Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự căng thẳng đến sự hài lòng trong công việc của giảng viên và cán bộ khối quản lý trường đại học kinh tế TPHCM (Trang 31)

3.2. Nghiên cứu định tính:

Mục đích nhằm khám phá các yếu tố gây ra căng thẳng trong cơng việc của giảng viên và cán bộ khối quản lý. Hiệu chỉnh các thang đo về sự căng thẳng trong cơng

việc của các nghiên cứu đã thực hiện cho phù hợp với điều kiện đặc thù của giảng viên và cán bộ khối quản lý tại các trường đại học.

Tổ chức thảo luận nhĩm:

Qua phân tích lý thuyết, tác giả lựa chọn mơ hình nghiên cứu của John J.De Nobile ở trường Đại học Macquarie và John Mecormicle, trường Đại học New

South Wales, (2005). Từ đĩ tác giả xây dựng thang đo nháp đo lường sự căng thẳng và sự hài lịng trong cơng việc của giảng viên và cán bộ khối quản lý. Tuy nhiên, để phù hợp với mơi trường làm việc tại trường Đại học Kinh tế TP. HCM, tác giả tổ chức thảo luận nhĩm để điều chỉnh mơ hình và thang đo cho phù hợp.

Thành viên tham gia thảo luận: gồm 15 người là giảng viên và cán bộ khối quản lý tại các Phịng, Ban, Khoa, Bộ mơn trong trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Nội dung cuộc thảo luận: (Dàn bài thảo luận được nêu ở Phụ lục 1)

- Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc thảo luận. Định nghĩa các khái niệm cơ bản: sự căng thẳng và sự hài lịng trong cơng việc.

- Sử dụng các câu hỏi mở và đề nghị nhĩm thảo luận, cho ý kiến để khám phá các thành phần của sự căng thẳng trong cơng việc của giảng viên và cán bộ khối quản lý.

- Giới thiệu các thành phần đo lường sự căng thẳng theo mơ hình John J.De

Nobile ở trường Đại học Macquarie và John Mecormicle, trường Đại học

New South Wales, (2005) để các thành viên của nhĩm thảo luận, điều chỉnh, bổ sung.

- Giới thiệu thang đo các thành phần của sự căng thẳng trong cơng việc do tác giả xây dựng dựa trên mơ hình John J.De Nobile ở trường Đại học

Macquarie và John Mecormicle, trường Đại học New South Wales, (2005)

và xin ý kiến điều chỉnh, bổ sung của nhĩm thảo luận. Kết quả thảo luận:

Về cơ bản, nhĩm thảo luận nhất trí với mơ hình các thành phần đo lường sự căng thẳng, hài lịng chung trong cơng việc của giảng viên và cán bộ khối quản lý trường Đại học Kinh tế do tác giả đề xuất. Về tên gọi các thành phần và các thang

đo, nhĩm thảo luận thống nhất đề nghị thực hiện một số hiệu chỉnh và đề xuất thành

phần và mơ hình thang đo sau đây:

3.2.1 Thang đo sự căng thẳng chung

Thành phần gây ra sự căng thẳng trong cơng việc từ phía sinh viên

Ký hiệu Biến quan sát

SV1 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì quy mơ, số lượng sinh viên ngày càng tăng.

SV2 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì mức độ yêu cầu của

sinh viên ngày càng tăng.

SV3 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì sinh viên khơng chủ

động trong việc tìm hiểu thơng tin, thích giải đáp trực tiếp.

SV4 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì những địi hỏi khơng hợp lý, thái độ khơng đúng mực của một số sinh viên.

Thành phần gây ra sự căng thẳng trong cơng việc từ phía thơng tin, mơi trường làm việc

Ký hiệu Biến quan sát

TT1 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì sự hạn chế của cơ sở vật chất phục vụ cho cơng việc .

TT2 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì sự phối hợp thơng tin giữa các bộ phận khơng kịp thời .

TT3 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì những cơng cụ hỗ trợ làm việc (phần mềm, thư viện...) chưa phong phú làm mức độ

phức tạp cơng việc tơi ngày càng tăng.

TT4 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì các cơ sở của trường phân tán, khơng tập trung, tơi phải di chuyển nhiều.

TT5 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì khơng gian làm việc hạn hẹp, thiếu chỗ làm việc.

