Phân tích các chỉ số bộ ba bất khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và thực trạng ở việt nam (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 2 : BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI

2.2 Phân tích các chỉ số bộ ba bất khả thi

2.2.1 Sự thay đổi các chỉ số bộ ba bất khả thi qua các nhóm quốc gia

Việc so sánh các chỉ số này nhằm làm rõ rằng cấu trúc tài chính quốc tế đã phát triển theo thời gian như thế nào. Điều này được thể hiện chi tiết qua các đồ thị kim cương trong phụ lục 2.

Trong nhiều năm, các quốc gia cơng nghiệp hóa đã đẩy mạnh đi theo hướng tự do hóa tài chính, ổn định tỷ giá hối đối và giảm dần mức độ độc lập tiền tệ đồng thời hạ thấp quỹ dự trữ ngoại hối.

Kết quả mức độ độc lập tiền tệ giảm dần ở nhóm nước cơng nghiệp hóa chủ yếu có được do các quốc gia sử dụng đồng euro. Khi các quốc gia sử dụng đồng euro bị loại ra khỏi mẫu khảo sát, những quốc gia cơng nghiệp hóa cịn lại dường như khơng mất đi sự độc lập tiền tệ.

Các quốc gia đang phát triển ngày càng hướng tới tỷ giá hối đối linh hoạt cao hơn, sự hội nhập tài chính sâu hơn và cố gắng duy trì độc lập tiền tệ. Đối với những quốc gia thị trường mới nổi, cả hai khuynh hướng tỷ giá hối đoái linh hoạt cao hơn và sự hội nhập tài chính sâu hơn rõ ràng hơn so với những quốc gia đang phát triển khơng phải thị trường mới nổi. Thêm vào đó, nhóm quốc gia mới nổi có sự gia tăng nhanh chóng mức độ tích lũy dự trữ ngoại tệ, kể từ sau cuộc khủng hoảng châu Á 1997-1998. Trong khi các quốc gia đang phát triển không phải thị trường mới nổi cũng có sự gia tăng về dự trữ ngoại tệ nhưng chậm và điều độ hơn. Đến năm 2000, các chỉ số về hội nhập tài chính, ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ của nhóm nước đang phát triển có xu hướng hội tụ ở mức trung bình.

Giữa các nước đang phát triển ở các khu vực địa lý khác nhau cũng có sự khác biệt.

Những nước đang phát triển ở cả Châu Á và Châu Mỹ Latinh (LATAM) đều đã hướng về cơ chế tỷ giá linh hoạt, nhưng những nước Châu Mỹ Latinh đã gia tăng nhanh chóng mở cửa tài chính trong khi ở Châu Á thì cũng gia tăng hội nhập tài

chính nhưng chậm hơn và nắm giữ dự trữ ngoại tệ cao hơn nhiều so với các nước Châu Mỹ Latinh.

Những quốc gia Châu Phi cận Sahara cũng hướng về cơ chế tỷ giá hối đối thả nổi và tự do hóa tài chính so với những năm 1980, nhưng phạm vi của sự thay đổi ít rõ ràng hơn so với các nhóm nước khác.

Quan trọng hơn hết, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đã đạt được sự kết hợp cân bằng giữa ba mục tiêu chính sách rõ ràng hơn các nhóm nước. Điều này đặt ra câu hỏi có phải chăng các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đạt được mẫu hình bộ ba bất khả thi như vậy là nhờ vào tỷ lệ dự trữ ngoại hối cao hay không.

2.2.2 Sự phá vỡ cấu trúc tài chính quốc tế

Để làm sáng tỏ thêm về sự thay đổi giá trị của các chỉ số trong bộ ba bất khả thi theo thời gian, Aizenman, Chinn và Ito đã tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa các sự kiện kinh tế tài chính nổi bật với sự thay đổi trong cấu trúc bộ ba bất khả thi. Các sự kiện chính được xem xét như sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods năm 1973, khủng hoảng nợ ở Mexico năm 1982 (mở đầu cho một loạt các khủng hoảng nợ tại các nước đang phát triển) và khủng hoảng châu Á năm 1997 – 1998 (châm ngòi khủng hoảng tại các nền kinh tế đang đạt thành quả cao ở châu Á như Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan, Nga và một số quốc gia mới nổi khác), làn sóng tồn cầu hóa năm 1990 và sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001. Các tác giả xác định những năm 1973, 1982, 1990, 1997-98, và 2001 như là những điểm diễn ra sự phá vỡ cấu trúc bộ ba bất khả thi và tiến hành kiểm định sự bằng nhau giữa giá trị trung bình của các nhóm mẫu con – là các thời kỳ có chứa năm diễn ra sự phá vỡ đó.

Kết quả kiểm định thu được đã cho thấy rằng, tất cả các năm ứng với các sự kiện trên đều gây ra sự thay đổi trong mẫu hình bộ ba bất khả thi, dù vậy sự thay đổi này không giống nhau đối với từng nhóm nước (chi tiết ở phụ lục 3).

nước này giảm liên tục. Trong khi đó, sự mở cửa tài chính tăng nhẹ và độc lập tiền tệ vẫn được duy trì ở mức trung bình.

