Vốn ngân hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 40)

2.3. Đánh giá hiệu quả tài chính của ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt

2.3.1. Vốn ngân hàng:

2.3.1.1. Vốn điều lệ:

Quy mô về vốn pháp định của các TCTD được Chính phủ quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, theo đó các ngân hàng TMCP phải có mức vốn điều lệ

tối thiểu là 1.000 tỷ đồng chậm nhất vào ngày 31/12/2008, và phải đạt mức tối thiểu là 3.000 tỷ đồng chậm nhất vào ngày 31/12/2010. Tuy nhiên, do bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước sau khủng hoảng có nhiều biến động và khơng ổn định, khiến cho các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nhỏ, gặp khó khăn trong việc gia tăng vốn điều lệ trong thời điểm 2008 - 2010. Vì vậy, Nghị định số 10/2011/NĐ-CP được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141, trong đó nội dung quan trọng nhất là việc gia hạn cho các TCTD phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định chậm nhất vào ngày 31/12/2011.

Vốn điều lệ của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 142/GP-NHNN ngày 03/07/2009 là 11.253 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước là 10.041 tỷ đồng và vốn của nhà đầu tư bên ngồi thơng qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu là 1.212 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ của Vietinbank trong năm 2009 là hơn 11.000 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với mức vốn pháp định được quy định.

Tuy không bị áp lực từ mức vốn pháp định, Vietinbank vẫn có phương án tăng vốn trong năm 2010, gồm 3 đợt và thơng qua các hình thức: chia cổ tức bằng cổ phiếu, Nhà nước góp thêm vốn, phát hành cho IFC và các cổ đơng chiến lược nước ngồi. Đến ngày 18/10/2010, Vietinbank đã hoàn tất phương án tăng vốn đợt 1 thông qua việc phát hành thêm tổng số 391.931.841 cổ phiếu. Tuy nhiên, thỏa thuận bán vốn cổ phần cho đối tác IFC không đạt tiến độ như dự kiến (quý IV/2010) dẫn đến vốn điều lệ không tăng được như kế hoạch. Sang năm 2011, Vietinbank hoàn tất việc bán 10% vốn điều lệ và tiếp nhận khoản vay thứ cấp (đủ điều kiện tính vào vốn tự có cấp 2) của đối tác nước ngồi IFC đồng thời phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu 3.372 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Vietinbank tại 31/12/2011 lên mức 20.230 tỷ đồng, đứng thứ 2 toàn ngành.

Tiếp tục mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, đầu q II/2012, Vietinbank hồn tất việc tăng vốn điều lệ lên 26.200 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Ngày 27/12/2012, Vietinbank ký kết Hợp đồng đầu tư chiến lược với ngân hàng Tokyo - Mitsubishi UFJ. Theo đó, Vietinbank sẽ bán 20% cổ phần thông qua việc phát hành 644.389.811 cổ phần phổ

thơng mới theo hình thức phát hành riêng lẻ. Vốn điều lệ của Vietinbank sau khi phát hành cổ phiếu mới cho BTMU dự tính là 32.661 tỷ đồng, trở thành NHTM có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư vào Việt Nam là khách hàng của BTMU và dự báo số doanh nghiệp Nhật Bản là khách hàng của BTMU muốn đầu tư vào Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh. Với việc ký kết các hợp đồng, Vietinbank và BTMU sẽ có cơ hội chuẩn bị và phục vụ tốt hơn cho các khách hàng tiềm năng này.

Bảng 2.1: Vốn điều lệ của các NHTM Đvt: tỷ đồng Đvt: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 Vietinbank 11.253 15.172 20.230 26.218 Vietcombank 12.101 13.224 19.698 23.174 BIDV 10.499 14.600 12.948 23.012 ACB 7.814 9.377 9.377 9.377 Sacombank 6.700 9.179 10.740 10.740 Eximbank 8.800 10.056 12.355 12.355

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng

Bảng 2.1 cho thấy xu hướng tăng vốn điều lệ của 6 NHTM lớn trong hệ thống qua các năm. Mức vốn điều lệ 26.217 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2012 của Vietinbank cao hơn so với 2 NHTM Nhà nước khác là ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 23.174 tỷ đồng, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 23.012 tỷ đồng, và vượt trội hơn hẳn so với nhóm các NHTM khác như: ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank), ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Điều này sẽ tạo điều kiện cho Vietinbank hoạt động an toàn hơn, giảm bớt rủi ro, mở rộng mạng lưới và gia tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM khác. Riêng đối với BIDV, mức vốn điều lệ trong năm 2011 là 12.948 tỷ đồng, giảm so với năm 2010 là 14.600 tỷ đồng. Lý do là BIDV phải thực hiện bóc tách các khoản đầu tư vào thị trường Campuchia theo chỉ đạo của Chính phủ.

