2.6.1. Dây truyền dịch truyền thống
Với dây truyền dịch truyền thống, các điều dưỡng, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật truyền dịch truyền thống là xác định tĩnh mạch hoặc vùng cần truyền dịch dưới da của bệnh nhân và đưa kim truyền dịch vào giúp truyền một lượng lớn dung dịch hoặc thuốc cần điều trị cho bệnh nhân. Đây là kỹ thuật thường xuyên được thực hiện trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Hiệu quả chăm sóc điều trị cao do thuốc được đưa nhanh vào cơ thể nhưng cũng hay có những tai biến, biến chứng. Cấu tạo của dây truyền dịch được thể hiện rõ ở Hình 2.2.
18
Hình 2.2. Cấu tạo dây truyền dịch
Khi thực hiện kỹ thuật này, nhân viên y tế phải tuân thủ các quy định chung khi thực hiện liệu pháp truyền dịch để giảm thiểu khả năng xảy ra các tai biến khi truyền dịch. Kỹ thuật tiêm truyền phải do nhân viên y tế đã qua đào tạo thực hiện và chỉ được tiến hành tại các cơ sở y tế khi có đầy đủ phương tiện cấp cứu đề phịng các tai biến khi truyền dịch. Ngoài những nguyên nhân do bệnh nhân có bệnh nền sẵn, bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần có trong dịch truyền và nguyên nhân do kỹ thuật đâm kim của nhân viên y tế thì việc đảm bảo chắc chắn rằng khơng có bọt khí trong dây truyền dịch và kiểm soát đúng vận tốc truyền dịch, thời gian truyền dịch địi hỏi nhân viên y tế phải có chun mơn cao và nhiều kinh nghiệm.
Các nhân viên y tế sẽ phải tính tốn thời gian truyền dịch hoặc tốc độ truyền dịch sau khi có được y lệnh theo công thức (2-1) và công thức (2-2) để điều chỉnh thông số truyền dịch đúng theo y lệnh.
• Cách tính thời gian truyền dịch:
Thời gian truyền dịch =𝑇ℎể 𝑡í𝑐ℎ 𝑑ị𝑐ℎ 𝑡𝑟𝑢𝑦ề𝑛 (𝑚𝑙) . ℎệ 𝑠ố 𝑔𝑖ọ𝑡/𝑚𝑙 𝑡ố𝑐 độ 𝑡𝑟𝑢𝑦ề𝑛
Ví dụ: Giả sử trong bệnh viện sử dụng loại dây truyền dịch 20 giọt/1ml (thông số này được ghi ở bao bì ngồi của dây truyền dịch). Bác sĩ ra y lệnh truyền NaCl 0,9% 500 ml với tốc độ 60 giọt/phút. Thời gian truyền dịch sẽ là:
Thời gian truyền dịch = 500 𝑥 20
60 = 167 phút = 2 tiếng 47 phút.