Các quốc gia đang phát triển trở nên ít độc lập tiền tệ và mở rộng tài chính hơn. Trong khi các quốc gia đang phát triển không phải thị trường mới nổi tăng mạnh mức độ ổn định của tỷ giá hối đối thì nhóm nước thị trường mới nổi hướng tới tỷ giá hối đoái thả nổi.

Sau cuộc khủng hoảng nợ của Mexico, các quốc gia cơng nghiệp hóa tiếp tục

gia tăng tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái và mở cửa tài chính, trong khi vẫn duy trì mức độ độc lập tiền tệ. Ngược lại, cuộc khủng hoảng nợ đã làm cho các quốc gia đang phát triển rơi vào khủng hoảng khơng thể duy trì hệ thống tỷ giá hối đoái cố định mà chuyển hướng theo đuổi sự linh động hơn trong tỷ giá hối đoái. Các quốc gia này cũng đồng thời theo đuổi độc lập tiền tệ ở mức cao hơn. Các quốc gia không phải thị trường mới nổi đã thắt chặt việc kiểm soát vốn đầu tư, trong khi các quốc gia thị trường mới nổi thì vẫn duy trì mức độ hội nhập tài chính sâu.

Khủng hoảng Châu Á cũng được xem là một sự kiện quan trọng trong sự phát

triển của những chỉ số bộ ba bất khả thi. Sau cuộc khủng hoảng, mức độ độc lập tiền tệ của các quốc gia cơng nghiệp hóa đã giảm nghiêm trọng trong khi tỷ giá hối đoái trở nên ổn định hơn và tiếp tục nỗ lực thực hiện tự do hóa tài khoản vốn, tất cả đã phản ánh việc di chuyển của các quốc gia Châu Âu hướng vào một liên minh tiền tệ và kinh tế thống nhất. Các quốc gia đang phát triển không phải thị trường mới nổi bắt đầu theo đuổi hội nhập tài chính và tiếp tục theo đuổi tỷ giá hối đoái linh động hơn và vẫn duy trì tương đối mức độ tiền tệ độc lập hơn. Các quốc gia thị trường mới nổi cũng bắt đầu tự do hóa thị trường tài chính nhiều hơn, nhưng mất đi sự độc lập tiền tệ khi theo đuổi chính sách tỷ giá hối đối linh hoạt.

Một vài sự kiện nổi bật khác được cho là gây ra những điểm thay đổi đã được xác định. Chẳng hạn, những tính tốn khơng chính thức ngày tồn cầu hố vào đầu những năm 1990, đã dẫn đến một số các quốc gia đang phát triển bắt đầu tự do hóa

thị trường tài chính. Hay sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, thì đó chính là điểm bắt đầu cho sự nổi lên của quốc gia này trở thành “công xưởng của thế giới”.

2.2.3 Tương quan tuyến tính giữa các chỉ số bộ ba bất khả thi

Các phân tích trước đó tuy đã đưa ra rất nhiều thơng tin về sự thay đổi trong phương hướng chính sách vĩ mô trên thế giới, nhưng vẫn chưa thể hiện được quy luật của nó, quy luật về sự đánh đổi giữa các biến số vĩ mô. Chẳng hạn, hội nhập tài chính cao hơn, đổi lại ổn định tỷ giá thấp hơn, hoặc độc lập tiền tệ ít hơn, hoặc kết hợp giảm cả hai. Do đó, các tác giả Aizenman, Chinn và Ito đã thực hiện một kiểm định đầy đủ về sự đánh đổi bằng cách hồi quy mối quan hệ tuyến tính giữa ba biến chính sách và giả định rằng tổng tỷ trọng của ba biến là một hằng số. Nếu mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy cao, nghĩa là tồn tại một cơ chế đánh đổi về mặt tỷ trọng giữa các chỉ số. Và nếu tương quan là tuyến tính, các giá trị ước lượng sẽ dao động quanh giá trị 1. Ngược lại, nếu không tồn tại quan hệ đánh đổi thì hoặc là lý thuyết bộ ba bất khả thi sai hoặc là quan hệ phi tuyến.

1 = ajMIi,t + bjERSi,t + cjKAOPENi,t + εt j có thể là IDC, LDC hoặc ERM

MIi,t , ERSi,t , KAOPENi,t biểu diễn các giá trị các yếu tố bộ ba bất khả thi của quốc gia i vào năm t.

Các quốc gia khác nhau sẽ lựa chọn con đường phát triển khác nhau, do đó hệ số của các biến sẽ được chấp nhận nếu chúng khác nhau cho từng nhóm quốc gia. Kết quả hồi quy (chi tiết ở phụ lục 4) cho thấy rằng ba mục tiêu chính sách là có tương quan tuyến tính với nhau vì mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy là rất cao với hệ số xác định điều chỉnh được tìm thấy là trên 94%. Nghĩa là các quốc gia sẽ phải đối mặt với một sự đánh đổi trong lựa chọn các mục tiêu chính sách. Trải qua từng thời kỳ, hệ số ước tính thu được là khơng giống nhau, chứng tỏ các quốc gia đã có sự thay đổi trong việc lựa chọn cấu trúc bộ ba bất khả thi theo thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và thực trạng ở việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)