Khái quát quá trình hình thành và phát triển:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 32 - 34)

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam:

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển:

Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công thương Việt Nam, tiền thân là ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam và chính thức được đổi tên thành ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1990. Ngày 27/03/1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập ngân hàng Công thương Việt Nam thuộc NHNN Việt Nam.

Ngày 16/01/2008, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 196/QĐ- NHNN chấp thuận cho ngân hàng Công thương Việt Nam được thay đổi tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh và tên viết tắt bằng tiếng Anh, từ Incombank sang Vietinbank. Ngày 23/09/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa ngân hàng Cơng thương Việt Nam. Ngày 25/12/2008, Vietinbank tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.

Ngày 03/07/2009, NHNN ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Ngày 16/7/2009 cổ phiếu của Vietinbank chính thức được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là CTG.

Ngày 10/10/2010 diễn ra sự kiện ký kết Văn kiện hợp tác và đầu tư giữa Vietinbank và công ty Tài chính Quốc tế (IFC). Đến tháng 07/2012, Vietinbank được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp với vốn điều lệ 26.218 tỷ đồng. Ngày 27/12/2012 Vietinbank chính thức ký kết bán 20% cổ phần cho Tập đoàn ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU), tập

đồn tài chính - ngân hàng lớn nhất Nhật Bản. Sau khi BTMU hoàn tất việc chuyển tiền để nắm giữ cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược, Vietinbank sẽ là NHTM có vốn lớn nhất cả nước và cơ cấu cổ đơng mạnh nhất Việt Nam, trong đó NHNN vẫn là cổ đông chiếm cổ phần chi phối, tiếp theo là hai cổ đơng tổ chức nước ngồi: BTMU, IFC và các bên có liên quan.

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay Vietinbank đã phát triển theo mơ hình đa năng với mạng lưới hoạt động phân bố rộng khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm:

- 01 trụ sở chính, 01 sở giao dịch, 150 chi nhánh, 1.124 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, 1829 máy rút tiền tự động (ATM), 03 văn phòng đại diện trong nước.

- 02 chi nhánh tại Cộng hòa Liên bang Đức, 01 chi nhánh tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và 01 văn phòng đại diện tại Myanmar.

- 07 công ty hạch tốn độc lập: cơng ty Cho th Tài chính, cơng ty Chứng khốn Cơng thương, công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, công ty TNHH MTV Bảo hiểm, công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, công ty TNHH MTV Vàng bạc đá q, cơng ty TNHH MTV Cơng đồn.

- 02 công ty liên doanh: ngân hàng Indovina, công ty Bảo hiểm nhân thọ Vietinbank Aviva.

- 03 đơn vị sự nghiệp: trung tâm thẻ, trung tâm Công nghệ thông tin, trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Góp vốn vào 08 cơng ty, trong đó có: cơng ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, cơng ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1, ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng thương, cơng ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên,…

Ngoài ra, Vietinbank hiện tại có quan hệ đại lý với gần 1.000 ngân hàng, định chế tài chính trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên tồn thế giới. Vietinbank cịn là thành viên chính thức của: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội tài chính viễn thơng liên ngân hàng, Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ Visa - Master quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)