TT6 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì trách nhiệm cơng việc khơng rõ ràng.

TT7 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì những mối quan hệ với

Thành phần gây ra sự căng thẳng trong cơng việc từ phía cơng việc của nhà trường

Ký hiệu Biến quan sát

NT1 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì khối lượng cơng việc quá nhiều địi hỏi tơi luơn làm việc ngịai giờ.

NT2 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì cơng việc dễ mắc phải sai sĩt (chấm điểm, nhập điểm, lưu trữ, v.v...).

NT3 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì tơi khơng cĩ thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

NT4 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì quy trình quản lý hành chính của nhà trường.

NT5 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì quy trình đánh giá cơng việc lỗi thời.

Thành phần gây ra sự căng thẳng trong cơng việc từ phía cá nhân

Ký hiệu Biến quan sát

CN1 Tơi cảm thấy căng thẳng trong cơng việc vì cơng việc khơng phù hợp với năng lực, sở trường của tơi.

CN2 Tơi cảm nhận phương pháp làm việc của tơi hiện tại là chưa tốt nhất, khoa học nhất.

CN3 Tơi gặp khĩ khăn trong việc sắp xếp, cân đối giữa cơng việc và cuộc sống cá nhân, gia đình.

CN4 Tơi bị áp lực từ yêu cầu, sắp xếp học tập, nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức từ phía cơng việc.

CN5 Tơi ít cĩ cơ hội để phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp của

Đo lường sự căng thẳng chung trong cơng việc bằng các câu hỏi

Ký hiệu Biến quan sát

CT1 Cơng việc hiện tại làm tơi thực sự cảm thấy căng thẳng CT2 Các yêu cầu trong cơng việc luơn là áp lực đối với tơi

CT3 Tơi gặp khĩ khăn trong việc quản lý sự căng thẳng trong cơng việc CT4 Tơi cảm thấy cần cố gắng nhiều trong cơng việc của mình

3.2.2 Thang đo sự hài lịng chung trong cơng việc:

Ký hiệu Biến quan sát

HL1 Tơi cho rằng trường là nơi tốt nhất để tơi làm việc. HL2 Tơi xem trường như là mái nhà thứ hai của mình.

HL3 Nếu được chọn lại nơi làm việc, tơi vẫn chọn trường này. HL4 Nhìn chung tơi cảm thấy rất hài lịng khi làm việc ở đây. HL5 Trường tạo cảm hứng cho tơi thực hiện cơng việc tốt nhất

HL6 Tơi sẵn lịng nỗ lực cao hơn bình thường để đĩng gĩp cho trường

thành cơng

3.2.3 Mơ hình nhiên cứu:

Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất mơ hình lý thuyết cho nghiên cứu như chương 2 đã trình bày.

Kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở để tác giả thiết kế thang đo chính thức (Bảng phỏng vấn - Phụ lục 2) dùng trong nghiên cứu định lượng. Thang đo được

xây dựng theo hình thức đo lường do Rennis Likert (1932) giới thiệu, đo theo 7 bậc, trong đĩ bậc 7 tương ứng với mức độ hồn tồn đồng ý và bậc 1 tương ứng với mức

độ hồn tồn khơng đồng ý.

3.3. Nghiên cứu định lượng:

Mục đích nhằm kiểm định mơ hình lý thuyết đã đề nghị, kiểm định các giả thuyết,

hưởng của từng yếu tố cấu thành căng thẳng và sự hài lịng trong cơng việc, ảnh

hưởng của các đặc điểm cá nhân đến căng thẳng và sự hài lịng trong cơng việc của giảng viên và cán bộ khối quản lý.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thơng qua một cuộc khảo sát trực tiếp theo bảng phỏng vấn chính thức trên mẫu đại diện cho đám đơng là giảng viên và cán bộ khối quản lý tại trường Đại học Kinh tế TP. HCM và một số trường Đại học trên địa bàn TP. HCM. Kết quả khảo sát sẽ được phân tích để giải quyết các mục đích nêu trên.

