3.2 .Nghiên cứu định tính
3.2.2 .Kết quả định tính
3.6 Phương pháp thông kê
Theo mơ hình nghiên cứu đã được xây dựng ở chương 2, có 9 khái niệm nghiên cứu được hình thành đó là (1). Thù lao và khen thưởng, (2). Đào tạo và phát triển nghề nghiệp, (3). Cơng việc có tính thách thức, (4). Lãnh đạo, (5). Chính sách và văn hóa tổ chức, (6). Mối quan hệ trong môi trường làm việc nhóm, (7). Mơi trường làm việc, (8). Sự gắn kết với tổ chức và (9). Ý định ở lại với tổ chức. Cả 9 khái niệm đều dựa trên nhận thức của của nhân viên nòng cốt với thang đo Likert-5 mục. Để kết luận các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 và H7 trong mơ hình hồi quy, các biến độc lập là 7 khái niệm của các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sự gắn kết của tổ chức và biến phụ thuộc là khái niệm về sự gắn kết tổ chức. Đối với giả thuyết H8, biến sự gắn kết với tổ chức và ý định ở lại tổ chức được đưa vào để kiểm định.
Phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để xử lý dữ liệu. Các phép kiểm định thống kê bao gồm Hồi quy tuyến tính bội dùng để kiểm định các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 và H7 và hồi quy tuyến tính đơn dùng để kiểm định các giả thuyết H8.
Khi giải thích về phương trình hồi quy, nhà nghiên cứu lưu ý đến hiện tượng đa cộng tuyến. Các biến mà có sự cộng tuyến cao có thể làm bóp méo kết quả và làm cho kết quả không ổn định và khơng có tính tổng qt hóa. Nhiều vấn đề rắc rối nảy sinh nếu hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng tồn tại, ví dụ như nó có thể làm tăng sai số trong tính tốn hệ số beta, tạo ra hệ số hồi quy có dấu ngược với những gì ta mong đợi, và kết quả T-test khơng có ý nghĩa thống kê đáng kể trong khi kết quả F-test tổng qt cho mơ hình lại có ý nghĩa thống kê.
Theo Hair & ctg (2006) cách đo lường để kiểm định ảnh hưởng của đa cộng tuyến: tính giá trị dung sai hoặc hệ số phóng đại phương sai (VIF). Giá trị dung sai cao thể hiện sự đa cộng tuyến thấp; và giá trị dung sai càng tiến đến không (zero) thể hiện rằng biến này hầu như được giải thích hồn tồn bằng những biến khác. Hệ số VIF là giá trị nghịch đảo của giá trị dung sai, như vậy nếu hệ số VIF thấp thì mối quan hệ tương quan giữa các biến thấp. Nói chung nếu hệ số VIF lớn hơn 10, hiện
tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng đang tồn tại. Như vậy, trong nghiên cứu này, để khơng có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng xảy ra trong mơ hình hồi quy, các hệ số VIF phải nhỏ hơn 10.
3.7 Tóm tắt
Chương 3 trình bày phương pháp và kết quả nghiên cứu định tính để phát triển thang đo 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức là (1). Thù lao và khen thưởng, (2). Đào tạo và phát triển nghề nghiệp, (3). Thách thức trong công việc và cơ hội thăng tiến, (4). Lãnh đạo, (5). Chính sách và văn hóa tổ chức, (6). Mối quan hệ trong làm việc nhóm, (7). Mơi trường làm việc cũng như mối quan hệ giữa (8). Sự gắn kết với tổ chức và (9). Ý định ở lại với tổ chức. Từ 45 biến quan sát được hình thành trên cơ sở lý thuyết, kết quả nghiên cứu định tính đã giúp gạn lọc, điều chỉnh còn lại 44 biến. Phương pháp nghiên cứu định lượng cũng được trình bày trong chương này. Việc xây dựng thang đo và bản câu hỏi cùng phương pháp xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS được đề cập. Điều kiện về tính đáng tin cậy, giá trị hiệu lực của thang đo, và hiện tượng đa cộng tuyến của mơ hình hồi quy được nêu ra. Những lưu ý về mặt thống kê này đòi hỏi tất cả Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu phải lớn hơn 0,7, giá trị eigen lớn hơn 1, phương sai trích lớn hơn 50%, hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5, hệ số VIF trong mơ hình hồi quy nhỏ hơn 10. Qui mô mẫu n = 380 và phương pháp chọn mẫu định mức kết hợp thuận tiện được sử dụng cho nghiên cứu. Chương tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu, như mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định thang đo, và kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.