Máy truyền dịch là thiết bị trợ giúp đưa chất lỏng vào cơ thể bệnh nhân và việc sử dụng máy truyền dịch đã có từ cuối những năm 1960. Máy truyền dịch tiện lợi và hiệu quả hơn hẳn so với kỹ thuật truyền dịch truyền thống vì máy truyền dịch có thể kiểm sốt và cung cấp các thông số như: tần số, tốc độ truyền, thời gian truyền dịch,… chính xác bao gồm khả năng truyền dịch với khối lượng rất nhỏ, khả năng truyền dịch với tốc độ chính xác trong một khoảng thời gian tự động.
Chính những lợi ích trên mà máy truyền dịch ngày càng được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện và đang dần thay thế kỹ thuật truyền dịch truyền thống và được xem như là một thiết bị thiết yếu trong các bệnh viện hiện nay. Ngoài ra, máy truyền dịch cịn được tích hợp thêm nhiều chức năng hữu ích khác. Máy truyền dịch tự động như là một giải pháp mới giúp các nhân viên y tế kiểm sốt được chính xác các thơng số truyền dịch, giảm thiểu rủi ro xảy ra tai biến cho bệnh nhân nhờ có cảm biến bọt khí trong dây truyền dịch, tiết kiệm thời gian hơn và là một thiết bị thiết yếu giúp xây dựng bệnh viện thông minh, đáp ứng mục đích “Số hóa bệnh viện” do Bộ Y Tế đã đề ra. Để tìm hiểu kỹ hơn về máy truyền dịch cũng như các chức năng của nó thì máy truyền dịch TERUMO TE-135 sẽ là một ví dụ cụ thể.
22
Hình 2.4. Máy truyền dịch TERUMO TE-135
Máy truyền dịch tự động TERUMO TE-135 có 3 màn hình hiển thị LED với hệ thống bơm nhu động dạng thẳng, điều khiển được thể tích dịch truyền. Bơm nhu động hoạt động trên sự nén ép và co giãn của dây (dây truyền dịch phải có tính đàn hồi). Bơm nhu động dạng thẳng có hệ thống ngón tay gắn với các bánh quay có trục là tâm của nhau (không phải đồng tâm) và được gắn trên một trục quay. Khi trục quay, hệ thống ngón tay sẽ nhơ ra/ thụt vào lần lượt từ ngón tay đầu tiên đến ngón tay cuối giúp ép dây truyền dịch và phần chất lỏng trong dây sẽ được đẩy đi. Khi quay đến ngón tay cuối cùng thì hệ thống sẽ tự động quay lại ngón tay đầu tiên. Do đó, bơm có khả năng tự mồi, chạy khơ vơ thời hạn mà khơng có hư hao nào.
23
Các thông số kỹ thuật và chức năng của máy truyền dịch tự động TERUMO TE-135 được thể hiện rõ trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Thông số kỹ thuật và chức năng của máy truyền dịch TERUMO TE-135
Tốc độ truyền
Có 2 chế độ truyền:
• Chế độ chuẩn (Standard): 1 – 999 ml/h (mỗi bước đặt 1 ml/h). • Chế độ Micro: 0,1 – 99,9 ml/h (mỗi bước đặt 0,1 ml/h).
Giới hạn thể tích
định truyền 1 – 9999 ml (mỗi bước đặt 1 ml) Độ chính xác ± 10% (tính theo ml/h) Áp lực tắc nghẽn 30 đến 140 Kpa (0,30 đến 1.43 kgf/cm3) Tốc độ truyền nhanh Nhấn nút Purge, xấp xỉ 500 ml/h Báo động bằng âm thanh
Báo động khi: pin yếu, có bọt khí trong dây truyền dịch, tắc nghẽn đường truyền, hết dịch trong chai, cửa mở, chưa kết nối nguồn điện (AC/ DC), đặt số giọt/ml không tương xứng với loại dây truyền.
Tính năng an tồn
• Khóa màn hình: Vơ hiệu hóa người dùng thay đổi giá trị DRate, DLimit khi chưa mở cửa.
• Tự động tắt khi cửa mở.
• Độ nhạy phát hiện bọt khí trong đường truyền có 2 mức (cao/ thấp).
• Độ nhạy phát hiện tắt nghẽn trong 10 mức (mặt định mức 5). Điều kiện hoạt
động
Nhiệt độ: 5 - 40oC Độ ẩm: 20 - 90% Điều kiện bảo trì Nhiệt độ: 20 - 45
oC Độ ẩm: 10 - 95%
Nguồn cấp AC: 100 – 240 VAC, 50/ 60 Hz DC: 12 - 15 VDC