1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại:
1.2.2.1. Tăng thu ngân sách:
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có nhiệm vụ nộp ngân sách Nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để phát triển kinh tế và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
1.2.2.2. Tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động:
Việt Nam cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết có tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và nhanh chóng thốt khỏi đói nghèo lạc hậu địi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tịi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tổng dƣ nợ cho vay trung, dài hạn Khả năng thanh toán chung =
1.2.2.3. Nâng cao đời sống ngƣời lao động:
Ngoài việc tạo ra nhiều việc làm cho, các doanh nghiệp cần hoạt động kinh doanh có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Điều này thể hiện qua sự gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, tăng trưởng phúc lợi, các hoạt động Đồn thể, cơng tác Đảng,…
1.2.2.4. Tái phân phối lợi tức xã hội:
Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Và hoạt động của hệ thống an sinh xã hội là nơi thể hiện rõ nhất tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” của nền kinh tế thị trường, thông qua qua các hoạt động trợ giúp người nghèo, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, người ốm đau, người dân ở các vùng sâu, vùng xa, người bị ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro bất khả kháng khác.
1.3. Kinh nghiệm tại một số nƣớc trên thế giới và bài học cho Việt Nam: 1.3.1. Kinh nghiệm tại một số nƣớc trên thế giới: 1.3.1. Kinh nghiệm tại một số nƣớc trên thế giới:
1.3.1.1. Mỹ:
Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế 2008 đã đặt Mỹ vào tình huống phải xem xét lại tất cả các chính sách phát triển trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là cải tổ hệ thống tài chính. Theo đó, các biện pháp nhằm tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Mỹ đã được tiến hành trên nhiều nội dung bao gồm quá trình tự tái cấu trúc của các tổ chức tài chính và q trình hỗ trợ từ chính phủ.
Chương trình cứu trợ tài sản có vấn đề (TARP) là một điểm nhấn quan trọng trong tổng thể các giải pháp vượt qua khủng hoảng và tái cấu trúc thống ngân hàng Mỹ. Việc mua tài sản theo chương trình TARP được cho là sẽ khôi phục lại thị trường, nhờ đó giá những tài sản này sẽ tăng dần và sẽ có lợi cho cả ngân hàng và Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, nếu TARP giúp ổn định lại tỷ lệ đủ vốn của các ngân hàng, thì sẽ cho phép các ngân hàng tăng cường cho vay thay vì phải giữ tiền mặt cho những khoản dự phịng rủi ro khơng lường trước đối với những tài sản có vấn
đề. Hoạt động cho vay tăng lên cũng đồng nghĩa với “nới lỏng tín dụng”, giúp khơi phục thị trường tài chính và cải thiện niềm tin của nhà đầu tư.
Tính đến ngày 03/09/2010, Bộ Tài chính Mỹ đã triển khai chương trình TARP thơng qua đầu tư vào 13 chương trình hỗ trợ khác nhau. Có 143 thành viên tham gia đã tất toán hết cả nợ vay cả gốc lẫn lãi, mua lại hết cổ phiếu của mình và 22 thành viên tham gia chương trình TARP đã trả được một phần nợ gốc, cổ phiếu của mình với tổng trị giá thu về cho Bộ Tài chính là 263,7 tỷ USD. Ngồi ra, Chính phủ cũng đã thu về được 37 tỷ USD tiền lãi, lợi tức và thu nhập khác, bao gồm cả 8,9 tỷ USD giao dịch hợp đồng bảo lãnh và cổ phiếu đang thực hiện. Tính đến thời điểm đầu năm 2012, Chính phủ Mỹ đã thu hồi 70% tổng số tiền cứu trợ trong tổng số tiền 410 tỷ USD đã được giải ngân theo chương trình TARP trị giá 700 tỷ USD.
1.3.1.2. Hungary:
Đầu thập niên 90, Hungary, cũng giống như nhiều nước Trung và Đông Âu khác, trải qua một cuộc khủng hoảng với các đặc điểm: tổng sản lượng sụt giảm mạnh, lạm phát và thất nghiệp tăng cao và mất cân đối tài khóa lớn. Cơng tác tái cấu trúc nền kinh tế làm GDP giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, khiến sức khỏe các doanh nghiệp càng tồi tệ hơn. Kết quả là các khoản vay của các doanh nghiệp này, chiếm 15% đến 18% các khoản tín dụng gia hạn của hệ thống ngân hàng Hungary, trở thành nợ xấu.
