Gợi ý chính sách về dự trữ ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và thực trạng ở việt nam (Trang 84 - 132)

CHƯƠNG 3 : ĐIỀU HÀNH BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM

4.5 Gợi ý chính sách về dự trữ ngoại hối

Quỹ dự trữ ngoại hối được hình thành từ hai nguồn chính:

- Từ các hoạt động xuất khẩu, khi xuất khẩu tăng có thặng dư trong cán cân thương mại thì nguồn thu bằng ngoại tệ sẽ hình thành nên quỹ dự trữ ngoại hối.

- Do luồng vốn di chuyển vào trong nước dưới dạng kiều hối, đầu tư, vay nợ làm tăng thu trong cán cân thanh toán quốc tế.

Mặc dù dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong những năm qua đã tăng lên đáng kể nhưng so với các nước khác và nhu cầu của nền kinh tế thì vẫn cịn rất khiêm tốn. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu và yêu cầu thanh tốn các khoản nợ nước ngồi ngày càng lớn đã đặt ra yêu cầu gia tăng dự trữ ngoại hối. Thêm nữa, dự trữ ngoại hối giữ một vai trò quan trọng để điều tiết tỷ giá, đối phó với những yếu tố đầu cơ trên thị trường. Do đó, Việt Nam cần phải gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối trong thời gian tới để đạt mức dự trữ ngoại hối đủ.

Để thực hiện điều này, tác giả đưa ra một số gợi ý sau:

Xuất nhập khẩu là thước đo quan trọng về mức độ mở cửa của nền kinh tế, đồng thời nó cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến quy mô dự trữ ngoại hối của quốc gia đó. Một quốc gia có cán cân thương mại càng thặng dư thì khả năng tích lũy ngoại hối càng cao. Do vậy, cần có một cơ chế đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mở rộng quan hệ thương mại với nước ngồi, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, để qua đó thúc đẩy trao đổi thương mại với các quốc gia. Ngân hàng nhà nước cần thường xuyên kiểm soát được sự biến động của cán cân vãng lai làm cơ sở cho các quyết định dự trữ cũng như can thiệp trên thị trường.

Gợi ý 2: Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài

Thặng dư tài khoản vốn, nhất là những nguồn vốn dài hạn như FDI, cũng là một nguồn ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế.

Gợi ý 3: Tăng cường thu hút ngoại tệ về ngân hàng nhà nước

Các nguồn ngoại tệ khác chảy vào Việt Nam bao gồm kiều hối, ngoại tệ do cá nhân mang từ nước ngoài về, nguồn ngoại tệ do khách du lịch nước ngoài chi trả tại Việt Nam, tiền lương của người Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp nước ngồi. Trong đó, kiều hối là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất. Với chính sách tự do hóa các giao dịch vãng lai, nguồn kiều hối chảy về nước liên tục gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, để khai thác tối đa nguồn ngoại tệ này, chúng ta cần tạo niềm tin cho kiều bào về sự ổn định kinh tế, chính trị xã hội trong nước để họ yên tâm chuyển tiền về nước. Cơ quan hải quan cần kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn kiều hối lậu chảy về. Ngân hàng nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng thương mại mua ngoại tệ để thu hút nguồn kiều hối vào ngân hàng và bán cho ngân hàng nhà nước.

Gợi ý 4: Chính sách quản lý dự trữ ngoại hối chặt chẽ

Những biện pháp quản lý chặt chẽ ngoại hối cũng góp phần tạo nên sự ổn định của nền kinh tế và tăng nhanh dự trữ ngoại hối. Để tránh hiện tượng lạm dụng ngoại tệ trong nền kinh tế, cần có những biện pháp hành chính và kinh tế để thu hút nguồn ngoại tệ này vào hệ thống ngân hàng và quỹ dự trữ ngoại hối. Việc đầu tiên

chế những hoạt động sử dụng ngoại tệ không hợp lý trong nền kinh tế, nghiêm cấm các hành vi găm giữ, kinh doanh ngoại tệ trái phép, … Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cần cơng bố công khai các số liệu cụ thể về mức dự trữ ngoại hối, cơ cấu dự trữ ngoại hối để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư tại Việt Nam.

Gợi ý 5: Lựa chọn cơ cấu dự trữ ngoại tệ khả thi, có thể chọn những ngoại tệ mạnh khác để dự trữ thay vì chỉ duy nhất USD, giảm mức độ ảnh hưởng của USD và các chính sách vĩ mơ của Mỹ đến VN.

Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối, chúng ta cần nhìn nhận rằng, không phải cứ tăng dự trữ ngoại hối càng nhiều càng tốt. Việc tích lũy quá nhiều ngoại hối có thể làm phát sinh thêm nhiều loại chi phí. Mặc dù thiệt hại từ việc mở rộng dự trữ ngoại hối của Việt Nam là chưa thể hiện nhưng ngân hàng nhà nước Việt Nam cần phải có tính tốn cụ thể để xác định khối lượng dự trữ ngoại hối vừa đảm bảo đủ lớn, an toàn, vừa tạo hiệu quả cao cho nền kinh tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Điều hành bộ ba bất khả thi là một q trình địi hỏi sự linh hoạt, mềm dẻo tùy theo diễn biến của nền kinh tế và thị trường. Trong giai đoạn hiện nay, việc hi sinh tạm thời mục tiêu tăng trưởng để kiềm chế lạm phát là điều cần thiết. Với mẫu hình trung gian, các chính sách liên quan đến bộ ba bất khả thi như chính sách tiền tệ, hội nhập tài chính, chính sách tỷ giá, dự trữ ngoại hối, chính sách tài khóa cần phải được thực hiện đồng bộ và toàn diện cùng hướng đến lạm phát mục tiêu.

KẾT LUẬN

Điều hành tốt bộ ba bất khả thi sẽ giúp nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, ngược lại có thể dẫn đến sự hỗn loạn và khủng hoảng cho nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, một quốc gia cần phải có lựa chọn chính sách thích hợp cho việc điều hành và quản lý bộ ba bất khả thi.

Các nghiên cứu thực nghiệm về lý thuyết bộ ba bất khả thi của nhóm tác giả Aizenman, Menzie D. Chinn và Hiro Ito cho thấy việc đánh đổi giữa các yếu tố bộ ba bất khả thi là tất yếu. Các bằng chứng thực nghiệm cũng cho thấy lý thuyết này đã được ứng dụng vào thực tế một cách linh hoạt. Các mẫu hình bộ ba bất khả thi khác nhau ở các nhóm nước khác nhau và thay đổi theo thời gian. Các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia thị trường mới nổi đang có xu hướng hội tụ về mẫu hình trung gian của bộ ba bất khả thi.

Luận văn đề cập một cách tổng quát các bằng chứng thực nghiệm về việc điều hành bộ ba bất khả thi trên thế giới và thực trạng các chính sách tài chính vĩ mơ điều hành bộ ba bất khả thi ở Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã thực hiện kiểm định mối quan hệ tuyến tính của các yếu tố bộ ba bất khả thi và mối liên hệ của các yếu tố này đến nền kinh tế thông qua lạm phát và biến động sản lượng.

Qua phân tích, nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến mẫu hình trung gian của bộ ba bất khả thi giống như các nước thị trường mới nổi. Đây cũng là lựa chọn thích hợp cho Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Dữ liệu nghiên cứu còn hạn chế với mẫu kiểm định các yếu tố bộ ba bất khả thi trong kỳ quan sát 1996 – 2009 với số lượng 14 quan sát.

- Phân tích chính sách tài chính vĩ mơ chỉ tập trung vào một số vấn đề nổi bật, chưa phân tích tồn diện các yếu tố trong chính sách.

- Trong chương 4, nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ gợi ý hướng đi chính sách mà không đề xuất mức định lượng cụ thể cần đạt đến cho từng chính sách, chẳng hạn mức độ ưu tiên đối với từng dịng vốn trong chính sách kiểm soát vốn, độ

rộng của dải băng biên độ tỷ giá, mức dự trữ ngoại hối cần đạt đến hay giới hạn mức thâm hụt ngân sách và nợ công.

Những hạn chế trên đây nên được khắc phục tốt trong các nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung (2009), Sách kinh tế vĩ mơ, Chương 9 “Phân tích kinh tế vĩ mơ trong nền kinh tế mở”.

2. N.G Mankiw (2000), Sách kinh tế vĩ mô, NXB Thống Kê, trang 365-389.

3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ và TS Nguyễn Ngọc Định (2005), Sách Tài Chính Quốc

Tế tái bản lần thứ 4, Chương 11 “Tác động của chính phủ đối với tỷ giá hối đối”.

4. Phí Trọng Hiển (2005), “Lạm phát mục tiêu: Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 4/2005.

5. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo và các thành viên (2011), “Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam hiện nay”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM.

6. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), “Cần một chính sách kiểm soát vốn khả thi”, Báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 03/03/2007.

7. GS.TS Trần Ngọc Thơ (2010), “Điều hành bộ ba bất khả thi như thế nào”, Thời

báo Kinh Tế Sài Gòn, số ra ngày 30/12/2010.

