Phương pháp tính lượng dịch đã truyền

Một phần của tài liệu Thiết bị truyền dịch thông minh (Trang 35 - 36)

PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT

3.1. Phương pháp tính lượng dịch đã truyền

Việc tính được lượng dung dịch đã được truyền cho bệnh nhân giúp các nhân viên y tế biết được lượng dung dịch cịn lại trong bình, từ đó biết được rằng dung dịch trong bình đã gần hết hay chưa. Có nhiều cách để tính được thơng số này, như là:

• Phỏng đốn, ước chừng: với cách này, y tá sẽ ước tính khoảng thời gian truyền hết dịch cho bệnh nhân và sau khi trải qua thời gian ước tính đó, y tá sẽ đến kiểm tra lượng dung dịch cịn lại trong bình. Cách tính này phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm của y tá để có thể phỏng đốn được gần như là chính xác thời gian sẽ truyền hết dịch cho một bệnh nhân. Nếu như thời gian phỏng đốn khơng thì chính xác thì các sẽ tốn nhiều thời gian để quay lại kiểm tra dung dịch cịn lại trong bình, khơng thuận tiện để xử lý các cơng việc khác của y tá trong tình trạng quá tải đang xảy ra ở khắp các bệnh viện như hiện nay. • Dùng cơng thức tính tốn chính xác để tính ra được thời gian truyền dịch nhưng

mọi việc tính tốn bằng cơng thức thì ln ln tồn tại sai sót, nhầm lẫn và song song theo đó là địi hỏi y tá phải có trí nhớ tốt để ghi nhớ bảng tính nhanh thời gian truyền dịch hoặc khả năng tính nhẩm tốt. Những điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng xét theo góc độ thực tế khi làm việc trong một mơi trường áp lực cao, địi hỏi làm việc liên tục để giành lại sự sống cho bệnh nhân từng giây từng phút thì việc giữ được một cái đầu lạnh để tính tốn thì khá là khó khăn.

Và cả hai cách tính này đều chỉ là cách tính thủ cơng và truyền thống, trong khi mục tiêu đặt ra là đề tài phải có tính linh động hơn, tự động hóa hơn so với các thiết bị truyền dịch tự động đã có mặt trên thị trường. Giải pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề này đó chính là đếm số lượng giọt được truyền đi của dung dịch, sau đó so sánh với dữ liệu chuẩn để tính ra được lượng dung dịch cịn lại trong bình.

27

Hiện nay trên thị trường có hai loại buồng nhỏ giọt là buồng nhỏ giọt micro (60 giọt/ml) và buồng nhỏ giọt macro (20 giọt/ml) và hiện đa số tại các bệnh viện sử dụng loại buồng nhỏ giọt macro. Vì thế, ta lấy dữ liệu chuẩn là 1 ml = 20 giọt để tính tốn, từ dữ liệu chuẩn có thể dễ dàng biết được rằng với 1 bình dịch truyền dung tích 500 ml sẽ có 10,000 giọt và dung tích cịn lại trong bình truyền dịch được tính theo cơng thức sau:

Dung tích cịn lại trong bình = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑔𝑖ọ𝑡 − 𝑠ố 𝑔𝑖ọ𝑡 đã đế𝑚 𝑠ố 𝑔𝑖ọ𝑡/𝑚𝑙

Thiết bị truyền dịch thơng minh có đưa ra các lựa chọn mức truyền dịch cịn lại trong bình để phát cảnh báo, nhân viên y tế có thể chọn mức dịch cịn lại trong bình là 10%, 15%, 20%, 25% và 30% so với dung tích ban đầu của bình truyền dịch (khoảng 50 – 150 ml) để thiết bị gửi một cảnh báo qua điện thoại cho các nhân viên y tế. Từ “khoảng” ở đây có nghĩa là thơng số này cũng mang tính ước lượng vì nhiệt độ ở các khoa phịng có thể khác nhau, điều này làm thay đổi sức căng bề mặt của giọt dung dịch khiến cho kích thước mỗi giọt sẽ không đều nhau, dẫn đến sai số ở dữ liệu chuẩn và khiến thơng số tính tốn được cũng sẽ có sai số.

Một phần của tài liệu Thiết bị truyền dịch thông minh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)