Chính phủ Hungary đã tiến hành hai chương trình xử lý nợ xấu nối tiếp nhau trong vòng một năm. Chương trình hợp nhất nợ được đưa ra vào năm 1993, cho phép các ngân hàng chuyển các khoản nợ xấu hoặc nợ cũ sang trái phiếu chính phủ với một phiếu thưởng tương đương trái phiếu kho bạc 90 ngày. Kết quả là đã có 14 ngân hàng tham gia chương trình này và khoảng 105 tỷ HUF nợ xấu đã được chuyển đổi. Điều này giúp giải phóng nợ xấu khỏi bảng cân đối của các ngân hàng nhưng không mang lại vốn mới cho hệ thống ngân hàng. Một năm sau, Chính phủ Hungary tái cấp vốn cho 9 ngân hàng sở hữu Nhà nước, giúp các ngân hàng này đáp ứng được yêu cầu 8% tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Về cơ bản, đến trước năm 1994, vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã được giải quyết hiệu quả.
Từ năm 1993, lộ trình tư nhân hóa ngân hàng được triển khai. Trong năm 1994 - 1998, sở hữu của nước ngoài tăng từ 15% lên 60%, sở hữu trực tiếp của Nhà nước trong khu vực ngân hàng giảm từ 67% xuống còn 20%. Song song với quá trình mở rộng mạng lưới hoạt động, dần thích nghi với cấu trúc ngân hàng phương Tây, Hungary đã thành lập một cơ quan giám sát tài chính duy nhất, điều chỉnh các quy định ngân hàng tương thích với các quy định của Liên minh châu Âu, Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu và các tiêu chuẩn an toàn Basel II.
Các biện pháp trên đem lại những kết quả khả quan: một số ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước thu nhập tăng gấp ba lần, số chi nhánh tăng gấp đôi, số nhân viên giảm khoảng 30%, mức lời trên tài sản Có tăng từ 0,5% lên 1% trong năm 1994 - 1998, tỷ lệ nợ q hạn khó địi so với tổng tài sản Có giảm từ 20% xuống 3%, CAR hệ thống ngân hàng là 11% cuối năm 2008,…
1.3.1.3. Trung Quốc:
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, các ngân hàng ở Trung Quốc đã tiến hành áp dụng các biện pháp sau:
Tiến hành cắt giảm nhân lực và chi phí, cụ thể trong giai đoạn 1998 - 2002, bốn ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc đã tiến hành cắt giảm 250.000 lao động và giải thể khoảng 45.000 chi nhánh hoạt động kém hiệu quả. Điều này đã giúp cho các ngân hàng cải thiện được hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Để thực hiện chiến lược bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, các NHTM quốc doanh của Trung Quốc cũng tăng cường tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài danh tiếng và kết quả là ngân hàng Phát triển Quảng Đông đã bán 20% cổ phần cho Citigroup, một trong những tổ chức tài chính lớn nhất của Mỹ. Bên cạnh đó các ngân hàng ở Trung Quốc đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua các Trung tâm giao dịch chứng khốn có uy tín và sau đó là phát hành trái phiếu ra nước ngoài để tăng vốn.
Về xử lý nợ xấu, các ngân hàng ở Trung Quốc đã khá thành cơng trong vấn đề giải quyết nợ khó địi thơng qua các cơng ty quản lý tài sản. Trong 6 tháng đầu năm 2004, Ngân hàng Trung Quốc, một trong bốn ngân hàng lớn của Trung Quốc, đã xử lý được 108,4 tỷ NDT nợ khó địi, đồng thời bán 149,8 tỷ NDT nợ khó địi
cho cơng ty quản lý tài sản. Điều này làm giảm nợ khó địi của Ngân hàng Trung Quốc từ 16,29% tại thời điểm đầu năm 2004 xuống còn 5,46% vào cuối năm 2004.
1.3.2. Bài học cho Việt Nam:
Từ kinh nghiệm của các nước đã phân tích như trên, có thể rút ra các bài học về việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các NHTM Việt Nam như sau:
Biện pháp tiết giảm nhân lực và chi phí cùng với lành mạnh hóa tình hình tài chính là những việc làm khơng tách rời với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như cả ba nước là Mỹ, Hungary và Trung Quốc áp dụng.
Sau khi khôi phục lại sự lành mạnh về tài chính, cổ phần hóa là một trong những giải pháp cần thiết để tăng cường khả năng giám sát và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tiến hành đồng thời với việc cơ cấu lại hoạt động của các NHTM là thay đổi đội ngũ quản lý, tăng cường giám sát các NHTM trên cơ sở các chuẩn mực về an toàn, thúc đẩy hiện đại hóa,… Nếu khơng rủi ro đạo đức, rủi ro mới sẽ tiếp tục phát sinh, hoạt động của NHTM sẽ tiếp tục kém hiệu quả, kém lành mạnh. Nguồn vốn của các ngân hàng cần được bổ sung để có thể xử lý các khoản nợ tồn đọng và nâng cao khả năng sinh lời.
