Đánh giá sơ bộ các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 66 - 69)

- Nghiên cứu chính thức – nghiên cứu định lƣợng:

3.3.1 Đánh giá sơ bộ các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha.

Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời.

Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mơ hình nghiên cứu. Theo đó, những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Alpha lớn hơn 0.7 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Thông thường, thang đo có Cronbach’s alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu Cronbach’s alpha đạt từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn.

Căn cứ vào thông tin từ các phiếu điều tra, tác giả đi vào phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha và cho kết quả ở Bảng 3.5, cụ thể:

Bảng 3.5: Kết quả Cronbach’s Alpha lần 1. Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu loại biến

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến Hình ảnh: Cronbach's Alpha = 0.828

HA1 10.4 4.342 0.681 0.773

HA2 10.39 4.5 0.634 0.793

HA3 10.62 3.805 0.78 0.721

HA4 11.235 4.161 0.55 0.838

MD1 11.35 3.646 0.59 0.816 MD2 11.44 3.494 0.688 0.774 MD3 11.555 3.324 0.737 0.751 MD4 11.705 3.315 0.631 0.802 Chất lƣợng cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ: Cronbach's Alpha = 0.836 CL1 10.185 5.006 0.66 0.795 CL2 10.41 5.188 0.626 0.81 CL3 10.19 4.959 0.675 0.788 CL4 10.24 4.857 0.704 0.775

Tỷ suất (giá cả - mức phí): Cronbach's Alpha = 0.865

GC1 13.77 8.148 0.619 0.853

GC2 13.49 7.95 0.72 0.829

GC3 13.58 7.923 0.715 0.83

GC4 13.49 7.819 0.732 0.825

GC5 13.73 7.706 0.654 0.846

Giá trị cảm nhận: Cronbach's Alpha = 0.824

CN1 9.8 4.201 0.647 0.779

CN2 10.205 4.345 0.639 0.783

CN3 9.975 4.205 0.667 0.77

CN4 9.68 4.56 0.644 0.782

Sự hài lòng: Cronbach's Alpha = 0.823

HL1 6.93 1.724 0.686 0.748

HL2 6.95 1.837 0.688 0.745

Nhận xét:

Thang đo hình ảnh gồm 4 biến quan sát là HA1, HA2, HA3, HA4. Cả 4 biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.828 > 0.7. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố EFA tiếp theo.

Thang đo sự mong đợi gồm 4 biến quan sát là MD1, MD2, MD3, MD4. Cả 4 biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.831 > 0.7. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố EFA.

Thang đo giá trị chất lượng cảm nhận về sản phẩm dịch vụ gồm 4 biến quan sát là CL1, CL2, CL3, CL4. Cả 4 biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.836 > 0.7. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố EFA.

Thang đo giá trị tính theo tỷ giá (giá cả, phí) gồm 5 biến quan sát GC1, GC2, GC3, GC4, GC5. Cả 5 biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.865 > 0.7. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố EFA.

Thang đo giá trị cảm nhận gồm 4 biến quan sát CN1, CN2, CN3, CN4. Cả 4 biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.824 > 0.7. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố EFA.

Thang đo giá trị sự hài lòng gồm 3 biến quan sát HL1, HL2, HL3. Cả 3 biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.823 > 0.7. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố EFA.

 Cả 24 biến quan sát của thang đo sự hài lòng đều đạt yêu và sẽ được đưa vào phân tích nhân tốt tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)