Triển vọng phát triển của VietinBank Leasing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 63 - 67)

3.1.1 Mục tiêu, kế hoạch chiến lƣợc

Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nước ta đến năm 2015-2020, VietinBank Leasing sẽ tập trung vào phương án “Củng cố, chấn chỉnh hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CTTC VietinBank giai đoạn 2012-2015” theo chỉ đạo của NHNN. Từ đó, mở rộng mạng lưới khắp nước, mang lại cho thị trường Việt Nam các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại và hiệu quả, thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, tạo ra thế và lực mới để VietinBank Leasing trở thành một công ty CTTC hàng đầu Việt Nam.

Mục tiêu ngắn hạn của công ty

 Thường xuyên tăng các khoản tiền gửi chủ chốt từ các tổ chức kinh tế. Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân.

 Tăng trưởng dư nợ và chất lượng CTTC, tập trung vào các doanh nghiệp lớn và vừa, các tập đoàn kinh tế.

 Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới: cho thuê vận hành, cho vay vốn lưu động đối với bên thuê tài chính; kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối; đại lý kinh doanh bảo hiểm; ủy thác CTTC; dịch vụ tư vấn.

 Tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc và mua, bán trái phiếu Chính phủ.

Chiến lƣợc dài hạn

 Hướng định vị của VietinBank Leasing là trở thành một công ty CTTC mạnh trong hệ thống CTTC ở Việt Nam với mạng lưới gồm: Trụ sở chính và các

chi nhánh, phịng giao dịch rộng khắp cả nước cùng các sản phẩm CTTC các dịch vụ đa dạng để tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tài chính.

 Thực hiện các chính sách đào tạo và đào tạo lại, có chính sách lương hợp lý, phù hợp với thị tưởng để thu hút và nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ quản trị của đội ngũ các bộ nhân viên công ty.

3.1.2 Cơ hội và thách thức 3.1.2.1 Cơ hội 3.1.2.1 Cơ hội

Dịch vụ CTTC ra đời và phát triển khá lâu (xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1998), hoạt động của các công ty CTTC trong thời gian qua phần nào đã làm giảm sức ép và gánh nặng cho hệ thống NHTM trong việc cung ứng vốn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Thay vì tìm kiếm nguồn vốn tài trợ từ các NHTM với yêu cầu tài sản bảo đảm cho khoản vay rất khắt khe, các công ty CTTC sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều lợi ích từ việc thuê tài chính mà khơng cần doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp.

Trên thế giới, dịch vụ CTTC rất phát triển với tổng doanh thu hàng năm ước đạt trên 500 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 7% hàng năm, chiếm khoảng 12,5% đầu tư tư nhân của thế giới. Tại Mỹ, dịch vụ CTTC chiếm khoảng 25-30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm của các doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động CTTC trung bình hàng năm ở Hàn Quốc là 17 tỉ USD, ở Thái Lan 3 tỉ USD….

Nếu như ở các nước đang phát triển, tỷ trọng của thị trường cho thuê tài chính so với thị trường tín dụng vào khoảng từ 15 đến 20% thì ở Việt Nam, tỷ lệ này mới chỉ đạt khoảng 1,4%. Như vậy, cứ 100 doanh nghiệp thì chưa đến 2 doanh nghiệp sử dụng những tiện ích của hoạt động cho thuê tài chính. Điều này cho thấy thị trường CTTC Việt Nam chưa phát huy được vai trò trong nền kinh tế, cơ hội phát triển cho lĩnh vực CTTC cịn rất nhiều. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận một thực tế là thời gian qua cịn ít doanh nghiệp mặn mà với hoạt động này.

Ngoài ra, tiềm năng để loại hình dịch vụ CTTC phát triển còn thể hiện ở việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Số lượng doanh nghiệp trong những năm qua đã tăng lên nhanh chóng; đa số doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng... Do đó, từ các yếu tố trên cho thấy một thị trường dịch vụ CTTC đầy hứa hẹn, tiềm năng phát triển cho các nhà kinh doanh trong và ngoài nước ở thị trường Việt Nam.

Triết gia Aristotle đã nói “Sự giàu có thực sự khơng phải nằm trong quyền sở hữu tài sản mà là trong quyền sử dụng nó”. Một doanh nghiệp khơng nhất thiết phải sở hữu tài sản để làm ra lợi nhuận. Nhiều khi chỉ cần quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian cũng đủ để sinh lời. Nghiệp vụ cho thuê sẽ mang lại lợi nhuận cho tất cả các bên. Cơ chế cho thuê dẫn vốn vào tài sản theo hướng cho phép các doanh nghiệp đi vào sản xuất nhanh chóng, tạo ra những khoản thu nhập đủ để chi trả các khoản thuê. Điều này hứa hẹn CTTC sẽ còn phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

3.1.2.2 Thách thức

Sự vắng bóng khách hàng trên thị trường CTTC cũng hồn tồn dễ hiểu, bởi vì nó là một hoạt động khá mới mẻ của Việt Nam, nhất là khi tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng vẫn còn quen thuộc và được nhiều doanh nghiệp và cá nhân coi là biện pháp truyền thống dùng để vay vốn. Nhưng một nguyên nhân lớn nữa khiến cho hoạt động CTTC kém hấp dẫn là do còn quá nhiều khoảng trống trong các văn bản luật.