Tăng cường các quy định về giám sát và phịng ngừa rủi ro phù hợp thơng lệ quốc tế đồng thời cần tăng cường khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ các qui định về thanh gia, giám sát của cơ quan quản lý sẽ làm giảm nguy cơ đổ vỡ của các ngân hàng; khuyến khích các NHTM mua bảo hiểm có mức phí bảo hiểm tương ứng với mức độ rủi ro để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của các NHTM.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, chiến lược bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài được sử dụng phổ biến nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật công nghệ hiện đại vào việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và nâng cao kỹ năng quản lý điều hành. Mặt khác, điều này còn giúp ngăn chặn sự xuất hiện của việc sở hữu cổ phần chồng chéo và các xung đột lợi ích. Kinh nghiệm này được tích lũy từ hai nước là Trung Quốc và Hungary.
Cuối cùng, nếu một ngân hàng lớn đang tiến tới mất khả năng thanh tốn, thì sự can thiệp sớm của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước là cần thiết để ngăn chặn những vấn đề nhỏ bùng nổ thành những thảm họa đắt giá.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1:
Chương 1 của luận văn đề cập đến những cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của NHTM. Thông qua việc tìm hiểu các khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng như các mơ hình đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM nói riêng, từ đó làm tiền đề quan trọng để đi sâu vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
Chƣơng 2:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Cơng Thƣơng Việt Nam:
2.1.1. Khái qt q trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công thương Việt Nam, tiền thân là ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam và chính thức được đổi tên thành ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1990. Ngày 27/03/1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập ngân hàng Công thương Việt Nam thuộc NHNN Việt Nam.
Ngày 16/01/2008, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 196/QĐ- NHNN chấp thuận cho ngân hàng Công thương Việt Nam được thay đổi tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh và tên viết tắt bằng tiếng Anh, từ Incombank sang Vietinbank. Ngày 23/09/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa ngân hàng Cơng thương Việt Nam. Ngày 25/12/2008, Vietinbank tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.
Ngày 03/07/2009, NHNN ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Ngày 16/7/2009 cổ phiếu của Vietinbank chính thức được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là CTG.
Ngày 10/10/2010 diễn ra sự kiện ký kết Văn kiện hợp tác và đầu tư giữa Vietinbank và cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC). Đến tháng 07/2012, Vietinbank được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp với vốn điều lệ 26.218 tỷ đồng. Ngày 27/12/2012 Vietinbank chính thức ký kết bán 20% cổ phần cho Tập đoàn ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU), tập
đồn tài chính - ngân hàng lớn nhất Nhật Bản. Sau khi BTMU hoàn tất việc chuyển tiền để nắm giữ cổ phần và trở thành cổ đơng chiến lược, Vietinbank sẽ là NHTM có vốn lớn nhất cả nước và cơ cấu cổ đông mạnh nhất Việt Nam, trong đó NHNN vẫn là cổ đơng chiếm cổ phần chi phối, tiếp theo là hai cổ đơng tổ chức nước ngồi: BTMU, IFC và các bên có liên quan.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay Vietinbank đã phát triển theo mơ hình đa năng với mạng lưới hoạt động phân bố rộng khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm:
- 01 trụ sở chính, 01 sở giao dịch, 150 chi nhánh, 1.124 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, 1829 máy rút tiền tự động (ATM), 03 văn phòng đại diện trong nước.
- 02 chi nhánh tại Cộng hòa Liên bang Đức, 01 chi nhánh tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và 01 văn phòng đại diện tại Myanmar.
- 07 công ty hạch tốn độc lập: cơng ty Cho th Tài chính, cơng ty Chứng khốn Cơng thương, cơng ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, công ty TNHH MTV Bảo hiểm, công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, công ty TNHH MTV Vàng bạc đá q, cơng ty TNHH MTV Cơng đồn.
- 02 công ty liên doanh: ngân hàng Indovina, công ty Bảo hiểm nhân thọ Vietinbank Aviva.
- 03 đơn vị sự nghiệp: trung tâm thẻ, trung tâm Công nghệ thông tin, trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Góp vốn vào 08 cơng ty, trong đó có: cơng ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, cơng ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1, ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng thương, cơng ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên,…
Ngoài ra, Vietinbank hiện tại có quan hệ đại lý với gần 1.000 ngân hàng, định chế tài chính trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên tồn thế giới. Vietinbank cịn là thành viên chính thức của: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội tài chính viễn thơng liên ngân hàng, Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ Visa - Master quốc tế.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chính:
Huy động vốn: bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy