Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 28)

6. Cấu trúc của đề tài

1.3 Ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới chỉ số giá chứng khoán

1.3.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Nguyễn Hữu Tuấn (2012) đã thực hiện một phân tích định lƣợng đo lƣờng mức độ

ảnh hƣởng của các biến số vĩ mô là cung tiền, lãi suất, tỷ giá, lạm phát và sản xuất công nghiệp đến VN-Index giai đoạn năm 2005 – 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn tồn tại mối tƣơng quan thuận giữa giá trị sản xuất công nghiệp, cung tiền M2 với VN-Index và tƣơng quan nghịch giữa chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất và tỷ giá với VN-Index, trong đó chỉ số giá tiêu dùng có mức tác động mạnh nhất. Tuy nhiên, ở góc độ thống kê nghiên cứu chỉ chấp nhận mối tƣơng quan giữa VN- Index với chỉ số giá tiêu dùng và cung tiền M2 với mức ý nghĩa α = 10%, các biến

cịn lại khơng có ý nghĩa thống kê. Mặc dù có nhiều biến hệ số tƣơng quan khơng có ý nghĩa thống kê nhƣng xét về dấu và nếu kết hợp với phân tích mơ tả ban đầu thì kết quả mơ hình định lƣợng phù hợp với thực tế của TTCK Việt Nam giai đoạn năm 2005 – 2011.

Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo, 2013. Phân tích tác động

của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến TTCK Việt Nam. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 8 (18), trang 34 – 41 đã kiểm định đồng tích hợp theo phƣơng pháp kiểm định nghiệm đơn vị phần dƣ Engle Granger để xác định sáu nhân tố vĩ mô gồm cung tiền, lạm phát, hoạt động kinh tế thực, lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá dầu giai đoạn từ tháng 7/2000 đến tháng 9/2011 có tƣơng quan với chỉ số giá chứng khốn tại Việt Nam khơng. Kết quả cho thấy cung tiền, lạm phát, sản lƣợng công nghiệp, giá dầu thế giới tƣơng quan dƣơng với chỉ số giá chứng khoán, trong khi lãi suất, tỷ giá hối đoái tƣơng quan âm với chỉ số giá chứng khoán.

Qua các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam, tác giả nhận thấy các yếu tố kinh tế vĩ mơ có ảnh hƣởng mạnh tới chỉ số giá chứng khoán gồm giá vàng, giá dầu, lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, cung tiền mở rộng và chỉ số sản xuất cơng nghiệp. Vì vậy, tác giả sẽ tập trung vào phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mơ này để xem xét ảnh hƣởng của chúng đến chỉ số giá chứng khoán và mức độ ảnh hƣởng ra sao.

1.3.2 Ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới chỉ số giá chứng khoán 1.3.2.1 Ảnh hƣởng của giá vàng tới chỉ số giá chứng khoán 1.3.2.1 Ảnh hƣởng của giá vàng tới chỉ số giá chứng khoán

Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanh khoản cao và nó phản ứng với những thay đổi giá. Sự biến động của giá vàng ảnh hƣởng đến phần lớn các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có TTCK. Các nhà đầu tƣ có thói quen sử dụng chiến lƣợc quản trị rủi ro đơn giản là đa dạng hóa trong danh mục đầu tƣ của họ các hàng hóa có cả đầu tƣ vàng hoặc dầu vì hai khoản đầu tƣ này thƣờng có mối quan hệ nghịch đảo với xu hƣớng của chỉ số giá chứng khoán.

Khi nền kinh thế đang suy thoái, các nhà đầu tƣ thƣờng chọn kênh vàng để tránh rủi ro tiền tệ, cả trực tiếp và gián tiếp. Thị trƣờng vàng trong lịch sử thƣờng đƣợc

xem là nơi giúp tránh thiệt hại xảy ra trong thời kỳ lạm phát, bất ổn xã hội và chiến tranh – các thời kỳ mà giá chứng khoán giảm. Trong các cuộc khủng hoảng, giá vàng tăng mạnh khi giá chứng khoán sụt giảm. Ảnh hƣởng của giá vàng tới giá chứng khốn có xu hƣớng thay đổi theo thời gian.

Tunali (2010) đã cho thấy: giá vàng ảnh hƣởng tiêu cực tới chỉ số giá TTCK Thổ

Nhĩ Kỳ.