Hành lang pháp lý trong lĩnh vực CTTC còn nhiều bất cập. Hiện nay, hoạt động của các công ty CTTC đang chịu sự điều chỉnh của Luật các TCTD, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP 02/5/2001 về tổ chức và hoạt động của các công ty CTTC, Nghị định số 65/2005/NĐ-CP 19/5/2005 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-NHNN- BCA-BTP về hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản thu hồi và xử lý tài sản CTTC… Những văn bản pháp lý này ban hành đã khá lâu và có nhiều điểm khơng cịn phù hợp.

Theo nguyên tắc, khi đăng ký lưu hành phương tiện lần đầu thì sẽ đăng ký địa bàn đặt trụ sở công ty CTTC. Trong trường hợp công ty phải giao tài sản thuê cho khách hàng ở rất xa địa bàn đặt trụ sở của công ty, tài sản đó phải vận chuyển đến địa phương nơi đặt trụ sở của công ty để khám lưu hành. Điều này rất khó khăn cho doanh nghiệp và làm giảm tính thực tế của quy định.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khi có tài sản thuê là các phương tiện giao thông cũng gặp phải khó khăn về cơ sở pháp lý khi sử dụng bản sao công chứng đăng ký xe ô tô. Theo Nghị định 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ đối với phương tiện giao thơng có đăng ký sở hữu, công ty CTTC giữ bản đăng ký chính, khách hàng chỉ được giữ bản sao công chứng. Tuy nhiên, trên thực tế, khách hàng sử dụng phương tiện gặp nhiều khó khăn tại một số địa phương vì các cơ quan chức năng không chấp nhận việc sử dụng đăng ký nói trên với lý do chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ chủ quản hoặc không đúng với các thông tư liên quan.

Tại Điều 28, Nghị định 16/2001/NĐ-CP quy định nếu bên thuê khơng thanh tốn được tiền th, bên cho thuê có quyền thu hồi ngay lập tức tài sản cho thuê. Trên thực tế rất khó hoặc khơng thực hiện được quy định này vì bên thuê căn cứ vào hợp đồng kinh tế là quan hệ dân sự nên bên thuê không giao ngay tài sản cho công ty mà vẫn chây ỳ, sử dụng tài sản thuê và khơng thanh tốn tiền th. Trong trường hợp này, cơng ty CTTC phải khởi kiện lên tồ án kinh tế. Nhưng khi tố tụng giải quyết thì phức tạp kéo dài, đến khi thi hành án thu hồi được tài sản về thì đã mất giá và không đảm bảo thu hồi gốc và lãi. Có trường hợp tài sản cho thuê đã được phán quyết nhưng việc thi hành rất khó khăn. Bên cạnh đó, thủ tục tố tụng cũng như thời gian ra phán quyết của Tòa án đối với các vụ kiện đòi tài sản trong các hợp đồng CTTC còn kéo dài, gây phiền hà và thiệt hại về tài chính cho các tổ chức tín dụng. Theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Mục I của Thơng tư liên tịch, UBND và Cơng an có trách nhiệm giúp công ty CTTC thu hồi tài sản cho thuê. Nhưng trên thực tế, UBND một số địa phương không ủng hộ việc tài sản cho thuê bị thu hồi với lý do ngại va chạm với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn vì ít nhiều những doanh

nghiệp này đã có hỗ trợ địa phương thực hiện các chính sách xã hội. Chính vì vậy dẫn tới thực trạng có trường hợp đã có quyết định thu hồi tài sản cho thuê của Tòa án từ cuối năm 2000, nhưng đến nay việc thu hồi tài sản cho thuê chưa thực hiện được vì thiếu sự hỗ trợ của cơ quan thi hành án.

Dịch vụ CTTC đã xuất hiện ở Việt Nam một thời gian tương đối dài, tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa có nhiều thơng tin, chưa am hiểu về thị trường CTTC nên nếu có phát sinh nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường tìm đến ngân hàng thay vì các cơng ty CTTC. Đây thật sự là một thách thức rất lớn mà các công ty CTTC cần phải giải quyết trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 63 - 67)