2.3.1.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:

Năm 2009 Vietinbank tập trung vốn cho việc thúc đẩy tăng trưởng ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu, phần vốn huy động của cổ đơng chiến lược nước ngồi khó khăn, Vietinbank chưa tăng vốn điều lệ, và chuyển sang thực hiện trong năm 2010. Hệ số CAR là 8,06% vẫn đảm bảo số vốn tự có cần thiết và hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN vào năm 2009 (lớn hơn hoặc bằng 8%).

Năm 2010, Thông tư 13/2010/TT-NHNN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/10/2010, đã điều chỉnh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM phải lớn hơn hoặc bằng 9%. Trong khi đó, hệ số CAR cuối năm 2010 của Vietinbank là 8,02% chưa đáp ứng được quy định mới của NHNN do tiến độ tăng vốn điều lệ từ cổ đơng nước ngồi chưa đạt được như kế hoạch. Đến ngày 10/3/2011, sau khi IFC hồn tất thủ tục góp vốn, hệ số CAR của Vietinbank đã đạt mức trên 9%. Tại thời điểm 31/12/2012, tỷ lệ an toàn vốn là 10,33%, cao hơn so với quy định. Tỷ lệ này đảm bảo được độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank.

Bảng 2.2: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM

Đvt: % 2009 2010 2011 2012 Vietinbank 8,06 8,02 10,57 10,33 Vietcombank 8,11 9,00 11,14 14,83 BIDV 9,53 9,32 11.07 - ACB 9,73 10,33 9,24 13,50 Sacombank 11,41 9,97 11,66 9,53 Eximbank 26,87 17,79 12,94 16,38

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng

Trong hệ thống NHTM, hầu hết các ngân hàng đều đáp ứng được tỷ lệ CAR tối thiểu 9% tại thời điểm cuối năm 2010 khi thơng tư 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực. Ngồi Vietinbank, một số ít các ngân hàng chưa đáp ứng được gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (6,1%), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (8,1%), Ngân hàng TMCP Nam Việt (8,9%). Trong đó, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn có hệ số CAR liên tục nhiều năm dưới quy định do

mức vốn thấp so với tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng. Đến tháng 03/2012, được hỗ trợ của Chính phủ, hệ số CAR của ngân hàng đã lên mức 9,5%.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng khác có tỷ lệ CAR rất cao qua các năm, điển hình là Eximbank với tỷ lệ 26,87% năm 2009, và 16,38% năm 2012. Hệ số CAR nếu quá cao sẽ thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng khơng cao. Do đó, trong các năm qua, Eximbank đã dần điều chỉnh hệ số CAR để vừa đáp ứng được tỷ lệ tối thiểu theo quy định, vừa đảm bảo khả năng sử dụng vốn hiệu quả.

Cuối năm 2012, hệ số an toàn vốn tối thiểu của Vietinbank là 10,33%, tuy cao hơn tỷ lệ quy định 9%, nhưng thấp hơn so với tỷ lệ của toàn hệ thống 13,75%. Trên thế giới, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến theo tiêu chuẩn của Basel II với mức 12%. Vì vậy, trong các năm tiếp theo, dự đoán hệ số CAR sẽ có xu hướng được điều chỉnh tăng dần để đảm bảo khả năng hoạt động an toàn và hiệu quả của hệ thống NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập với thế giới.

2.3.2. Chất lƣợng tài sản:

Cùng với sự tăng trưởng mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian gần đây, Vietinbank đạt tốc độ tăng trưởng mạnh về tài sản. Từ năm 2009 đến cuối năm 2012, tổng tài sản của Vietinbank tăng hơn gấp đôi, từ 243.785 tỷ đồng lên 503.530 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này một phần là do tăng dư nợ cho vay từ 163.170 tỷ đồng năm 2009 lên 333.356 tỷ đồng năm 2012.

