Sơ bộ tính toán giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sấy khô mực ống lột da bằng phương pháp sấy bức xạ năng lượng mặt trời kết hợp với đối lưu (Trang 71 - 77)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.6. Sơ bộ tính toán giá thành sản phẩm

Một sản phẩm muốn đưa vào sản xuất hàng loạt và được thị trường chấp nhận thì giá cả sản phẩm đó phải phù hợp với giá cả thị trường, cũng như chất lượng sản phẩm phải đảm bảo, mẫu mã phải đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.

Khi sản xuất ra sản phẩm thì giá thành của sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: nguyên liệu, tiền lương nhân công, khấu hao sử dụng máy móc, chi phí phân xưởng, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí điện nước….. Do sản phẩm được sản xuất ở mức độ thử nghiệm và dừng lại trong phạm vi phòng thí nghiệm do đó các thao tác còn thủ công, mọi tính toán chi phí chỉ ở mức độ tương đối. Vì vậy giá thành sản phẩm được tính chỉ là sự tổng hợp sơ bộ dựa vào nguyên liệu dùng trong giai đoạn thử nghiệm.

Để có 1kg khô mực ống lột da sau khi sấy cần có 3kg mực tươi nguyên liệu ban đầu. Giá thành nguyên liệu được tính theo giá cả thị trường thàng 9 năm 2008.

Đơn giá nguyên liệu mực tươi 60000 (nghìn đồng/kg).

Tổng đơn giá nguyên liệu mực là: Z = 3.60000 = 180000 (nghìn đồng). (1) Chi phí điện để sấy được 1(kg) khô mực ống lột da.

Để sấy được 1(kg) khô mực mất 9(giờ) và công suất quạt là 200 (w).

Vậy lượng điện tiêu tốn là: 9.200 = 1800 (w) = 1.8 (kw).

Đơn giá chi phí về điện cho sản xuất khô mực ống lột da là 1500 (đ/kwh).

Đơn giá điện cho sấy là: 1.8.1500 = 2700 (đồng). (2)

Chi phí cho khấu hao trang thiết bị cho một lần sản xuất khô mực ống lột da là 5000 (đồng). (3)

Tổng chi phí để sản xuất được 1(kg) khô mực ống lột da là:

Zsp = 1 + 2 + 3 = 180000 + 2700 + 5000 = 187.700 (đồng).

Vậy giá thành 1kg mực khô sấy bằng năng lượng mặt trời kết hợp đối lưu là:

187.700 (đồng).

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

I. Kết luận.

Từ những kết quả nghiên cứu sấy bằng phương pháp sấy bức xạ năng lượng mặt trời kết hợp đối lưu, cho phép rút ra được một số kết luận sau:

1. Tìm hiểu được đặc điểm và khả năng ứng dụng bức xạ năng lượng kết hợp đối lưu trong công nghệ sấy khô thực phẩm.

2. Đã tìm ra được chế độ sấy thích hợp đối với sản phẩm mực khô:

Vận tốc gió: v = 1.5 ± 0.1 m/s.

Thời gian sấy: τ = 9 (giờ).

3. Chất lượng của mực khô sau khi sấy bức xạ năng lượng mặt trời kết hợp với đối lưu cho chất lượng cảm quan, hàm lượng axít béo tốt hơn so với mẫu phơi nắng và thời gian sấy ngắn hơn như:

Mẫu sấy bức xạ năng lượng mặt trời kết hợp đối lưu có:

 ĐCL CQ là: 19.62

 Tổng axít béo: 2.18

 Thời gian sấy: 9 (giờ)

Trong khi đó mẫu phơi nắng có:

 ĐCL CQ là: 14.06

 Tổng axít béo: 2.11

 Thời gian sấy: 13 (giờ)

4. Qua kết quả phân tích về vi sinh đối với sản phẩm mực khô, cho thấy sản phẩm mực khô được làm khô bằng phương pháp này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về mặt vi sinh.

II. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN:

Việc áp dụng công nghệ sấy bằng phương pháp sấy bức xạ năng lượng mặt trời kết hợp đối lưu vào các sản phẩm thủy sản ở Việt Nam còn chưa nhiều, các đối tượng nghiên cứu còn hạn chế. Việc áp dụng bức xạ năng lượng mặt trời vào sản xuất các nguyên liệu thủy sản nói riêng và thực phẩm nói chung sẽ đem lại hiệu quả to lớn về chí phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Qua quá trình thực hiện đề tài này cho phép đề xuất một số ý kiến sau:

Tiếp tục nghiên cứu đối với sản phẩm mực khô và mở rộng nghiên cứu trên các đối tượng khác.

Hoàn thiện quy trình sấy sản phẩm mực khô bằng phương pháp sấy bức xạ năng lượng mặt trời kết hợp đối lưu và áp dụng vào trong thực tế sản xuất, thay thế các phương pháp truyền thống như phơi nắng…

Nghiên cứu hoàn thiện và đầu tư trang thiết bị công nghệ, khả năng tự động hóa cao để hoàn thiện công nghệ sấy khô sản phẩm trên các đối tượng khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Văn Chước (1999), Kỹ thuật sấy, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

2. Nguyễn Văn May (2000), Giáo trình kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm, NXB khoa học kỹ thuật.

3. Lê Ngọc Tú (1997), Hoá sinh công nghiệp, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

4. Nguyễn Trọng Cẩn – Đỗ Minh Phụng (1990), Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản – Tập I- II, NXB Nông nghiệp.

5. Đỗ Minh Phụng – Đặng Văn Hợp, Phân tích kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản, Trường Đại Học Nha Trang.

6. Trần Thị Luyến (2006), Các phản ứng cơ bản và biến đổi của thực phẩm trong quá trình công nghệ, NXB Nông nghiệp.

7. Lương Đức Phẩm (2001), Vi sinh vật học và an toàn vệ sinh thực phẩm, NXB Nông nghiệp.

8. Trần Đại Tiến (2006), Ảnh hưởng của một số chế độ sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp với sấy lạnh đến chất lượng mực ống khô lột da, Tạp chí khoa học - công nghệ thủy sản số 2/2006.

9. Một số luận án và đề tài tốt nghiệp.

PHỤ LỤC 1

Hình ảnh về sản phẩm mực được làm khô bằng phương pháp phơi nắng.

Hình ảnh về sản phẩm mực khô được sấy bằng phương pháp bức xạ năng lượng mặt trời kết hợp đối lưu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sấy khô mực ống lột da bằng phương pháp sấy bức xạ năng lượng mặt trời kết hợp với đối lưu (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)