Đvt: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 Vietinbank 2.583 3.414 6.259 6.169 Vietcombank 3.945 4.303 4.217 4.427 BIDV 2.818 3.761 3.200 2.572 ACB 2.201 2.335 3.208 784 Sacombank 1.671 1.910 1.996 1.002 Eximbank 1.132 1.815 3.039 2.139
Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng
Theo bảng 2.5, năm 2012, hầu hết các ngân hàng đều bị giảm lợi nhuận sau thuế, ngoại trừ Vietcombank có sự tăng nhẹ. Năm 2012, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản hoặc tạm dừng sản xuất dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng phải gia tăng trích lập dự phịng rủi ro để đảm bảo an toàn hoạt động cũng như nhiều lần giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Kết quả năm 2012, các khoản chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của các ngân hàng đều rất cao, cụ thể là BIDV với 3.521 tỷ đồng, Sacombank với 1.311 tỷ đồng. Điều này làm cho lợi nhuận sau thuế của 2 ngân hàng này giảm mạnh so với năm 2011.
Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến bất ổn của ACB vào cuối năm 2012 liên quan đến sự kiện ngày 21/08/2012. Cụ thể vào ngày này, ông Nguyễn Đức Kiên, thành viên sáng lập ngân hàng TMCP Á Châu, Chủ tịch Hội đồng đầu tư ACB bị bắt giữ. Sau đó, một loạt các biến động nhân sự cấp cao của ACB cũng đã tác động tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tuy vậy, ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền, khơi phục tồn bộ số dư huy động tiết kiệm VND trong thời gian 2 tháng. Tổng tài sản giảm chủ yếu do giảm nguồn vốn huy động vàng theo chủ trương của NHNN. Thanh khoản được ưu tiên phục vụ chi trả trong thời gian xảy ra sự cố và phục vụ tất toán trạng thái vàng. ACB lỗ do phải tất tốn trạng thái vàng, trong điều kiện thị trường khó khăn cũng như lợi nhuận các công ty trực thuộc đóng góp vào kết quả lợi nhuận chung là chưa tương xứng đã ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng.
2.3.4.2. Hệ số ROA:
Năm 2010, tổng tài sản của Vietinbank tăng nhưng do thị trường tiền tệ tại Việt Nam chịu nhiều tác động của chính sách, áp lực lạm phát,… dẫn tới sự cạnh tranh mạnh về nguồn vốn. Công tác sử dụng nguồn vốn tập trung vào các dự án trọng điểm, ngành nghề được Chính phủ khuyến khích tạo lợi ích kinh tế cũng như xã hội cao, đặc biệt tập trung vốn cho vay các chương trình phát triển nơng nghiệp nơng thơn và xuất khẩu, cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, tỷ lệ ROA chưa đạt được như kỳ vọng.
Sang năm 2011, lợi nhuận sau thuế tăng vọt, từ 3.414 tỷ đồng năm 2010 lên đến 6.259 tỷ đồng năm 2011, gần gấp 2 lần trong khi tăng trưởng tài sản chỉ ở mức 25,2%. Điều này làm cho ROA tăng lên đến 1,51%, thể hiện kết quả kinh doanh hết sức khả quan. Năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng có sự giảm nhẹ do những khó khăn chung trong nền kinh tế vĩ mô, ROA giảm xuống còn 1,28%.