Biểu đồ 2.5: Quy mô và tăng trưởng tài sản của Vietinbank qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank

Kể từ khi thành lập, hoạt động cho vay là phần trọng tâm trong chiến lược 243.785 367.731 460.420 503.530 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 0.000 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2009 2010 2011 2012

Tổng tài sản (tỷ đồng) Tăng trưởng tài sản (%) 0

tổng tài sản bắt đầu giảm, từ mức trên 75% vào cuối năm 2005 xuống còn 66,2% vào cuối năm 2012. Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tài sản của Vietinbank giảm do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là do ngân hàng có chiến lược chuyển dịch cơ cấu hoạt động trực tiếp sang kinh doanh dịch vụ phù hợp với thông lệ quốc tế và hoạt động của ngân hàng hiện đại.

Biểu đồ 2.3 về dư nợ cho vay cho thấy tăng trưởng cho vay giảm mạnh trong hai năm gần đây. Trước đây, trong giai đoạn tăng trưởng nóng, quy mơ đầu tư của nền kinh tế được duy trì ở mức rất cao lên tới trên 40% GDP, trong đó đầu tư từ khu vực Nhà nước chiếm tới 35 - 40%. Nhà nước, với quy mô đầu tư và tiêu dùng rất lớn của mình, trở thành một khách hàng khổng lồ đối với các doanh nghiệp. Đây là điều đã diễn ra từ giữa năm 2009 đến giữa năm 2010, làm cho tăng trưởng cho vay năm 2010 lên đến 43,5%. Còn trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động và cho vay liên tục giảm, tăng trưởng GDP thấp được cho là do doanh nghiệp khơng mặn mà vay vốn do khơng tìm được đầu ra. Tín dụng vì thế có tốc độ tăng trưởng thấp.

Những năm gần đây, tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tài sản Có giảm, trong khi các hoạt động dịch vụ của ngân hàng như: hoạt động kinh doanh nguồn vốn, chuyển tiền kiều hối, bảo lãnh, tài trợ thương mại,… tăng mạnh. Trong tương lai, các hoạt động này sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc đa dạng hố sản phẩm dịch vụ, giảm thiểu rủi ro cũng như đảm bảo tính thanh khoản của Vietinbank.

Việc phân loại các khoản nợ ở Vietinbank tuân theo quy định của NHNN, theo đó các khoản nợ được xếp vào 5 nhóm. Việc phân loại nợ theo khách hàng, mỗi khách hàng chỉ thuộc duy nhất một nhóm nợ (bao gồm cả các cam kết ngoại bảng) và tất cả các khoản nợ đều phải phân loại vào nhóm của khoản nợ có trạng thái nợ xấu nhất.

Theo Đề án tái cơ cấu của Vietinbank (Vietinbank bắt đầu tái cơ cấu về tài chính vào 31/12/2000) tổng nợ tồn đọng cần xử lý là 9.485 tỷ đồng, chiếm 27% giá trị các khoản vay. Số nợ tồn đọng phát sinh sau đó là 529 tỷ đồng. Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu, Vietinbank đã xử lý được 9.762 tỷ đồng nợ tồn đọng, đạt 102,9% kế hoạch của Đề án xử lý nợ tồn đọng. Vietinbank đã hoàn thành đề án xử lý nợ tồn đọng được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN phê duyệt. Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank tại 31/12/2006 là 1,41%, 2,3% và 1,82% vào thời điểm cuối năm 2007

và 2008 cho thấy tình hình quản lý nợ xấu của Vietinbank đã được cải thiện. Đặc biệt, trong năm 2009 và 2010, tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank chỉ ở mức lần lượt là 0,61% và 0,66%, thấp nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trong năm 2012, Vietinbank tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro, đa dạng hố các danh mục đầu tư tín dụng, quy định các giới hạn cấp tín dụng, kiểm tra giám sát chặt chẽ tất cả các giai đoạn của q trình cấp tín dụng nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và ngăn chặn rủi ro tín dụng, giảm thiểu nợ xấu. Tính đến 31/12/2012, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,46%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình tồn ngành do các ngân hàng cơng bố là 4,08%.