3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu:

Về kích thước mẫu, theo Hair và ctg (1998) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150, theo Hoelter (1983) cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200. Theo Bollen (1989) kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số ước lượng. Với tổng biến quan sát là 31 biến, tác giả chọn kích thước mẫu tối thiểu n = 200. Chọn mẫu: mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu định mức. Số giảng viên và cán bộ khối quản lý trong trường khoảng 906 người, trong đĩ cĩ 377 (42%) cán bộ quản lý, 529 (58%) giảng viên. Định mức theo tỷ lệ giảng viên và cán bộ khối quản lý, mẫu phỏng vấn được lấy với số lượng cụ thể như sau:

Giảng viên thuộc trường Đại học Kinh tế TP. HCM: 108

Cán bộ khối quản lý thuộc trường Đại học Kinh tế TP. HCM: 92 Giảng viên thuộc các trường Đại học khác trên địa bàn TP. HCM: 47 Cán bộ khối quản lý thuộc các trường Đại học khác trên địa bàn TP. HCM: 32 Đối tượng phỏng vấn: là giảng viên và cán bộ khối quản lý đang cơng tác tại trường Đại học Kinh tế TP. HCM và một số thầy cơ đang cơng tác tại một số trường cơng lập cĩ mơi trường tương đối giống trường Đại học Kinh tế TP. HCM như

trường Đại học mở TP. HCM, trường Đại học Ngân hàng, Đại học Kinh tế - Luật... Trong từng định mức tác giả chọn ngẫu nhiên theo hình thức lấy mẫu thuận tiện, là những người tác giả quen biết hoặc đồng nghiệp của họ.

3.3.2. Thu thập, cập nhật và làm sạch dữ liệu:

Thời gian thực hiện khảo sát bắt đầu từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 5 năm 2011.

Sau khi khảo sát thử 50 phiếu, nhập và chạy kết quả, kiểm tra các hệ số phù hợp, tác giả nhận định bảng khảo sát phù hợp và tiếp tục khảo sát.

Sau khi loại các phiếu trả lời cĩ quá nhiều ơ trống, tác giả thu được 279 phiếu trả lời.

Các phiếu trả lời được mã hĩa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu trên phần mềm SPSS 15.0

3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu:

Với phần mềm SPSS, thực hiện phân tích dữ liệu qua các bước:

- Thống kê mơ tả, bảng tần số, đồ thị: dùng để thống kê các đặc điểm của mẫu. - Đánh giá sơ bộ thang đo: kiểm định độ tin cậy của các thang đo thơng qua

kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha.

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA): là phương pháp phân tích thống kê dùng

để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập

biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng cĩ ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thơng tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998).

- Phân tích hồi quy: Mơ hình hố mối quan hệ nhân quả giữa các nguyên nhân, thành phần của sự căng thẳng trong cơng việc và sự hài lịng trong cơng việc bằng mơ hình hồi quy tuyến tính, trong đĩ biến phụ thuộc là: sự hài lịng chung, cịn biến

độc lập là các ảnh hưởng của sự căng thẳng trong cơng việc của giảng viên và cán

bộ khối quản lý trường ĐH Kinh tế TP. HCM.

- Phân tích phương sai ANOVA: để kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau

của các tổng thể, dùng để kiểm định cĩ hay khơng sự khác nhau về căng thẳng

Tĩm tắt chương 3:

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu gồm 2 bước chính nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận nhĩm, tiếp đĩ là phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thỏa mãn yêu cầu phân tích nhân tố và phân tích hồi quy. Chương tiếp theo sẽ trình bày cụ thể kết quả kiểm định.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát:

Khảo sát được tiến hành thực hiện tại các phịng, khoa, ban chức năng và các

đơn vị trực thuộc Trường Đại học Kinh tế TP. HCM và các trường đại học khác cĩ đặc điểm tương đồng trên địa bàn TP. HCM với phương pháp lấy mẫu thuận tiện đối với các đối tượng là giảng viên và cán bộ thuộc khối quản lý.

Mẫu khảo sát về đối tượng là giảng viên và cán bộ khối quản lý tại trường

Đại học Kinh tế TP. HCM là 250 phiếu phát ra, thu lại và cĩ thể sử dụng được là

200 phiếu.

