Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty CTTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 29 - 32)

1.3.1 Yếu tố môi trƣờng quốc tế

Nhờ hội nhập quốc tế, các công ty CTTC sẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế một cách dễ dàng hơn, hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn sẽ được nâng cao. Các công ty CTTC sẽ hoạt động một cách linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Tuy nhiên, các công ty CTTC cũng chịu sức ép phải tăng cường năng lực cạnh tranh nhằm củng cố và mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận; đồng thời nâng cao khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, các công ty CTTC cũng nằm trong vòng xốy ấy. Tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng cao…NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt khiến các ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng, bắt đầu cạnh tranh nhau bằng cách đưa ra các chiến lược huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, lãi suất huy động tăng kéo theo lãi suất vay cũng tăng, đỉnh điểm lãi suất vay tăng đến 22%. Giai đoạn này lãi suất liên ngân hàng cũng tăng lên đến 40%. Điều này khiến chi phí huy động vốn của các cơng ty CTTC cũng tăng mạnh.

Ngồi sự bất ổn của nền kinh tế trong nước, sự bất ổn của nền kinh tế thế giới cũng tác động đáng kể đến hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thanh toán, mua bán với các doanh nghiệp trong nước; ảnh hưởng đến lưu lượng vốn từ nước ngoài vào Việt Nam thơng qua các hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp.

1.3.2 Yếu tố môi trƣờng vĩ mô trong nƣớc Mơi trƣờng chính trị - pháp luật

CTTC là một lĩnh vực chịu sự kiểm sốt chặt chẽ bởi Chính phủ, vì vậy hoạt động của các công ty CTTC luôn chịu tác động mạnh mẽ từ mơi trường chính

trị - pháp luật. Các yếu tố cần xem xét của mơi trường chính trị - pháp luật gồm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tính ổn định của hệ thống chính trị, pháp luật. Mơi trường chính trị - pháp luật có thể làm tăng hoặc giảm năng lực cạnh tranh của bất kỳ công ty CTTC nào. Đặc điểm hoạt động của công ty CTTC là chịu ảnh hưởng của rất nhiều bộ luật khác nhau như Luật Dân sự, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Cạnh tranh, Luật các tổ chức tín dụng… Bên cạnh đó, cơng ty CTTC còn chịu sự quản lý chặt chẽ và phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ của NHTW.

Ngoài hệ thống văn bản pháp luật trong nước, Cơng ty CTTC cịn chịu chi phối bởi những quy định, chuẩn mực chung của các hiệp hội, tổ chức quốc tế (Basel, WTO...) trong việc quản trị hoạt động kinh doanh.

Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống pháp luật, chuẩn mực quốc tế, cũng như chính sách tiền tệ của NHTW sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC.

Môi trƣờng kinh tế

Nội lực của nền kinh tế của một quốc gia được thể hiện qua quy mô và mức độ tăng trưởng của GDP, dự trữ ngoại hối. Nếu nền kinh tế đạt mức độ ổn định sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng nói chung và cơng ty CTTC nói riêng. Ngược lại, khi mơi trường kinh tế bất ổn, khách hàng sẽ giảm quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng giảm đáng kể. Mối quan hệ giữa môi trường kinh tế vĩ mô và các công ty CTTC là mối quan hệ cùng chiều.

Các yếu tố mơi trường kinh tế gồm: trình độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế và mức độ phát triển thương mại điện tử.

Môi trƣờng khoa học công nghệ

Môi trường khoa học công nghệ có tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC do thế mạnh của các dịch vụ và hoạt động kinh doanh của

công ty CTTC phụ thuộc nhiều vào mức độ ứng dụng khoa học công nghệ. Những yếu tố chính của mơi trường khoa học cơng nghệ bao gồm trình độ phát triển công nghệ thông tin, nguồn nhân lực của ngành công nghệ thơng tin và chính sách khoa học cơng nghệ của Nhà nước.

1.3.3 Yếu tố mơi trƣờng bên trong lĩnh vực cho th tài chính

Dịch vụ CTTC đã phát triển từ thập niên 1990 ở các nước trên thế giới, nhằm đa dạng hóa nguồn vốn giảm bớt gánh nặng tín dụng lên hệ thống ngân hàng. Song thị phần của các cơng ty cho th tài chính rất nhỏ, tổng dư nợ CTTC chỉ chiếm 3-4% tổng dư nợ trung, dài hạn trên tổng hoạt động của các TCTD.

Tiềm lực tài chính của các công ty CTTC trong nước rất hạn chế, dịch vụ nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. Bởi vậy, lĩnh vực này sẽ không thể tăng trưởng cao nếu không tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, quản lý rủi ro và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Đến nay thị trường CTTC Việt Nam vẫn còn nhỏ hẹp, khách hàng tiếp cận nguồn vốn của công ty CTTC chủ yếu là những công ty sử dụng máy thi công, máy dệt may, phương tiện vận chuyển…

1.3.4 Yếu tố môi trƣờng bên trong các công ty CTTC Sự thay đổi về cơ cấu tổ chức và hoạt động

Hệ thống các TCTD đang trong quá trình tái cơ cấu, đổi mới cơ chế quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Và công ty CTTC cũng khơng nằm ngồi q trình cơ cấu ấy cùng với hệ thống của mình. Các cơng ty CTTC cũng cần mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới.

Chiến lƣợc kinh doanh

Cùng với sự mở rộng quan hệ quốc tế, số lượng công ty CTTC quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, ngày càng mở rộng về quy mô hoạt động. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh giữa các công ty CTTC trong nước

và nước ngoài sẽ càng gay gắt, là một thách thức đối với các công ty CTTC trong nước. Vì vậy, chiến lược kinh doanh là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của mỗi công ty CTTC. Đồng thời, việc đặt ra chiến lược kinh doanh giúp các công ty CTTC xác định phương hướng hoạt động trong dài hạn, tạo nên bộ khung để các nhà quản trị có thể đưa ra những tư duy và hành động trong việc đề ra các chính sách, các quyết định trong kinh doanh.

Chất lƣợng nguồn nhân lực

Đội ngũ nhân viên giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty CTTC, trực tiếp đem các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Một trong những lý do để khách hàng lựa chọn giao dịch với công ty CTTC này hay công ty CTTC khác là do cung cách phục vụ của đội ngũ nhân viên. Một đội ngũ nhân viên tận tình sẽ là lợi thế lớn cho các công ty CTTC trong cuộc cạnh tranh giành thị phần hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 29 - 32)