Bảng 2. 22 Điều chỉnh các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu
Giả
thuyết Nội dung
H1 Mức độ tin cậy của dịch vụ CTNN do khách hàng đánh giá có quan hệ dương (+) với mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ CTNN
H2 Năng lực phục vụ của dịch vụ CTNN do khách hàng đánh giá có quan hệ dương (+) với mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ CTNN
H3 Mức độ đồng cảm của dịch vụ CTNN do khách hàng đánh giá có quan hệ dương (+) với mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ CTNN
H4 Chất lượng của dịch vụ CTNN do khách hàng đánh giá có quan hệ dương (+) với mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ CTNN
H5 Sự thuận tiện của dịch vụ CTNN do khách hàng đánh giá có quan hệ dương (+) với mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ CTNN
H6 Phương tiện hữu hình của dịch vụ CTNN do khách hàng đánh giá có quan hệ dương (+) với mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ CTNN
2.2.2.4. Kiểm định mơ hình nghiên cứu
Sau khi tiến hành phân tích độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố để xác định các nhân tố thu được từ các biến quan sát, có 7 nhân tố được đưa vào để kiểm định mơ hình. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào phân tích hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy đa biến sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết mơ hình.
Kiểm định hệ số tương quan Pearson
Kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.