Đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới chỉ số giá chứng khoán Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 71 - 77)

6. Cấu trúc của đề tài

2.5 Đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới chỉ số giá chứng khoán Việt

khoán Việt Nam

Tác giả đã sử dụng kiểm định đồng liên kết Jonhansen, kiểm định nhân quả Granger và phân tích phƣơng sai phân rã để phân tích và đo lƣờng ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khốn Việt Nam. Kết quả phân tích nhƣ sau:

 Tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và chỉ số giá

chứng khoán thị trƣờng. Kết quả này là phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả nhƣ Tunali (2010) trên TTCK Thổ Nhĩ Kỳ, Mohammad và cộng sự (2009) trên TTCK Malaysia,…

 Trong ngắn hạn, tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng

khoán Việt Nam nhƣ sau:

 Giá vàng: khơng có ảnh hƣởng trực tiếp đến chỉ số giá chứng khoán Việt

Nam. Tuy nhiên, giá vàng có ảnh hƣởng trực tiếp đến lạm phát nên có thể nói giá vàng cũng có tác động gián tiếp đến chỉ số giá chứng khốn thơng qua lạm phát. Các nhà đầu tƣ thƣờng đầu tƣ vàng để phòng ngừa rủi ro. Vàng thƣờng xem là “nơi tránh bão” trong thời kỳ lạm phát, bất ổn xã hội và chiến tranh. Trong các cuộc khủng hoảng đó, giá vàng tăng mạnh khi chỉ số giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Thực tế ở Việt Nam, nhu cầu đầu tƣ vàng khá lớn, vàng là một kênh đầu tƣ rất đƣợc ƣa thích. Có thể thấy trong giai đoạn 2000 – 2006 nền kinh tế phát triển khá bền vững, lạm phát dƣới một con số nhƣng giá vàng vẫn tăng đều qua các năm. Trong thời kỳ 2008 – 2009, khi nền kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ toàn cầu đang hứng chịu cơn bão tài chính thì giá vàng lại sụt giảm. Ngoài ra, với rủi ro cao nhƣng tỷ suất sinh lợi khó đột biến khiến cho việc đầu tƣ vào vàng ở Việt Nam cũng không khả thi hơn đầu tƣ vào TTCK.

 Giá dầu: có tác động nhân quả một chiều đến chỉ số giá chứng khoán Việt

Nam. Giá dầu ảnh hƣởng đến chỉ số giá chứng khốn thơng qua ba kênh sau: thứ nhất, giá dầu là một yếu tố đầu vào quan trọng trong tiến trình sản xuất, một sự tăng lên trong giá dầu sẽ làm tăng chi phí sản xuất, tạo áp lực lên chỉ

số giá chứng khoán; thứ hai, giá dầu tăng sẽ tạo áp lực tăng lạm phát kỳ vọng, từ đó làm tăng lãi suất chiết khấu, dẫn đến làm giảm chỉ số giá chứng khoán; thứ ba, khi giá dầu thay đổi liên tục, các nhà đầu tƣ sẽ xem xét các khoản đầu tƣ vào dầu nhƣ là một cách phòng ngừa rủi ro nghịch đảo với chuyển biến của TTCK. Nói tóm lại, khi giá dầu tăng, các nhà đầu tƣ quan sát thấy rằng những lo lắng về kinh tế sẽ làm giá cổ phiếu rớt xuống. Mặt khác, các nhà đầu tƣ xem việc giảm giá dầu là dấu hiệu có lợi cho nền kinh tế.

 Lãi suất: khơng có tác động trực tiếp đến chỉ số giá chứng khốn Việt Nam

nhƣng có tác động gián tiếp thông qua lạm phát. Điều này phù hợp với thực tế của TTCK Việt Nam. Bởi vì sự thay đổi của lãi suất khơng phải lúc nào cũng dẫn đến phản ứng ngƣợc của chỉ số giá chứng khoán. Chỉ khi nào lãi suất phản ánh xu hƣớng chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thƣớc đo hiệu quả sự dao động của TTCK. Đối với một quốc gia chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu, lãi suất tăng với mức hợp lý đôi khi cũng là một yếu tố hỗ trợ cho TTCK. Nhìn chung, mặc dù thơng thƣờng có mối quan hệ nghịch biến rõ rệt giữa lãi suất và giá cổ phiếu nhƣng điều này không hẳn luôn luôn đúng.

