PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT
3.2. Phương pháp điều chỉnh tốc độ truyền dịch
Phương pháp truyền thống là sử dụng kẹp điều khiển tốc độ trên dây truyền dịch truyền thống để ép dây truyền dịch, làm thay đổi vận tốc sau đó các nhân viên y tế sẽ đếm giọt truyền dịch được truyền trong một phút trên buồng nhỏ giọt để đảm bảo điều chỉnh chính xác vận tốc theo y lệnh. Một phương pháp nữa là dùng các máy truyền dịch tự động, trong các máy này đều có bơm nhu động để ép dây truyền dịch và một cảm biến đếm giọt để thay thế phương pháp đếm giọt truyền thống của các nhân viên y tế. Bơm nhu động được sử dụng phổ biến là do nó có khả năng tự mồi, ít hư hao và đặc biệt là cả hệ thống bơm nhu động chỉ tác động đến dây truyền dịch chứ không tác động đến dung dịch nên đảm bảo được độ tinh khiết của dung dịch, đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng y tế. Nhưng vì một số lý do khách quan nên nhóm hiện chưa thể tích hợp được bơm nhu động vào thiết bị và giải pháp là dùng động cơ Servo để ép dây truyền dịch theo từng mức độ, làm thay đổi tiết diện của dây truyền dịch giúp điều chỉnh được tốc độ truyền dịch theo thông số đã cài đặt trên thiết bị. Song song đó là dùng một cảm biến đếm giọt để hiển thị tốc độ truyền
28
dịch theo thời gian thực, từ đó giúp các nhân viên y tế biết được rằng đã cài đặt đúng tốc độ truyền dịch hay chưa. Đối với thiết bị truyền dịch thơng minh, nhóm đã khảo sát với mỗi giá trị % mà dây truyền dịch bị ép bởi động cơ Servo sẽ tương ứng với các mức tốc độ truyền như trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tốc độ truyền dịch với % ép dây tương ứng