Nợ ngắn hạn và dài hạn của NH giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 49 - 51)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính kiểm tốn của các NHTMCPVN Nợ dài hạn ở đây bao gồm nợ dài hạn và nợ ngắn hạn thường xuyên được xem như là nợ dài hạn. Nếu xếp nợ ngắn hạn thường xuyên vào nợ ngắn hạn của NH khi xem xét tính đáo hạn nghĩa vụ phải trả của NH, và nếu nợ dài hạn là tiền gửi của khách hàng có điều khoản được rút trước hạn, thì nợ ngắn hạn cao hơn nợ dài hạn rất nhiều, và chiếm tỷ trọng trên 60% trong tổng nợ phải trả. Nếu NH mất khả năng thanh toán đối với một phần nghĩa vụ nợ đến hạn, hoặc có các tin đồn thất thiệt NH mất khả năng thanh khoản, trong điều kiện thông tin bất cân xứng nếu khơng được giải quyết kịp thời có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền, khách hàng đồng loại rút tiền, các nghĩa vụ phải trả phải thực hiện cùng lúc, đẩy các NH vào tình trạng tồi tệ: mất khả năng thanh khoản thực sự. Đây là loại rủi ro nghiêm trọng nhất, có thể dẫn đến tình trạng phá sản.

- 200,000,000 400,000,000 600,000,000 800,000,000 1,000,000,000 1,200,000,000 1,400,000,000 1,600,000,000 2006 2007 2008 2009 2010 Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn

35

Nợ ngắn hạn càng cao, áp lực thanh toán càng lớn, NH càng phải quan tâm đến tính đáo hạn của nợ, phải quản lý rủi ro thanh khoản một cách chặt chẽ và hiệu quả.

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng thanh khoản của NH như: Tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu,… trong đó chỉ tiêu Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (loan - to - deposit ratio LDR) là một trong những chỉ tiêu đơn giản nhất so với các chỉ tiêu khác yêu cầu tính tốn phức tạp hơn với đầy đủ số liệu. Chỉ tiêu này cũng được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến.

LDR = Tổng các khoản cho vay/Tổng tiền gửi

Tổng các khoản cho vay bao gồm dư nợ cho vay, cho th tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá. Tổng tiền gửi bao gồm tiền gửi khơng kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

“Một sự gia tăng tỉ lệ LDR cho thấy NH đang có ít hơn “tấm đệm” để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là các NH dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng. Khi tỉ lệ LDR tăng đến mức tương đối cao, các nhà quản trị NH ít muốn cho vay và đầu tư. Hơn nữa, họ sẽ thận trọng khi tỉ lệ LDR tăng lên và địi hỏi phải thắt chặt tín dụng, do đó, lãi suất có chiều hướng tăng lên… Tuy nhiên, tỉ lệ LDR vẫn có một số hạn chế nhất định…nó khơng cung cấp thơng tin về thời gian đáo hạn hoặc bản chất của các khoản cho vay”. Mặc dù vậy, đây vẫn là chỉ tiêu nhận được nhiều quan tâm.

Bảng 2.5: Tỉ lệ LDR của các NH thương mại Hàn Quốc

Năm 2006 2007 2008 2009 1/10 Loại trừ chứng chỉ tiền gửi (%) 111.9 127.1 121.9 112.1 110.4 Bao gồm chứng chỉ tiền gửi (%) 98.4 106.3 103 97.6 97.3 Nguồn: “Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động – những thông lệ quốc tế”,

Nhật Trung (2010) [18]

Bảng 2.6: Tỉ lệ LDR mục tiêu của một số nước (%) Nước Indonesia Hàn

Quốc Quatar Nepal

Trung

36 LDR(%)

mục tiêu 75-102 100 95 85-80 75 75 75 80 Nguồn: “Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động – những thông lệ quốc tế”,

Nhật Trung (2010) [18]

Tại Việt Nam, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, quy định tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động, đã được chỉnh sửa tại Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010, quy định Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động tối đa là 80%.

Tỷ lệ LDR của các NHTMCP VN trong giai đoạn 2006-2010, có giảm nhưng vẫn còn cao, từ 2006-2006, trên 109,87%, năm 2010 trung bình là 93,53%. Trong khi đó, cơng trình nghiên cứu: “Deepening the Financial System” của nhóm tác giả GS. David G. Mayes, Peter J. Morgan, Hank Lim tháng 06/2010, thì tỉ lệ LDR bình quân của châu Á ngoại trừ Nhật Bản là 75% vào năm 2008; cịn LDR bình qn của nhóm nước có thu nhập thấp chỉ đạt 60%, nhóm nước có thu nhập trung bình đạt 85% vào năm 2007. Các NH TMCP VN cần tiếp tục xem xét để cải thiện tỷ lệ LDR này và các các tỷ lệ an toàn khác để đảm bảo an toàn trong hoạt động NH cũng như để nâng cao năng lực tài chính của mình trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 49 - 51)