Thiết kế phần cứng của thiết bị

Một phần của tài liệu Thiết bị truyền dịch thông minh (Trang 55 - 56)

QUY TRÌNH THIẾT KẾ

5.1. Thiết kế phần cứng của thiết bị

Thiết bị truyền dịch thông minh xuất phát từ mong muốn linh hoạt hóa thiết bị truyền dịch truyền thống, vì vậy mục tiêu đặt ra là phần cứng của thiết bị phải nhỏ gọn, linh hoạt, có thể tháo lắp dễ dàng và từ đó có thể sử dụng thiết bị rộng rãi cho mọi loại cây truyền dịch và dây truyền dịch. Màn hình Oled kèm mạch wifi ESP8266 cùng với động cơ Servo và cảm biến bọt khí được tích hợp lại thành một khối, cảm biến đếm giọt sẽ là phần rời với độ dài dây cảm biến cho phép cảm biến đếm giọt được gắn trên buồng nhỏ giọt của dây truyền dịch. Vỏ ngoài của thiết bị được làm bằng nhựa và thiết kế thông số chi tiết được vẽ bằng phần mềm Solidworks và sử dụng máy in 3D để tạo ra khung vỏ theo như thiết kế. Thiết kế chi tiết của thiết bị được thể hiện rõ trong Hình 5.1.

47

Sau khi đã xong phần thiết kế, nhóm thực hiện in 3D và lắp ráp sản phẩm, vì trong q trình thiết kế mơ hình, nhóm đã qn chừa lỗ cho dây của cảm biến đếm giọt và dây nguồn đi ra nên đã phải in lại phần nắp và tự đục lỗ nhỏ dưới đít của thiết bị và giá treo thiết bị lên cây truyền dịch. Kết quả của quá trình lắp ráp thiết bị được thể hiện rõ trong Hình 5.2.

Hình 5.2. Hình ảnh thực tế kết quả lắp ráp thiết bị

Thiết bị sau khi được lắp ráp và được kiểm tra các chức năng thì thiết bị hoạt động ổn định, đúng như mong muốn thiết kế và không xảy ra bất kỳ trục trặc gì trong lúc hoạt động. Thiết kế đảm bảo các khối cảm biến được lắp theo thứ tự thẳng đứng là: cảm biến đếm giọt → động cơ servo → cảm biến bọt khí và đảm bảo được dây truyền dịch được chèn vào động cơ servo và cảm biến bọt khí là thẳng hàng, khơng làm lệch dây.

Một phần của tài liệu Thiết bị truyền dịch thông minh (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)