Kiểm định nhân quả Granger

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 60 - 63)

6. Cấu trúc của đề tài

2.4 Mơ hình nghiên cứu

2.4.4.4 Kiểm định nhân quả Granger

Kiểm định đồng liên kết Johansen cho thấy rằng có tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa chỉ số giá chứng khoán và các yếu tố vĩ mô, nhƣng kết quả này chƣa cho thấy đƣợc mối quan hệ trực tiếp (biến nào có ảnh hƣởng trực tiếp lên biến nào). Do đó, chúng ta sẽ sử dụng kiểm định nhân quả Granger để xem xét mối quan hệ động trong ngắn hạn giữa các biến số.

Kiểm định có các giả thiết nhƣ sau:

H0: Biến số kinh tế vĩ mơ khơng có tác động nhân quả Granger lên chỉ số giá chứng khoán và chỉ số giá chứng khốn khơng tác động nhân quả Granger lên các biến số kinh tế vĩ mô.

 Có nhân quả Granger một chiều từ yếu tố kinh tế vĩ mơ sang chỉ số giá chứng

khốn.

 Có nhân quả Granger một chiều từ chỉ số giá chứng khoán sang các yếu tố kinh

tế vĩ mơ.

 Có nhân quả Granger hai chiều giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và chỉ số giá chứng

khốn.

 Khơng có quan hệ nhân quả Granger giữa các yếu tố kinh tế vĩ mơ và chỉ số giá

chứng khốn.

Để kiểm định giả thiết này chúng ta sử dụng thống kê F của kiểm định Wald. Giả thiết H0 bị từ chối nếu thống kê F tính tốn đƣợc là có ý nghĩa.

Sử dụng độ trễ tối đa vừa xác định ở trên (độ trễ là 8) trong kiểm định nhân quả Granger, ta có kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.7: Kết quả kiểm định nhân quả Granger giữa các biến số

Lags: 8

Null Hypothesis: Obs F-Statistic Prob.

CPI does not Granger Cause DVNI 101 2.56243* 0.015

DVNI does not Granger Cause CPI 0.96356 0.47

DDR does not Granger Cause DVNI 101 0.80456 0.6003

DVNI does not Granger Cause DDR 0.83733 0.5725

DEX does not Granger Cause DVNI 101 0.94351 0.4857

DVNI does not Granger Cause DEX 0.58056 0.7912

DM2 does not Granger Cause DVNI 101 2.30847* 0.0274

DVNI does not Granger Cause DM2 0.87634 0.5399

DOIL does not Granger Cause DVNI 101 2.47234* 0.0186

DVNI does not Granger Cause DOIL 1.60954 0.1343

GOLD does not Granger Cause DVNI 101 0.82257 0.585

DVNI does not Granger Cause GOLD 1.70151 0.1099

IPI does not Granger Cause DVNI 101 0.77468 0.626

Bảng 2.7 cho thấy: lạm phát, cung tiền mở rộng, giá dầu là có ảnh hƣởng một chiều đến chỉ số giá chứng khoán và chỉ số giá chứng khốn thì khơng có tác động ngắn hạn tới bất kỳ yếu tố vĩ mơ nào. Kết quả trên có thể đƣợc lý giải nhƣ sau:

 Đối với yếu tố lạm phát:

Giả thuyết lạm phát không tác động Granger đến VN-Index đã bị bác bỏ, chứng tỏ những thay đổi trong thông tin lạm phát sẽ ảnh hƣởng tới giá chứng khoán. Điều này là hoàn toàn phù hợp với TTCK Việt Nam trong thời gian qua. Khi lạm phát thay đổi thì sẽ động trực tiếp đến tâm lý nhà đầu tƣ và giá trị của các khoản đầu tƣ trên TTCK. Lạm phát tăng là một trong những biểu hiện bất ổn của nền kinh tế. Do vậy, lạm phát tăng cao có thể dẫn tới nguy cơ khủng hoảng niềm tin vào nền kinh tế và nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng luồng tiền chảy vào TTCK.

 Đối với yếu tố cung tiền mở rộng:

Kiểm định Granger cho thấy trong ngắn hạn, những thay đổi trong cung tiền mở rộng sẽ ảnh hƣởng đến chỉ số giá chứng khoán Việt Nam. M2 gia tăng thể hiện sự mở rộng về chính sách tiền tệ nên nguồn cung tiền trên thị trƣờng cũng gia tăng. Cả doanh nghiệp và nhà đầu tƣ có nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn vốn. Doanh nghiệp dễ dàng vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nên khả năng tăng thu nhập cũng tăng lên.

Nhà đầu tƣ có thêm nguồn vốn để đầu tƣ nên cầu về chứng khốn sẽ tăng. Điều này kích thích dịng tiền chảy vào TTCK làm tăng giá chứng khoán.

 Đối với yếu tố giá dầu:

Kiểm định Granger cho thấy những thay đổi trong giá dầu trong ngắn hạn có ảnh hƣởng tới chỉ số giá chứng khốn Việt Nam. Điều này có thể giải thích rằng: do Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu xăng dầu, nên khi giá dầu thế giới thay đổi sẽ làm thay đổi giá bán xăng trong nƣớc, chi phí đầu vào của các ngành kinh kế bị ảnh hƣởng tức thời nên trong ngắn hạn biến số giá dầu sẽ ảnh hƣởng tới chỉ số giá chứng khoán.

 Các yếu tố còn lại nhƣ lãi suất, chỉ số sản xuất cơng nghiệp, tỷ giá hối đối, giá

khốn. Điều này chƣa phù hợp về mặt lý thuyết và thực tế tại TTCK Việt Nam trong thời gian qua. Nhƣng cũng từ kết quả kiểm định Granger có thể thấy:

 Yếu tố lãi suất, chỉ số sản xuất cơng nghiệp và giá vàng có ảnh hƣởng trực

tiếp tới lạm phát. Vì vậy có thể hiểu tại thị trƣờng Việt Nam, các thông tin về lãi suất, chỉ số sản xuất công nghiệp và giá vàng sẽ đƣợc phản ánh trực tiếp vào lạm phát và từ đó ảnh hƣởng tới chỉ số giá chứng khốn.

 Mặt khác, tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến cung tiền mở rộng. Vì vậy có

thể nói tỷ giá hối đối có tác động đến chỉ số giá chứng khốn thơng qua cung tiền mở rộng.

Kết quả Granger cũng cho thấy, trong ngắn hạn VN-Index không có bất kỳ ảnh hƣởng nào tới các yếu tố kinh tế vĩ mô. Nhƣ vậy, TTCK chƣa hiệu quả về mặt thông tin và chƣa thể trở thành chỉ báo hàng đầu cho nền kinh tế nhƣ ở một số nƣớc trên thế giới. Điều này, cũng phù hợp với thị trƣờng Việt Nam vì: TTCK Việt Nam hoạt động trên 10 năm, quy mô thị trƣờng còn nhỏ nên mức ảnh hƣởng của thị trƣờng tới các hoạt động kinh tế là cịn thấp. Bên cạnh đó, tại Việt Nam vấn đề về công bố thông tin vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nên kết quả giao dịch chƣa phản ánh đúng năng lực của các công ty mà chủ yếu là do đầu cơ và ảnh hƣởng tâm lý bầy đàn. Do đó, hiện tại chỉ số giá chứng khoán Việt Nam chƣa thể là chỉ báo hàng đầu cho ngành kinh tế và điều hành chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)