1.3.2.2 Ảnh hƣởng của giá dầu tới chỉ số giá chứng khoán

Khi thế giới chƣa có giải pháp năng lƣợng thay thế thì dầu vẫn là một hàng hóa đầu vào quan trọng của các ngành sản suất, biến động giá dầu đƣợc theo dõi sát sao vì nó có ảnh hƣởng đến chi phí của hầu hết doanh nghiệp và nền kinh tế. Về mặt lý thuyết, việc tăng giá dầu sẽ tiếp tục tạo áp lực lên lạm phát và do đó làm giảm kỳ vọng về việc giảm lãi suất. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào của các ngành kinh tế tăng lên sẽ ảnh hƣởng tới việc mở rộng đầu tƣ của các doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng sẽ bị giảm xuống và dẫn tới niềm tin của nhà đầu tƣ về giá trị doanh nghiệp trong tƣơng lai cũng giảm theo. Những tác động này sẽ dẫn tới sự giảm giá chứng khoán. Tuy nhiên, nếu đứng ở góc độ các doanh nghiệp hoạt động khai thác dầu mỏ và các hoạt động dịch vụ liên quan thì việc tăng giá dầu sẽ làm tăng lợi nhuận cho cơng ty. Do đó, Mỹ bằng mọi cách luôn can thiệp vào Trung Đông để kiểm soát giá dầu. Mức độ tác động trong thay đổi giá dầu tới các doanh nghiệp và giá chứng khốn cịn phụ thuộc vào đặc thù của từng nhóm ngành và nền kinh tế.

Goswami và Jung (1997) đã cho thấy tại Hàn Quốc (nền kinh tế nhỏ, mở và nhập

khẩu dầu thơ) thì giá dầu ảnh hƣởng tiêu cực tới chỉ số giá chứng khoán.

Gan và cộng sự (2006) cho rằng khi giá dầu tăng lên sẽ mang lại lợi nhuận cho một

số quốc gia mà sản phẩm xuất khẩu của những nƣớc này là dầu thô hoặc sản phẩm chế biến từ dầu thơ. Vì vậy, giá dầu sẽ ảnh hƣởng tích cực tới chỉ số giá chứng khoán ở các nƣớc xuất khẩu dầu thô. Ngƣợc lại, giá dầu sẽ có ảnh hƣởng tiêu cực tới chỉ số giá chứng khốn ở những nƣớc nhập khẩu dầu thơ.

Tunali (2010) khi nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ (nƣớc nhập khẩu dầu thô) cho kết quả

1.3.2.3 Ảnh hƣởng của lãi suất tới chỉ số giá chứng khốn

Nếu muốn nhận dịng thu nhập ổn định từ một khoản đầu tƣ phi rủi ro thì tốt nhất là mua trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, cịn có một cơ hội nhận đƣợc phần thƣởng lớn hơn từ khoản đầu tƣ là mua chứng khoán, nơi nhận đƣợc cổ tức và thu nhập chênh lệch giá.

Các nhà đầu tƣ trái phiếu thƣờng theo dõi rất sát tình hình của nền kinh tế, trong đó lãi suất là nhân tố quan trọng. Các nhà đầu tƣ cổ phiếu thƣờng chỉ tập trung vào tình hình và triển vọng của cơng ty mình nắm giữ cổ phiếu và ln cảnh giác với các thay đổi trong lãi suất.

Khi lãi suất thấp, nhiều nhà đầu tƣ trƣớc đây đã mua trái phiếu nhằm tìm kiếm sự an tồn thƣờng có xu hƣớng bán trái phiếu để tìm kiếm thu nhập cao hơn từ TTCK, ngƣợc lại khi nhà đầu tƣ cảm nhận đƣợc là họ có thể nhận đƣợc mức thu nhập cao hơn từ trái phiếu thì dịng tiền sẽ chảy ra khỏi TTCK.

Khi đƣờng cong lãi suất tăng dốc, nó tạo một áp lực giảm giá chứng khốn bởi vì lãi suất của trái phiếu Chính phủ sẽ tăng. Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính lý thuyết, trên thực tế khơng có nghĩa là khi đƣờng cong lãi suất tăng cao sẽ khơng có các cơ hội đầu tƣ vào chứng khoán, trên thực tế, đây chỉ là một nhân tố mà các nhà đầu tƣ chứng khốn cần xem xét khi phân tích xu hƣớng TTCK.

