Cảm biến vận tốc xe

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hệ thống lái trợ lực điện trên ô tô (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 3 : CẤU TẠO CỦA HỆ THỐNG LÁI CÓ TRỢ LỰC ĐIỆN TRÊN

3.4 Các loại cảm biến có trong hệ thống lái trợ lực điện

3.4.3 Cảm biến vận tốc xe

Gồm 4 loại: loại công tắc lưỡi gà; loại từ-điện; loại quang điện; loại mạch từ trở. - Cảm biến vận tốc xe loại công tắc lưỡi gà:

Gồm 1 tiếp điểm lá đặt trong một ống thủy tinh nhỏ và đặt cạnh một nam châm quay. Nam châm được dẫn động bởi dây công-tơ-mét(đồng hồ tốc độ ô tô).

Khi ơ tơ chuyển động, thơng qua bánh vít-trục vít ở trục thứ cấp hộp số làm cho dây côngtơmét quay và làm quay nam châm. Từ trường của nam châm làm cho cơng tắc lưỡi gà đóng, mở theo nhịp quay của nam châm và tạo ra chuỗi xung vuông. Cảm biến này thường được lắp ngay sau công-tơ-mét ở bảng taplơ. [8]

Hình 3.22 Cảm biến loại cơng tắc lưỡi gà [8]

1- Đầu nối với cáp đồng hồ tốc độ; 2- Nam châm; 3- Công tắc lưỡi gà.

- Cảm biến vận tốc xe loại từ-điện:

Gồm một cánh phát xung được lặp ở trục thứ cấp hộp số và một cuộn phát xung với ba phần tử: lõi thép, nam châm và cuộn dây. Được đặt cách cánh phát xung một khe hở 0,5÷1mm. Mỗi lần cánh phát xung lướt qua đầu cuộn phát xung thì ở cuộn dây sẽ cảm ứng ra một cặp.

32 GVHD: Th.S Nguyễn Văn Bản

Hình 3. 23 Cảm biến loại từ-điện [7]

1- Roto; 2- Cảm biến tốc độ; 3- Trục thứ cấp.

- Cảm biến vận tốc xe loại quang điện:

Được lắp ngay sau đồng hồ cơng-tơ-mét. Nó gồm 1 cánh xẻ rãnh được dẫn động quay từ dây công-tơ-mét. Cánh xẻ rãnh quay giữa khe của đèn led và tranzito quang. Tốc độ quay của cánh xẻ rãnh tỉ lệ với tốc độ ô tô, lần lượt che và thông ánh sáng từ đèn led sang tranzito quang để tạo nên chuỗi xung vng 0÷5V tỷ lệ với tốc độ quay của trục thứ cấp hộp số phản ảnh tốc độ xe.[9]

Hình 3.24 Cảm biến vận tốc xe loại quang điện [7]

1- Đầu nối với cáp đồng hồ tốc độ; 3- Cặp quang điện;

33 GVHD: Th.S Nguyễn Văn Bản

- Cảm biến vận tốc xe loại mạch từ trở

Được lắp ở trục thứ cấp hộp số. Cảm biến gồm một vòng nam châm nạp nhiều cực lắp trên trục của cảm biến.

Khi vòng nam châm quay, từ trường sẽ tác động lên mạch từ trở và tạo ra các xung xoay chiều tại hai đầu mút. Các xung đưa tới bộ so sánh và điều khiển trazito để tạo xung 0÷12V ở đầu ra của cảm biến. Tần số xung tỉ lệ với tốc độc xe.[4]

Hình 3.25 Cảm biến vận tốc xe loại mạch từ trở [7]

1- Trục thứ cấp hộp số; 3- Cảm biến tốc độ;

2- Bánh răng bị động; 4- Bộ chứa mạch từ trở; 5- Các vịng từ tính.

Tín hiệu ra của cảm biến được đưa tới đồng hồ công-tơ-mét để báo tốc độ ô tô và đưa tới các ECU như EPS ECU để điều khiển các cơ cấu chấp hành.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hệ thống lái trợ lực điện trên ô tô (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)