 Lạm phát: có tác động nhân quả một chiều đến chỉ số giá chứng khốn Việt

Nam bởi vì đây là yếu tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến tâm lý và hành vi của nhà đầu tƣ. Lạm phát và chỉ số giá chứng khốn có mối liên hệ nghịch chiều, bởi lẽ xu hƣớng của lạm phát xác định tính chất tăng trƣởng. Lạm phát tăng cao luôn là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang nóng, báo hiệu sự tăng trƣởng kém bền vững, trong khi TTCK nhƣ chiếc nhiệt kế đo sức khỏe của nền kinh tế. Khi lạm phát tăng cao thì sẽ tác động đến chỉ số giá chứng khốn theo các cách sau: thứ nhất, lạm phát tăng sẽ làm tăng chi phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đảm bảo lợi nhuận kinh doanh và cổ tức, các báo cáo tài chính kém sáng sủa làm cho chứng khoán kém hấp dẫn hơn, đồng nghĩa với việc giảm sự sôi động trên TTCK; thứ hai, lạm phát tăng cao sẽ

khiến NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, dẫn đến các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, làm giảm dòng tiền vào TTCK; thứ ba, lạm phát tăng sẽ kéo theo lãi suất ngân hàng tăng, khiến lãi suất tiền gửi trở nên hấp dẫn hơn, điều này cũng làm thu hẹp dòng tiền vào TTCK; thứ tƣ, lạm phát tăng sẽ làm xuất hiện xu hƣớng bán tháo trên TTCK.

 Tỷ giá hối đối: khơng có tác động trực tiếp đến chỉ số giá chứng khốn Việt

Nam nhƣng có thể tác động gián tiếp đến chỉ số giá chứng khốn thơng qua cung tiền mở rộng. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng chỉ ra rằng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và chỉ số giá chứng khốn hầu nhƣ khơng có xu hƣớng chung cho tất cả các thị trƣờng.

 Cung tiền mở rộng: có tác động nhân quả một chiều đến chỉ số giá chứng

khoán Việt Nam bởi vì yếu tố này có ảnh hƣởng trực tiếp và nhanh chóng đến hành vi của nhà đầu tƣ. Nếu cung tiền tăng, có nghĩa là nhu cầu về tiền tệ tăng, đây là tín hiệu cho thấy hoạt động kinh tế sẽ tăng cao. Hoạt động kinh tế càng cao có nghĩa là dịng tiền càng cao, dẫn đến giá chứng khoán cũng tăng. Nghĩa là cung tiền tăng lên sẽ dẫn đến sự tăng trƣởng và phát triển ổn định hơn cho TTCK. Thực tế ở TTCK Việt Nam cho thấy, khi có thơng tin về lƣợng cung tiền của NHNN thì gần nhƣ ngay lập tức thơng tin này đƣợc phản ánh vào chỉ số giá chứng khoán. Trong khoảng thời gian 2000 – 2006, khi cung tiền tăng đều và nhanh thì TTCK tăng ấn tƣợng từ 200 điểm lên hơn 1000 điểm. Đến năm 2008, khi NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm lƣợng cung tiền đã làm TTCK giảm còn 300 – 350 điểm. Năm 2009, NHNN thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ đã tạo điều kiện cho TTCK tăng lên trở lại.

 Chỉ số sản xuất công nghiệp: là một chỉ số luôn đi theo chu kỳ kinh tế, nghĩa

là nó tăng trong giai đoạn phục hồi, bùng nổ kinh tế và giảm trong giai đoạn suy thối. Nó thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một thƣớc đo về mức độ hoạt động của nền kinh tế, một sự gia tăng của chỉ số sản xuất cơng nghiệp là một tín hiệu cho thấy kinh tế phát triển. Tuy nhiên tại Việt Nam, chỉ số này khơng có

tác động trực tiếp đến chỉ số giá chứng khốn nhƣng có tác động gián tiếp thơng qua lạm phát. Điều này có thể là do giá trị sản lƣợng cơng nghiệp của Việt Nam không phản ánh đƣợc tiềm năng phát triển của đất nƣớc, đóng góp 50% trong tổng giá trị là các ngành công nghiệp xuất khẩu tài ngun thiên nhiên nhƣ than đá, dầu thơ, khí hố lỏng trong khi các ngành cơng nghiệp mang lại nhiều giá trị thặng dƣ hay mang yếu tố công nghệ hầu nhƣ vắng bóng hoặc chiếm tỷ trọng quá nhỏ.

 Kiểm định nhân quả Granger cũng cho thấy, chỉ số giá chứng khốn khơng có

bất kỳ ảnh hƣởng nào tới các yếu tố kinh tế vĩ mô. Nghĩa là, chỉ số giá chứng khốn khơng phải là chỉ báo tốt cho nền kinh tế. Điều này là hồn tồn phù hợp tại Việt Nam vì TTCK Việt Nam cịn non trẻ, quy mơ thị trƣờng cịn nhỏ, việc công bố thông tin trên thị trƣờng còn nhiều vấn đề nên những thông tin trên TTCK chƣa thể là yếu tố dự báo tốt cho các yếu tố vĩ mô và nền kinh tế.

 Kết quả mơ hình hồi quy VAR cho thấy:

 Giá dầu và chỉ số giá chứng khốn có mối quan hệ nghịch biến với nhau. Giá

mặt hàng xăng dầu trong nƣớc phụ thuộc vào biến động của giá dầu thế giới. Việc tăng giá xăng sẽ tiếp tục tạo áp lực lên lạm phát và do đó làm giảm kỳ vọng về việc giảm lãi suất trong thời gian tới. Do đó, tác động của thực tế này trƣớc mắt tới TTCK rõ ràng là khơng mấy tích cực.

