

1. NH quốc doanh và NH TMCP 35,7 19,8

2. Quỹ tài trợ của chính phủ 9,8 8,2

3. Dự án quốc tế 2,4 2,1

4. Người thân, bạn bè 37,5 37,5

5. Cá nhân cho vay 12,5 11,6

6. Các nguồn khác 2,1 1,9

(Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư TP Cần Thơ [51])

Tĩm lại, theo chúng tơi, trên thực tế hiện nay hầu hết các doanh nghiệp

trên địa bàn TP. Cần Thơ đang thiếu vốn trầm trọng để hoạt động và họ đã

phải tiếp cận với nguồn vốn của những cá nhân chuyên cho vay với lãi suất cao hơn từ nguồn vốn vay tín dụng chính thức.

2.2.3. Thực trạng cơng nghệ, thiết bị DN trên địa bàn TP. Cần Thơ

Do quy mơ về vốn và khả năng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức bị hạn chế nên việc đầu tư cho cơng nghệ mới và kỹ thuật hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy cho thuê tài chính nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn TP cân thơ đến năm 2020 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)