Sự thay đổi của lãi suất không phải lúc nào cũng dẫn đến phản ứng ngƣợc của chỉ số giá chứng khoán. Chỉ khi nào lãi suất phản ánh xu hƣớng chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thƣớc đo hiệu quả sự dao động của TTCK. Thông thƣờng, lãi suất có xu hƣớng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn và ngƣợc lại. Nhƣng nếu lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm trọng và lãi suất tăng, đầu tƣ vào TTCK thƣờng có tỷ suất sinh lợi cao bởi vì trong trƣờng hợp này, lãi suất tăng là do nền kinh tế tăng trƣởng. Ngoài ra, lãi suất trong nƣớc tăng cũng có tác động thu hút luồng ngoại tệ đổ vào, làm giảm tỷ giá hối đoái. Các doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh này sẽ gặp khó khăn do giá hàng hố xuất khẩu tăng cao, đồng thời trƣớc đó đã chịu thêm chi phí vốn vay do lãi suất tăng. Hệ quả là doanh thu của các doanh nghiệp này bị ảnh hƣởng, dẫn đến giảm kỳ vọng

vào lợi nhuận tƣơng lai của doanh nghiệp, từ đó làm giảm giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Nhƣng đối với doanh nghiệp nhập khẩu thì khi lãi suất tăng là lợi thế cho họ. Đối với một quốc gia chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu, lãi suất tăng với mức hợp lý đôi khi cũng là một yếu tố hỗ trợ cho TTCK. Nhìn chung, mặc dù thơng thƣờng có mối quan hệ nghịch biến rõ rệt giữa lãi suất và giá cổ phiếu nhƣng điều này không hẳn luôn luôn đúng.

Chen và cộng sự (1986) đã kết luận rằng lãi suất thị trƣờng có ảnh hƣởng tới chỉ số

giá chứng khốn.

Goswami và Jung (1997) qua nghiên cứu đã khẳng định lãi suất ngắn hạn có ảnh

hƣởng tích cực tới chỉ số giá chứng khốn Hàn Quốc, trong khi đó, lãi suất dài hạn lại có ảnh hƣởng tiêu cực tới chỉ số giá chứng khoán giai đoạn từ 01/1980 đến tháng 6/1996.

Islam và cộng sự (2004) đã chứng minh lãi suất có ảnh hƣởng tích cực tới chỉ số

giá chứng khốn Thái Lan trong dài hạn.

Gan và cộng sự (2006) đã kiểm định ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới

chỉ số giá TTCK New Zealand. Kết quả cho thấy lãi suất ngắn hạn có ảnh hƣởng tới chỉ số giá chứng khốn giai đoạn 1990 – 2003.

Acikalin và cộng sự (2008) cũng đã nghiên cứu ảnh hƣởng của lãi suất tới chỉ số

giá chứng khoán Istanbul (ISE). Kết quả cho thấy tồn tại mối tƣơng quan cân bằng dài hạn giữa lãi suất với ISE. Hơn thế, ISE có tác động ngƣợc lại đến lãi suất.

Tunali (2010) nghiên cứu ảnh hƣởng của lãi suất tới chỉ số giá chứng khoán

Istanbul trong giai đoạn từ tháng 01/2002 đến tháng 8/2008 cho biết lãi suất tiền gửi kỳ hạn một tháng có ảnh hƣởng tiêu cực tới chỉ số giá chứng khoán.

Tangjitprom (2011) xem xét ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới chỉ số giá

chứng khoán Thái Lan với dữ liệu đƣợc thu thập theo tháng trong thời kỳ từ tháng 01/2001 đến tháng 12/2010. Kết quả của phân tích hồi quy cho thấy lãi suất ảnh hƣởng tiêu cực và đáng kể tới chỉ số giá chứng khoán.

1.3.2.4 Ảnh hƣởng của lạm phát tới chỉ số giá chứng khoán

Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trƣờng, nó xuất hiện khi các yêu cầu của các quy luật kinh tế hàng hố khơng đƣợc tôn trọng, nhất là quy luật lƣu thơng tiền tệ. Ở đâu cịn sản xuất hàng hóa, cịn tồn tại những quan hệ hàng hố tiền tệ thì ở đó cịn ẩn náu khả năng lạm phát và lạm phát chỉ xuất hiện khi các quy luật của lƣu thông tiền tệ bị vi phạm. Trong bộ "Tƣ bản" nổi tiếng của mình C. Mác viết: "Việc phát hành tiền giấy phải đƣợc giới hạn ở số lƣợng vàng hoặc bạc thực sự lƣu thơng nhờ các đại diện tiền giấy của mình". Điều này có nghĩa là khi khối lƣợng tiền giấy do Nhà Nƣớc phát hành vào lƣu thơng vƣợt q số lƣợng vàng mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện.

Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đƣa ra và đƣợc sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trƣờng: “Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian”. Lạm phát đƣợc đặc trƣng bởi chỉ số lạm phát. Nó chính là GNP danh nghĩa/ GNP thực tế. Trong thực tế nó đƣợc thay thế bằng tỷ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá bán buôn Ip = ip.d

ip: chỉ số giá cả của từng loại nhóm hàng d: tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại hàng

Lạm phát tác động đến giá chứng khoán theo cơ chế sau:

 Lạm phát tăng sẽ trực tiếp làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với việc

phải tăng lãi vay tín dụng, tăng lƣơng và các chi phí đầu vào khác, từ đó làm tăng chi phí sản xuất và giá bán đầu ra, gây khó khăn về thị trƣờng và nguy cơ đổ vỡ các kế hoạch, các hợp đồng kinh doanh. Điều này là giảm lợi nhuận và lợi tức cổ phiếu, chứng khoán các doanh nghiệp cũng trở nên kém hấp dẫn hơn, đồng nghĩa với việc giảm sút nhiệt tình đầu tƣ và sự sơi động của TTCK.

 Lạm phát tăng sẽ tăng áp lực buộc Nhà Nƣớc phải thực hiện chính sách thắt chặt

nhƣ giảm hạn mức tín dụng, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản và lãi suất chiết khấu ngân hàng,... khiến các nhà đầu tƣ chứng khoán tiếp cận nguồn tín dụng khó khăn hơn, vì vậy làm giảm đầu tƣ TTCK.

 Lạm phát tăng sẽ kéo theo việc phải tăng lãi suất ngân hàng, khiến lãi suất ngân

hàng trở nên hấp dẫn hơn kinh doanh chứng khoán, thúc đẩy việc tăng mức gửi tiết kiệm hoặc mua vàng để bảo toàn tiền vốn của nhà đầu tƣ, điều này cũng làm thu hẹp dòng đầu tƣ trên TTCK.

 Lạm phát tăng có thể cịn gây ra hai tác động trái chiều khác là tăng bán ra các

chứng khoán “xấu” để rút vốn khỏi TTCK và tăng mua vào những chứng khoán “tốt” để thay đổi lƣợng cung cầu các loại chứng khoán trên thị trƣờng. Xu hƣớng bán tháo chứng khốn thƣờng xảy ra khi trên TTCK có nhiều hàng hóa chứng khốn chất lƣợng thấp và xuất hiện nhiều các tín hiệu làm giảm lòng tin của các nhà đầu tƣ, nhất là các nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp...

Chen và cộng sự (1986) đã nhấn mạnh đến ảnh hƣởng tiêu cực của lạm phát tới chỉ

số giá chứng khoán.

Tunali (2010) lại cho thấy lạm phát ảnh hƣởng tích cực tới chỉ số giá chứng khoán. 1.3.2.5 Ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái tới chỉ số giá chứng khoán

Khái niệm của tỷ giá hối đoái rất phức tạp, có thể tiếp cận nó từ những góc độ khác nhau. Xét trong phạm vi thị trƣờng của một nƣớc, các phƣơng tiện thanh toán quốc tế đƣợc mua và bán trên thị trƣờng hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nƣớc theo một tỷ giá nhất định. Do đó có thể hiểu tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ đƣợc biểu hiện bằng số lƣợng đơn vị tiền tệ của nƣớc khác hay là bằng số lƣợng ngoại tệ nhận đƣợc khi đổi một đơn vị nội tệ hoặc bằng số lƣợng nội tệ nhận đƣợc khi đổi một đơn vị ngoại tệ. Các nƣớc có giá trị đồng nội tệ thấp hơn giá trị ngoại tệ thƣờng sử dụng cách thứ hai. Chẳng hạn ở Việt Nam ngƣời ta thƣờng nói đến số lƣợng đồng Việt Nam nhận đƣợc khi đổi một đồng USD, DEM hay FFR… Trong thực tế, cách sử dụng tỷ giá nhƣ vậy thuận lợi hơn. Tuy nhiên trong nghiên cứu lý thuyết thì cách định nghĩa thứ nhất thuận lợi hơn. Tỷ giá hối đối cịn đƣợc định nghĩa ở khía cạnh khác, đó là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nƣớc với nhau. Một đồng tiền hay một lƣợng đồng tiền nào đó đổi đƣợc bao nhiêu đồng tiền khác đƣợc gọi là tỷ lệ giá cả trao đổi giữa các đồng tiền với nhau hay gọi tắt là tỷ giá hối đoái hay

ngắn gọn là tỷ giá. Nhƣ vậy, trên bình diện quốc tế, có thể hiểu một cách tổng quát: tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của các đồng tiền so với nhau.

Tác động của tỷ giá hối đoái đến giá chứng khoán đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế học, các nhà làm chính sách và nhà đầu tƣ trong một thời gian dài. Các doanh nghiệp hoạt động trong thị TTCK thƣờng phải gánh chịu ba rủi ro sau đối với rủi ro tỷ giá: độ nhạy cảm kinh tế, độ nhạy cảm chuyển đổi và độ nhạy cảm giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)