 Lạm phát và chỉ số giá chứng khốn cũng có mối quan hệ nghịch biến với

nhau. Khi lạm phát thay đổi thì sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý nhà đầu tƣ và giá trị của các khoản đầu tƣ trên TTCK. Lạm phát tăng là một trong những biểu hiện bất ổn của nền kinh tế. Do vậy, lạm phát tăng cao có thể dẫn tới nguy cơ khủng hoảng niềm tin vào nền kinh tế và nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng luồng tiền chảy vào TTCK.

 Yếu tố cung tiền mở rộng lại có mối tƣơng quan đồng biến với chỉ số giá

chứng khoán. Kết quả này là phù hợp với lý thuyết và nhiều kết quả nghiên cứu trƣớc đây.

 Ngoài ra, các yếu tố khác khơng có ý nghĩa thống kê với chỉ số giá chứng

khoán – phù hợp với kết quả từ kiểm định nhân quả Granger.

 Cuối cùng, theo kết quả phân tích phƣơng sai phân rã thì trong ngắn hạn (2

tháng) chỉ số VN-Index bị ảnh hƣởng chủ yếu từ những cú sốc của chính nó, tiếp đến là cung tiền mở rộng, giá dầu, lạm phát, tỷ giá hối đối, chỉ số sản xuất cơng nghiệp, lãi suất và cuối cùng là giá vàng. Trong dài hạn (12 tháng), mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế vĩ mơ đến chỉ số giá chứng khốn theo thứ tự nhƣ sau: những cú sốc từ chính bản thân nó, lạm phát, cung tiền mở rộng, chỉ số sản xuất cơng nghiệp, giá dầu, lãi suất, tỷ giá hối đối, giá vàng. Điều đáng lƣu ý, tỷ lệ lạm phát trong ngắn hạn ít có ảnh hƣởng tới chỉ số giá chứng khoán, tuy nhiên mức độ này tăng cao trong dài hạn.

 Nhƣ vậy, bằng những phân tích định lƣợng bài nghiên cứu cho thấy chỉ số giá

chứng khốn hầu nhƣ khơng chịu ảnh hƣởng bởi các biến số vĩ mô (trừ cung tiền mở rộng, giá dầu và lạm phát) về mặt thống kê – những thông tin cơ bản của nền kinh tế. Điều này đến từ nhiều phía mà chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

 Dữ liệu nghiên cứu của tác giả chƣa đủ lớn (thời gian nghiên cứu khá ngắn)

nên chƣa phản ánh đầy đủ thực trạng của thị trƣờng. Do đó, hƣớng nghiên cứu xa hơn là tác giả sẽ nghiên cứu trong khoảng thời gian dài hơn và đi sâu vào tìm hiểu những kết quả chƣa hợp lý của bài nghiên cứu này.

 Thị trƣờng Việt Nam là không hiệu quả dẫn đến việc hấp thụ thông tin không

tốt cũng nhƣ những hạn chế về mặt bản chất trong các chính sách của Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng này, tác giả trình bày tình hình kinh tế vĩ mô và chỉ số giá chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 đến 2012. Nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trƣởng cao so với khu vực, nhƣng đang có khuynh hƣớng chậm lại; đồng thời, tăng trƣởng vẫn lệ thuộc nhiều vào mở rộng đầu tƣ. Nền kinh tế ngày càng trở nên bất ổn khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới (lạm phát dao động mạnh hơn).

Tăng trƣởng kinh tế có tác động đến chỉ số giá chứng khoán. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu vẫn cho rằng sự tăng trƣởng của TTCK Việt Nam nhƣ một làn sóng lớn, đƣợc mong đợi để phát triển ổn định nhƣng cần sự điều chỉnh kịp thời để tránh sụp đổ. Hầu hết những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đều khẳng định rằng đặc điểm chính của TTCK Việt Nam là “nóng nhanh, lạnh nhanh” làm cho nhà đầu tƣ thận trọng khi đầu tƣ vào thị trƣờng đầy tiềm năng này, thậm chí Việt Nam đã cho phép thành lập những cơng ty nƣớc ngồi với 49% vốn của nƣớc ngồi.

Bên cạnh đó, mơ hình nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa chỉ số VN-Index và các yếu tố kinh tế vĩ mơ. Kiểm định nhân quả Granger và mơ hình tự hồi quy vector cho thấy yếu tố cung tiền mở rộng, giá dầu và lạm phát có ảnh hƣởng đến chỉ số VN-Index. Theo đó, cung tiền mở rộng có ảnh hƣởng tích cực với chỉ số VN-Index, cịn giá dầu và lạm phát lại có ảnh hƣởng tiêu cực. Ngồi ra, kiểm định nhân quả cũng cho thấy chỉ số VN-Index không phải là chỉ báo hàng đầu cho các yếu tố kinh tế vĩ mơ và nền kinh tế vì chỉ số VN-Index khơng tác động nhân quả tới bất kỳ yếu tố kinh tế vĩ mô nào.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)