Tình hình kinh tế vĩ mô tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 40 - 43)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1 Tình hình kinh tế vĩ mô tại Việt Nam

Tăng trƣởng kinh tế

Việt Nam đƣợc xem là một nền kinh tế mới nổi ở khu vực Đơng Nam Á, nơi có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Tốc độ phát triển đạt đƣợc khoảng 6,6% từ năm 2000- 2005 và 8,35% trong năm 2006-2007, và đạt 5,03% trong năm 2012. Đồng thời đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi, tiết kiệm nội địa khơng ngừng gia tăng trong những năm gần đây, FDI tăng cao nhất vào năm 2012 đạt 12,72 tỷ USD, đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung

Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, Việt Nam chứng kiến một giai đoạn tăng trƣởng kinh tế có tốc độ chững lại so với thập niên trƣớc đó. Vào cuối thập niên 1990, tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam chậm lại vì những dấu hiệu do dự trong tiến trình cải cách kinh tế xuất hiện từ năm 1996 và những ảnh hƣởng lan truyền tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Hậu quả của tình trạng này là nền kinh tế trải qua một giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trƣởng đi liền với hiện tƣợng giảm phát trong những năm 1999-2001. Trƣớc tình hình đó, một kế hoạch kích thích kinh tế thơng qua nới lỏng tín dụng và mở rộng đầu tƣ Nhà Nƣớc bắt đầu đƣợc thực hiện từ năm 2000. Việc duy trì chính sách kích thích tƣơng đối liên tục trong những năm sau đó, một mặt giúp nền kinh tế lấy lại phần nào đà tăng trƣởng, nhƣng mặt khác đã tích tụ những mầm mống gây ra lạm phát cao bắt đầu bộc lộ từ giữa năm 2007. Thêm vào đó, việc gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) vào tháng 11/2006 mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng chƣa từng có, khiến mức độ giao lƣu thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế tăng vọt, làm dòng vốn vào (cả đầu tƣ trực tiếp lẫn gián tiếp) tăng mạnh.

Trong giai đoạn năm 2000-2012, nền kinh tế vẫn tồn tại nhiều dấu hiệu bất ổn, chỉ số CPI vẫn ở mức rất cao vào các năm 2008 (24,4%), năm 2010 (11,8%), năm 2011 (18,1%). Bên cạnh đó, cán cân thƣơng mại xuất khẩu tăng cao nhất vào năm 2012 đạt 108,8 tỷ USD và nhập khẩu đạt 121,8 tỷ USD nhƣng thâm hụt thƣơng mại

thƣờng xuyên xảy ra và kéo dài cao nhất năm 2008 (thâm hụt 18 tỷ USD). Nhu cầu ổn định đồng tiền Việt đòi hỏi NHNN phải trung hịa một lƣợng ngoại tệ rất lớn, góp phần thổi bùng lạm phát trong năm 2008. Nhìn chung, việc kiểm sốt vĩ mơ trong giai đoạn này tỏ ra lúng túng. Cộng với những tác động to lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trong hai năm 2008-2009, nền kinh tế phải hứng chịu thời kỳ tăng trƣởng kinh tế ở mức thấp đi liền với lạm phát cao.

Hiện nay, nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu ƣu tiên kiềm chế lạm phát suốt từ năm 2010 đến nay, áp dụng đồng bộ các biện pháp, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đã giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17%-18% của năm 2011 xuống còn 7%-10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9%-12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9%-11,5% (các lĩnh vực ƣu tiên là 7%-9%), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc với nguồn vốn từ ngân hàng. Bội chi ngân sách, nợ chính phủ, nợ cơng, nợ nƣớc ngồi của quốc gia theo cách đánh giá của Việt Nam vẫn trong giới hạn kiểm soát. Nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi (FDI) vẫn có xu hƣớng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là 15,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số tƣơng ứng của năm 2012 là 16,3 tỷ USD và 10,1 tỷ USD; năm 2013 là 21,6 tỷ USD và 11,5 tỷ USD.

Tốc độ tăng trƣởng GDP trong thời gian 2008-2013 có xu hƣớng giảm sút đáng kể. Năm 2007, GDP của nền kinh tế là 8.46% thì sang năm 2008, GDP giảm nhanh, chạm đáy ở 5.32% vào năm 2009. Năm 2010, hƣớng phục hồi gợi mở, nhiều nhận định đều lạc quan: những gì khó khăn nhất đã qua, hay nền kinh tế đã chạm đáy. Tuy nhiên, năm 2011 và 2012, triển vọng phục hồi lại càng xấu đi khi GDP có xu hƣớng đi xuống, chỉ đạt 5.03% vào năm 2012, thấp hơn cả đáy năm 2009. Năm 2013, GDP tăng nhƣng đã không đạt đƣợc mục tiêu 5.5% đã đề ra.

Hình 2.1: Tình hình tăng trƣởng GDP

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Ngân sách Nhà Nƣớc

Đặc điểm căn bản của ngân sách Nhà Nƣớc là sự thâm hụt triền miên ở mức cao. Đồng thời, nợ cơng có khuynh hƣớng tăng liên tục trong 10 năm qua. Năm 2009 có thâm hụt đặc biệt cao vì đây là năm thực hiện gói kích thích kinh tế lớn để chống suy thối kinh tế.

Thƣơng mại quốc tế và tỷ giá hối đoái

Thƣơng mại quốc tế là một lĩnh vực đặc biệt phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu, với những hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng đƣợc ký kết, đồng thời tham gia vào các tổ chức đa biên, trong đó phải kể tới việc gia nhập WTO. Tuy nhiên, việc hội nhập sâu vừa mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội, đồng thời cũng buộc đất nƣớc phải đối diện với nhiều thách thức mới. Đặc điểm đáng lƣu ý là kể từ năm 2002, cán cân vãng lai trở lại tình trạng thâm hụt mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ thâm hụt thƣơng mại mặc dù dòng kiều hối chảy về trong nƣớc và các dòng vốn chảy vào Việt Nam bắt đầu gia tăng ổn định và giúp cân đối phần nào cán cân vãng lai. Khi các dịng vốn có dấu hiệu chững lại do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra vào năm 2008, thì thâm hụt vãng lai lại khơng có khuynh hƣớng thu

phần ngoại tệ bị thiếu hụt. Thâm hụt vãng lai liên tục, đi cùng với mức lạm phát cao trong nƣớc, khiến tỷ giá thực tế của VND so với USD trong những năm gần đây giảm mạnh mặc dù tỷ giá danh nghĩa có xu hƣớng tăng lên rõ rệt, và khoảng cách giữa hai tỷ giá ngày càng mở rộng, đặc biệt là hai năm 2008 và 2009. Nếu lấy năm 2000 làm gốc thì đồng Việt Nam đã lên giá thực tế xấp xỉ 38%. Điều này hẳn đã góp phần khiến thâm hụt thƣơng mại của Việt Nam trở nên trầm trọng từ sau năm 2003.

Tóm lại, có thể khái quát một số đặc điểm kinh tế vĩ mô của Việt Nam nhƣ sau:

 Tăng trƣởng đạt mức cao so với khu vực, nhƣng đang có khuynh hƣớng chậm

lại; đồng thời, tăng trƣởng vẫn lệ thuộc nhiều vào mở rộng đầu tƣ.

 Nền kinh tế ngày càng trở nên bất ổn khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới

(lạm phát dao động mạnh hơn).

 Ngân sách thâm hụt triền miên, đi liền với thâm hụt thƣơng mại (thâm hụt kép).

Ngay cả khi đƣợc hỗ trợ bởi một dòng kiều hối lớn, cán cân vãng lai vẫn thâm hụt.

 Cán cân tổng thể đƣợc hỗ trợ bởi mức thặng dƣ cao từ cán cân vốn. Tuy nhiên,

chịu ảnh hƣởng của điều kiện quốc tế, các dịng vốn đang dần có khuynh hƣớng kém ổn định hơn, dẫn tới khả năng cán cân tổng thể có những dao động lớn, chuyển từ thặng dƣ sang thâm hụt.

 Chính sách tỷ giá neo một cách linh hoạt (crawling peg) vào đồng USD, nhƣng

có khuynh hƣớng đánh giá cao đồng nội tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)