Mẫu khảo sát về đối tượng là giảng viên và cán bộ khối quản lý tại trường

Đại học ngồi trường Kinh tế TP. HCM (Đại học Mở, Đại học Ngân hàng, Đại học

Kinh tế Luật) là 100 phiếu phát ra, thu lại và cĩ thể sử dụng được là 79 phiếu. Dữ liệu được nhập và làm sạch thơng qua phần mềm SPSS 15.0

Bảng 4.1: Cơ cấu dữ liệu:

Số mẫu Tỷ lệ (%) TT Mục mơ tả Diễn giải ĐH Ktế

(200 mẫu) ĐH khác (79 mẫu) (200 mẫu) ĐH Ktế ĐH khác (79 mẫu)

Giảng viên 108 47 54 59.5

1 Vị trí cơng tác Cán bộ thuộc khối

quản lý 92 32 46 40.5 Dưới 30 71 40 35.5 50.6 Từ 30 đến 40 60 32 30 40.5 2 Tuổi Trên 40 69 7 34.5 8.9 Đại học 96 41 48 51.9 Thạc sĩ 82 31 41 39.2 3 Học vị Tiến sĩ 22 7 11 8.9 Nam 92 34 46 43 4 Giới tính Nữ 108 45 54 57 Chưa lập gia đình 66 35 33 44.3 5 Tình trạng hơn nhân Đã lập gia đình 134 44 67 55.7 Dưới 5 năm 72 45 36 57 Từ 5 đến 10 năm 42 30 21 38 6 Thâm niên cơng tác Trên 10 năm 86 4 43 5.1 Dưới 10 triệu 74 39 37 49.4 Từ 10 đến 20 triệu 95 33 47.5 41.8 7 Tổng thu nhập bình

Như vậy, với 279 phiếu khảo sát thu nhập như trên cho thấy mật độ phân bố dữ liệu so với cơ cấu trong mục mơ tả là tương đối đều, khơng bị lệch quá nhiều về một phía đối tượng nào.

4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng

Theo mơ hình nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong cơng việc của giảng viên và khối cán bộ quản lý được xác định và đo lường thơng qua 4 yếu tố chính:

(1) Căng thẳng trong cơng việc từ phía sinh viên

(2) Căng thẳng trong cơng việc từ phía thơng tin, mơi trường làm việc (3) Căng thẳng trong cơng việc từ phía cơng việc của nhà trường (4) Căng thẳng trong cơng việc từ phía cá nhân

4.2.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Hệ số Cronbach alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các câu hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Vì vậy, với phương pháp này người phân tích cĩ thể lọai bỏ các biến khơng phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thơng qua hệ số Cronbach alpha. Các biến này cĩ hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cronbach

Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnaly & Bernsteri, 1994; Slater, 1995).

Kết quả kiểm đinh hệ số Cronbach alpha được thực hiện đối với từng thành phần trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong cơng việc của các giảng viên và cán bộ khối quản lý thuộc trường đại học Kinh tế TP. HCM và các trường

đại học khác thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Việc kiểm định được thực hiện trên các

thang đo: (1) Căng thẳng trong cơng việc từ phía sinh viên, (2) Căng thẳng trong

cơng việc từ phía thơng tin, mơi trường làm việc, (3) Căng thẳng trong cơng việc từ phía cơng việc của nhà trường, (4) Căng thẳng trong cơng việc từ phía cá nhân.

Kết quả Cronbach alpha của thang đo căng thẳng trong cơng việc từ phía sinh viên

Kiểm định độ tin cậy của các thang đo căng thẳng trong cơng việc từ phía

sinh viên được trình bày tại bảng dưới đây:

Bảng 4.2: Kết quả Cronbach alpha của thang đo căng thẳng trong cơng việc từ phía sinh viên

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

hiệu chỉnh

Hệ số Cronbach alpha nếu loại biến

Thang đo căng thẳng trong cơng việc từ phía sinh viên, Cronbach’s Alpha=0.891

SV1 16.75 6.124 .791 .848

SV2 16.90 6.784 .690 .885

SV3 16.79 5.937 .860 .820

SV4 16.71 6.669 .703 .880

Thành phần căng thẳng trong cơng việc từ phía sinh viên gồm 4 biến quan sát là SV1, SV2, SV3, SV4. Cả 4 biến này đều cĩ hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên được chấp nhận. Ngồi ra hệ số Cronbach Alpha 0.891 (lớn hơn 0.6)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự căng thẳng đến sự hài lòng trong công việc của giảng viên và cán bộ khối quản lý trường đại học kinh tế TPHCM (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)