Cải tiến công nghệ chiếu sáng trên ô tô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mô hình hệ thống chiếu sáng thông minh điều khiển bằng arduino (Trang 32 - 36)

3.1.1 Đèn liếc tĩnh

Ra mắt vào năm 2002, đèn liếc tĩnh đã cho thấy sự hiệu quả về khả năng quan sát vượt trội ở những vùng hạn chế của hệ thống chiếu sáng thông thường.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống đèn liếc tĩnh: hệ thống chiếu sáng này hoạt động dựa trên bộ xử lý trung tâm nhận các tín hiệu truyền về của các cảm biến trên xe (cảm biến góc đánh vơ lăng, cảm biến tốc độ) và tín hiệu của đèn xi nhan. Khi bậc xi nhan và tốc độ của xe không được vượt quá 40km/h, lúc đó bộ điều khiển trung tâm sẽ điều khiển vận hành hệ thống của đèn liếc tĩnh. Lúc này bộ điều khiển trung tâm sẽ tiếp nhận các tín hiệu từ các cảm biến liên quan. Từ đó, trực tiếp điều chỉnh cường độ cũng như vùng chiếu sáng phù hợp với điều kiện đường xá và thời tiết.

Cho đến khi Audi áp dụng ý tưởng đèn liếc cố định này lên mẫu xe Audi A8 với những cải tiến sau:

Nguồn sáng được bố trí bên cạnh đèn Cốt thơng thường, có 3 yếu tố để quyết định việc tắt mở của chiếc đèn liếc và đảm bảo rằng đèn này chỉ được kích hoạt khi vào cua gấp hoặc rẽ phải, rẽ trái, 3 yếu tố đó là :

20

 Góc đánh tay lái;

 Tình trạng của đèn tín hiệu ( bật hoặc tắt ).

Như vậy khi xe chạy nhanh và chuyển làn đường, đèn liếc khơng được kích hoạt dù rằng người lái có bật tín hiệu theo hướng mong muốn.

Chỉ khi góc đánh tay lái đủ lớn , tốc độ không nhanh quá cộng với việc đèn tín hiệu được bật thì hệ thống này mới hoạt động.

Hình 3.1: Ánh sáng đèn đầu xe trang bị đèn liếc tĩnh [28]

abblendlicht: ánh đèn đèn pha phía trước;

statisches kurvenlicht: ánh sáng từ đèn liếc tĩnh khi vào cua.

Hình 3.2: Các loại đèn có thể gắn trên động cơ bước trong hệ thống đèn liếc tĩnh

21

Hệ thống đèn liếc tĩnh ra đời cùng với những cải tiến trên hệ thống chiếu sáng ơ tơ, các loại bóng chiếu sáng như Halogen, Xenon, đều có thể tích hợp trên động cơ bước để có thể trở thành hệ thống đèn liếc tĩnh AFS.

Ưu điểm:

 Vùng chiếu sáng góc tĩnh rộng hơn vùng chiếu sáng góc động;

 Ít tốn kém chi phí khi lắp đặt;

 Dễ sửa chữa hoặc thay thế, lắp đặt đơn giản.

Nhược điểm: Chiếu sáng góc tĩnh khơng linh hoạt bằng chiếu sáng góc động. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều dịng xe cao cấp đã được trang bị những cơng nghệ nhằm đảm bảo an tồn cho người lái. Đèn liếc là một trong những công nghệ không thể thiếu đối với các hãng xe như: BMW, Mercedes-Benz, Volvo, Audi…, ngoài ra ở thị trường Việt Nam cũng đã có những nhà phân phối, nhà sản xuất những sản phẩm đèn liếc tĩnh như: đèn liếc tĩnh Hella Dyna View EVO 2 của nhà sản xuất Hella.

Tuy ở thời điểm đầu thế kỉ 21 đã đạt được nhiều bước tiến lớn trong hệ thống chiếu sáng, nhưng hệ thống này dễ hư hỏng khi gặp đường gồ ghề theo thời gian dài, làm cho góc dịch chuyển của động cơ bước khơng cịn chính xác.

3.1.2 Đèn liếc động

Đèn liếc động là ý tưởng phát triển dựa trên đèn liếc tĩnh. Ý tưởng này cung cấp một nguồn sáng kịp thời và linh động hơn đèn liếc tĩnh khi mà nguồn sáng sẽ di chuyển qua lại dựa trên góc đánh lái.

Với những tính tốn phù hợp dựa trên giá trị tốc độ tức thời. Đèn liếc động có tốc độ liếc nhanh hay chậm hồn tồn thích ứng với tốc độ xe chạy, khi ôm cua nhanh, đèn liếc nhanh, khi chạy chạy chậm thì đèn liếc chậm. Nhờ đó, đối với người lái nguồn sáng luôn gắn chặt với chiếc xe.

22

Nguyên lý hoạt động của đèn liếc động: hệ thống đèn liếc động cũng giống như hệ thống đèn liếc tĩnh, sử dụng bộ xử lý trung tâm từ các cảm biến trên xe (góc đánh vơ lăng, cám biến tốc độ) để đưa ra hiệu chỉnh về vùng chiếu sáng. Đèn liếc động cịn có khả năng đặc biệt đó là liếc theo tốc độ tùy thuộc vào tốc độ nhanh hay chậm của xe khi lưu thông. Khi xe vào cua với tốc độ nhanh thì đèn sẽ tự động liếc nhanh cịn vào cua chậm thì đèn sẽ liếc chậm, giúp tầm nhìn người lái và nguồn sáng ôm sát nhau khi xe đang lưu thông trên đường và tạo ra cảm giác thoải mái, hài hịa cho người lái.

Hệ thống đèn liếc cịn có một khả năng khác đó là có thể thay đổi góc liếc 150

qua mỗi bên. Do đó hệ thống này vận hành có hiệu quả nhất khi vào cua hoặc đi trên những con đường có vịng cung có bán kính quay vịng lớn.

Hình 3.3: Minh họa sự hiệu quả của đèn liếc động [20]

Như trên hình minh họa ta có thể thấy khi đèn liếc cung cấp ánh sáng kịp thời phía bên phải và phát hiện người đi đường chuẩn bị sang đường. Nếu như đối với đèn pha thơng thường thì góc độ ánh sáng sẽ khơng chiếu tới và có thể xảy ra tai nạn.

Ngun lí để đèn pha có thể chuyển động nhờ vào động cơ Servo (loại động cơ điện quay theo từng bước nhỏ nhờ điều khiển từ nguồn cấp điện, chứ không quay

23

tồn vịng như động cơ thơng thường) với những cài đặt về thơng số quay vịng của vơ lăng và servo, ta hồn tồn có thể điều khiển được luồng ánh sáng dịch chuyển theo ý muốn.

Ưu điểm:

 Hệ thống đèn liếc động có mức độ liếc linh hoạt hơn đèn liếc tĩnh;

 Ánh sáng cung cấp kịp thời khi vào đường vịng cung hoặc khi ơm cua. Nhược điểm:

 Góc liếc hạn chế khi rẽ trái hoặc rẽ phải;

 Giá thành cao chỉ có trên các dịng xe sang đời mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mô hình hệ thống chiếu sáng thông minh điều khiển bằng arduino (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)