CHƯƠNG 3 : ĐIỀU HÀNH BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM
3.5 Tóm tắt kết quả phân tích và kiểm định các yếu tố bộ ba bất khả thi ở Việt Nam
độc lập tiền tệ cao sẽ chịu biến động sản lượng thấp. Kết quả này phù hợp với kết quả từ nghiên cứu của Aizenman, Chinn và Ito đối với các nước đang phát triển thuộc thị trường mới nổi đã phân tích ở trên. Nhân tố hội nhập tài chính tác động cùng chiều đến biến động sản lượng. Điều này có thể là do hội nhập tài chính làm lây lan ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng toàn cầu đến Việt Nam. Biến động sản lượng gia tăng khi mức dự trữ ngoại hối gia tăng. Điều này không giống với kết quả ở các nước đang phát triển thị trường mới nổi.
3.5 Tóm tắt kết quả phân tích và kiểm định các yếu tố bộ ba bất khả thi ở Việt Nam Nam
Sự phá vỡ cấu trúc bộ ba bất khả thi ở Việt Nam xuất hiện sau các một số sự kiện kinh tế tài chính nổi bật.
Sau sự kiện khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, Việt Nam có xu
hướng giảm mức độ ổn định tỷ giá, gia tăng độc lập tiền tệ trong khi vẫn duy trì hội nhập tài chính. Kèm theo đó, mức dự trữ ngoại hối cũng bắt đầu tăng và tăng liên tục trong những năm sau đó.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu 2008, mức độ hội nhập
tài chính ở Việt Nam được tăng cường, mức độ độc lập tiền tệ cũng được gia tăng và chính sách tỷ giá linh hoạt hơn.
Các chỉ số bộ ba bất khả thi hiện nay có xu hướng hội tụ về mức trung bình của khu vực, thể hiện xu hướng hội tụ về mẫu hình trung gian của bộ ba bất khả thi. Các yếu tố của bộ ba bất khả thi ở Việt Nam có mối tương quan tuyến tính. Điều này thể hiện qua sự đánh đổi của bộ ba chỉ số này và sự phù hợp của mơ hình hồi quy ước lượng: 1 = 0.52678*ERS + 0.54259*MI + 1.35534*KAOPEN.
Kết quả kiểm định tác động của các yếu tố bộ ba bất khả thi đến nền kinh tế Việt Nam cho thấy:
Yếu tố Tác động đến lạm phát Tác động đến biến động sản lượng So sánh với các nước EMG Độc lập tiền tệ Khơng có ý nghĩa thống kê Giảm Giống
Ổn định tỷ giá Giảm Khơng có ý nghĩa
thống kê
Giống
Hội nhập tài chính Tăng Tăng Khác
Dự trữ ngoại hối Tăng Tăng Khác Những kết quả kiểm định này có giá trị đóng góp cho những gợi ý chính sách ở chương 4.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày các phân tích về thực trạng điều hành bộ ba bất khả thi ở Việt Nam thời gian qua.
Cũng như các nước thị trường mới nổi, trong những năm gần đây, Việt Nam đang dần hướng về mẫu hình trung gian của bộ ba bất khả thi, các chỉ số của bộ ba bất khả thi có xu hướng hội tụ về mức trung bình. Cùng xu thế hội nhập tài chính của khu vực và thế giới, Việt Nam ngày càng gia tăng mở cửa tài chính nhưng vẫn tiến hành các biện pháp kiểm soát vốn cần thiết, áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt có quản lý, chính sách tiền tệ giảm mức độ độc lập đến mức trung bình.
Việc điều hành bộ ba bất khả thi đã có những bước đi đúng, mang lại hiệu quả như chính sách kiểm sốt vốn khuyến khích dịng vốn dài hạn, ổn định và quản lý chặt chẽ dòng vốn ngắn hạn, bất ổn, dễ đảo chiều; chính sách tỷ giá với chế độ “con rắn trong đường hầm” vừa gia tăng mức độ linh hoạt vừa đảm bảo ổn định cho tỷ giá.
Bên cạnh đó, việc điều hành bộ ba bất khả thi vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện trong các chính sách tài chính vĩ mơ.
Trên cơ sở thu thập giá trị ba chỉ số bộ ba bất khả thi từ tác giả Hiro Ito và các số liệu cần thiết tại nguồn IFS, World Bank Data và các nguồn khác, tác giả tiến hành kiểm định để xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các yếu tố của bộ ba bất khả thi ở Việt Nam và mối liên hệ giữa các nhân tố trong bộ ba bất khả thi đến nền kinh tế (cụ thể là lạm phát và biến động sản lượng). Kết quả kiểm định cho thấy:
- Các yếu tố bộ ba bất khả thi ở Việt Nam có mối tương quan tuyến tính. - Tác động đến tỷ lệ lạm phát: Biến ổn định tỷ giá tác động ngược chiều, biến hội nhập tài chính và dự trữ ngoại hối tương quan cùng chiều với tỷ lệ lạm phát. Tác động của biến độc lập tiền tệ khơng có ý nghĩa thống kê.
- Tác động đến biến động sản lượng: Biến độc lập tiền tệ tác động ngược chiều, trong khi biến hội nhập tài chính và dự trữ ngoại hối tương quan cùng chiều với biến động sản lượng. Tác động của ổn định tỷ giá khơng có ý nghĩa thống kê.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý HƯỚNG ĐI CHO CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Những bằng chứng thực nghiệm được trình bày ở chương 2 đã chỉ ra rằng dường như khơng có một công thức cố định để quản lý bộ ba bất khả thi cho tất cả các nước cũng như để áp dụng cho tất cả các thời kỳ. Việc quản lý bộ ba bất khả thi phải được triển khai tùy theo từng diễn biến của nền kinh tế và thị trường.
Và những phân tích ở chương 3 cho thấy, giống như các nước thị trường mới nổi, Việt Nam cũng đang hướng đến mẫu hình trung gian của bộ ba bất khả thi với những nỗ lực gia tăng hội nhập tài chính, giảm độc lập tiền tệ, áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt, bên cạnh đó cố gắng gia tăng dự trữ ngoại hối. Áp dụng chế độ trung gian của bộ ba bất khả thi hướng đến lạm phát mục tiêu là lựa chọn thích hợp cho Việt Nam trong giai đoạn và xu thế thời đại hiện nay.
Chương 4 sẽ trình bày cụ thể các gợi ý chính sách để khắc phục và hoàn thiện những tồn tại trong quản lý bộ ba bất khả thi ở Việt Nam hiện nay.