Bảng 2.3: Phân loại nợ của Vietinbank qua các năm

Đvt: triệu đồng

2009 2010 2011 2012

Nợ đủ tiêu chuẩn 160.509.665 230.266.753 285.213.117 327.054.358 Nợ cần chú ý 1.660.011 2.399.518 6.017.024 1.411.738 Nợ dưới tiêu chuẩn 230.305 924.605 1.071.421 994.983 Nợ nghi ngờ 332.955 410.692 220.213 1.789.074 Nợ có khả năng mất vốn 437.549 203.241 912.537 2.105.939 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1,63 1,68 2,80 1,89 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,61 0,66 0,75 1,48

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank

Nợ có khả năng mất vốn tính ở thời điểm 30/11/2011 là 4.225.778 triệu đồng, sau đó ngân hàng đã dùng dự phịng để xử lý rủi ro dẫn đến nợ nhóm 5 giảm xuống cịn 912.537 triệu đồng vào thời điểm 31/12/2011. Như vậy trong năm 2012, nợ nhóm 5 của ngân hàng là 2.105.939 triệu đồng, giảm gấp 2 lần so với năm 2011. Đây là một tín hiệu tốt, nhưng trong khi đó, nợ nghi ngờ của ngân hàng lại tăng vọt lên đến 1.789.074 triệu đồng, gấp 8 lần so với năm 2011. Qua đó, có thể thấy tình hình nợ xấu của Vietinbank trong năm 2012 vẫn chưa có nhiều cải thiện.

Cần lưu ý sự khác biệt giữa cách phân loại nợ của các ngân hàng. Trong khi BIDV, Vietcombank phân loại theo điều 7 thì các ngân hàng cịn lại phân loại theo điều 6 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Vietcombank là một trong số ít các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu năm 2011 giảm so với 2010. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV và

Vietcombank là 2,9% và 2,4%, thấp hơn trung bình tồn ngành, nhưng cao hơn so với các NHTM khác như Sacombank, Eximbank. Tỷ lệ nợ xấu của nhóm các ngân hàng này khá thấp, duy trì dưới 2%.

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Đvt: % Đvt: % 2009 2010 2011 2012 Vietinbank 0,61 0,66 0,75 1,48 Vietcombank 2,47 2,83 2,03 2,40 BIDV 2,82 2,72 2,96 2,90 ACB 0,41 0,34 0,88 2,50 Sacombank 0,69 0,52 0,56 1,97 Eximbank 1,82 1,42 1,61 1,32

Nguồn: Vietcombank Securities và Báo cáo thường niên của các ngân hàng

Trong tồn hệ thống, nợ xấu có xu hướng tăng lên qua các năm. Theo báo cáo của NHNN, có 5 nhóm nguyên nhân: nhóm thứ nhất là do các chính sách về kinh tế vĩ mơ; nhóm thứ hai là do các cơ chế chính sách của NHNN; nhóm thứ ba là do hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN; nhóm thứ tư là do trách nhiệm của các TCTD; nhóm thứ năm là do trách nhiệm của bản thân các bên vay vốn ngân hàng.

Tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu do các ngân hàng công bố là 4,08%. Con số này chỉ bằng một nửa so với kết quả giám sát của cơ quan thanh tra NHNN công bố là 8,8%. Do nhiều bất cập trong phân loại nợ cũng như chính sách phân loại của từng ngân hàng, con số đưa ra của cơ quan giám sát có độ chính xác cao hơn. Theo thơng lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu được cho là an toàn là ở mức dưới 3%. Đây là mục tiêu hướng tới trong quá trình triển khai tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói riêng. Do những hệ lụy của nhiều năm qua, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đang ở mức cao và hiện nay toàn hệ thống ngân hàng đang nỗ lực đưa tỷ lệ này giảm xuống. Tuy nhiên, quá trình này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là môi trường kinh tế trong nước và thế giới.

Trong mục đích xử lý nợ xấu, công ty Quản lý tài sản (VAMC) sẽ được thành lập vào năm 2013. Ngoài việc giúp các ngân hàng làm sạch bảng cân đối kế tốn, VAMC cịn thực hiện các nhiệm vụ quan trọng hơn như cơ cấu lại nợ, tái cơ

cấu hoạt động của các doanh nghiệp đang mang nợ hay định giá và bán lại nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)