6.1. Đánh giá kết quả của đề tài
Sau q trình thiết kế, thi cơng để cho ra được mơ hình vật lý hồn thiện của thiết bị, nhóm đã làm một cuộc khảo sát nhỏ trong vòng hai ngày với 10 lần thực nghiệm cho thiết bị và máy truyền dịch TERUMO TE-135 chạy song song với các mức điều chỉnh tốc độ như nhau để so sánh độ chính xác và hiệu quả của thiết bị với máy truyền dịch TERUMO TE-135, nhóm đã ghi nhận được độ chính xác của thiết bị là 75% và các chức năng khác của thiết bị lẫn app điều khiển đều hoạt động tốt, đúng với mục tiêu đặt ra từ đầu của thiết bị. Các chức năng của thiết bị so sánh với thiết bị theo dõi thông số truyền dịch của năm sinh viên đến từ khoa Cơ điện tử, trường Đại học Bách khoa Hà Nội [4] và máy truyền dịch tự động TERUMO TE-135 được thể hiện rõ trong Bảng 6.1.
Bảng 6.1. So sánh các chức năng của thiết bị với các sản phẩm khác
Thiết bị truyền dịch thông minh
Thiết bị theo dõi thông số truyền dịch [4] Máy truyền dịch TERUMO TE-135 Hiển thị được các thông số để quản lý quá trình truyền dịch ✓ ✓ ✓ Điều chỉnh được tốc độ truyền dịch ✓ ✓ ✓ Cảnh báo bọt khí ✓ Khơng rõ ✓ Điều chỉnh được độ nhạy phát hiện bọt khí X Khơng rõ ✓ Sai số thực tế ± 15% Không rõ ± 10%
55 Cảnh báo khi sắp Cảnh báo khi sắp hết dung dịch truyền ✓ (Có thể cài đặt được mức cảnh báo) ✓ ✓ (Có thể cài đặt được mức cảnh báo) Cảnh báo khi cài
đặt tốc độ khơng khớp với dung tích
X X ✓
Ghi nhớ được các
thông số cài đặt cũ X X X
Lưu trữ thông tin
bệnh nhân X ✓ ✓
Có app điều khiển giúp theo dõi các
thông số từ xa
✓ (Gửi thông tin lên điện thoại)
✓
(Gửi thông tin lên máy tính)
X
Điều khiển được các thơng số thông
qua app
✓ ✓ ✓
Giá thành (VNĐ) 4.050.000 1.500.000 35.000.000
6.1.1. Ưu điểm
Thiết bị có thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt, dễ dàng tháo lắp với các cây truyền dịch cũng như các loại dây truyền dịch khác nhau và cơ bản có tất cả các chức năng khác của các máy truyền dịch tự động trên thị trường như: tính tốn và hiển thị tốc độ truyền dịch theo thời gian thực, nhận biết và cảnh báo có bọt khí trong dây truyền dịch, cảnh báo sắp hết dịch truyền qua điện thoại, có thể điều chỉnh được tốc độ truyền dịch.
Ưu điểm khác biệt của thiết bị là có app điều khiển giúp điều chỉnh các thơng số truyền dịch từ điện thoại, quản lý thơng số của nhiều thiết bị trong một phịng, chia sẻ thông tin bệnh nhân thông qua mã QR Với những chức năng trên, thiết bị phần nào đó
56
giúp giảm bớt áp lực quá tải công việc cũng như bảo đảm sức khỏe cho các nhân viên y tế tốt hơn vì có app điều khiển hạn chế sự tiếp xúc với thiết bị.
Ngồi ra, thiết bị cịn giúp giảm bớt được ngân sách mua sắm trang thiết bị y tế và phí bảo hành định kỳ do giá thành sản xuất rẻ và cấu tạo ít phức tạp, dễ sửa chữa và bảo hành. Ước tính hết các chi phí mua linh kiện và in 3D vỏ ngồi cho thiết bị thì giá thành sản xuất thiết bị rơi vào 4.050.000 VNĐ, so với các thiết bị truyền dịch tự động hiện có trên thị trường có giá dao động từ 34.000.000 VNĐ cho đến 48.000.000 VNĐ thì đây là một mức giá khả quan, phù hợp sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện hiện nay tại Việt Nam.
6.1.2. Khuyết điểm
Hiện thiết bị chỉ được lập trình để tính tốn với loại dây truyền dịch có buồng nhỏ giọt macro (20 giọt/ml) và hiện chưa tích hợp được hệ thống bơm nhu động vào thiết bị cũng như chưa tìm ra được mối liên hệ giữa tốc độ truyền dịch và sự thay đổi tiết diện của dây. Và đặc biệt là chưa cân chỉnh được độ chính xác của thiết bị.
6.2. Kết luận
Trong thực tế hiện nay, máy truyền dịch tự động được sử dụng rất rộng rãi trong các bệnh viện với những tính năng tuyệt vời giúp tối thiểu hóa các tai biến khi truyền dịch, giúp nhân viên y tế kiểm sốt chính xác được thời gian, tốc độ truyền dịch. Nhưng với những áp lực hữu hình đang đè nặng lên các bác sĩ, y tá khiến 24 giờ trong một ngày là quá ngắn ngủi để có thể chăm sóc tận tụy từng bệnh nhân, mà cụ thể là quan sát cẩn thận tình trạng truyền dịch của từng bệnh nhân tại khoa/phòng mà nhân viên y tế đảm nhận. Xuất phát từ nhu cầu vô cùng thiết thực đó, ý tưởng về một “Thiết bị truyền dịch thơng minh” thừa kế những tính năng vốn có của máy truyền dịch được kết nối với một ứng dụng trên điện thoại đã được phát triển. Các nhân viên y tế có thể dễ dàng điều chỉnh, theo dõi các thông số như: thời gian, tốc độ truyền dịch, cảnh báo trong bao lâu sẽ hết dịch truyền,… của nhiều bệnh nhân trong khoa phịng mà mình đảm nhận qua điện thoại thơng minh, với các tính năng giúp nâng cao tính linh hoạt của máy truyền dịch tự động, dễ dàng sử dụng và hiệu quả, thiết bị phần nào giảm bớt được áp lực, bảo vệ các nhân viên y tế khỏi những nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện.
57
Tuy nhiên, việc khơng có đủ điều kiện để cân chỉnh về độ chính xác theo chuẩn y tế và tình hình dịch bệnh căng thẳng khiến cơ hội thử nghiệm sản phẩm tại bệnh viện là vơ cùng khó khăn nên việc hiệu chỉnh thơng số và độ chính xác cũng như việc giải quyết bài toán về mối liên hệ giữa tốc độ truyền dịch với sự thay đổi tiết diện của dây và tích hợp được hệ thống bơm nhu động vẫn còn là một thách thức lớn.
Trong tương lai, nhóm sẽ chú trọng vào tìm hiểu việc tạo ra được cảm biến đếm giọt và cảm biến bọt khí, từ đó có thể tự làm ra hai cảm biến này giúp giảm giá thành của sản phẩm hơn nữa. Bên cạnh đó là việc phát triển thêm nhiều chức năng khác trên điện thoại khiến sản phẩm, khắc phục các hạn chế còn đang tồn tại của đề tài, xây dựng thêm tính năng lưu trữ thơng tin bệnh nhân để thiết bị ngày càng hồn thiện hơn.
58