8. Công ty cổ phần chứng khốn ngân hàng Sài Gịn Thương Tín Sacombank-SBS (2011), “Làn gió mới trong Chính sách tỷ giá”, Báo cáo ngắn cập nhật chính sách vĩ mô, ngày 26/04/2011.

Tiếng Anh

9. Chin M., Ito H. (2008), “A new measure of financial openness”, Journal of

Comparative Policy Analysis: Research and Practice, 10 (3), pp. 309-322.

10. Aizenman, J., M.D. Chinn, and H. Ito (2008), “Assessing the Emerging Global Financial Architecture: Measuring the Trilemma’s Configurations Over Time”,

11. Aizenman, J., M.D. Chinn, and H. Ito (2008), "Trilemma Configurations in Asia in an Era of Financial Globalization," China and Asia in the Global Economy.

12. Aizenman, J., M.D. Chinn, and H. Ito (2009), “The Financial Crisis, Rethinking of the Global Financial Architecture, and the Trilemma”, Mimeo. Portland State University.

13. Joshua Aizenman, Menzie D. Chinn, and Hiro Ito (2009), “Surfing the Waves of Globalization: Asia and Financial Globalization in the Context of the Trilemma”,

NBER Working Paper,15876.

14. Joshua Aizenman, Menzie D. Chinn, and Hiro Ito (2010), "The Emerging Global Financial Architecture: Tracing and Evaluating the New Patterns of the Trilemma's Configurations," JIMF 29 (June).

15. Aizenman, J. and R. Glick (2008), “Sterilization, Monetary Policy, and Global Financial Integration”, Review of International Economics (University of California, Santa Cruz), pp. 1-18

16. Maurice Obstfeld, Jay C. Shambaugh & Alan M. Taylor (2005), “The Trilemma in History: Tradeoffs among Exchange Rates, Monetary Policies, and Capital Mobility”, Review of Economics and Statistics, 87 (August), pp. 423-438.

17. Maurice Obstfeld, Jay C. Shambaugh & Alan M. Taylor (2008), “Financial Stability, the Trilemma, and international Reserves”, NBER Working Paper, 14217. 18. W. Jos Jansen (2008), “Inside The Impossible Triangle: Monetary Policy Autonomy In A Credible Target Zone”, Western Economic Association

International, 26 (2), pp. 216-228.

19. Dirk Schoenmaker (2011), “The financial trilemma”, Economics letters.

20. J. C. Bluedorn, Christopher Bowdler (2010), “The Empirics of International Monetary Transmission: Identification and the Impossible Trinity”, Journal of

21. Frankel, J. (1999), “No single No single currency regime is right for all countries or at all times”, Essays in International Finance (Princeton University), 215.

22. Radhika Pandey (2006), “The Impossible Trinity: Robert Mundell's Path Breaking Contribution in the Field of Economics”, URL http://ssrn.com/abstract=951200.

23. Ila Patnaik, Ajay Shah (2010), “Asia confronts the impossible trinity”, ADBI

Working Paper, 204.

24. Guillermo A. Calvo (1998), “Capital Flows and Capital-Market Crises: The Simple Economics of Sudden Stops”, Journal of Applied Economics, vol. I, pp. 35- 54.

25. Ostry, Jonathan David ; Ghosh, Atish R. ; Habermeier, Karl Friedrich ; Chamon, Marcos ; Qureshi, Mahvash Saeed ; Reinhardt, Dennis B. S. (2010), “Capital Inflows: The Role of Controls” (2010), Staff Position Note, 2010/04, pp. 4-11.

26. Philip R. Lane & Sergio L. Schmukler (2006), “The International Financial

Integration of China and India”, CEPR Discussion Papers, 5852.

Các trang web http://unstats.un.org/unsd/mbs/app http://data.worldbank.org/indicator http://www.sbv.gov.vn/wps/portal http://data.un.org http://www.imf.org/external/country/vnm/rr/index.htm http://www.economywatch.com/economic-statistics http://www.indexmundi.com/vietnam http://www.vneconomy.vn

PHỤ LỤC 1

Mẫu dữ liệu về các chỉ số bộ ba bất khả thi

Độc lập tiền tệ Ổn định tỷ giá Mở cửa tài chính

MI ERS KAOPEN

STT Tên quốc gia từ đến từ đến từ đến

1 Afghanistan -- -- 1961 2010 1970 2009

2 Albania 1992 2010 1992 2010 1995 2009

3 Algeria 1974 2010 1961 2010 1970 2009

4 Angola 1995 2010 1961 2010 1993 2009

5 Antigua and Barbuda 1981 2010 1961 2010 1985 2009

6 Argentina 1977 2010 1961 2010 1970 2009 7 Armenia 1995 2010 1992 2010 1996 2009 8 Aruba 1986 2010 1986 2010 1992 2009 9 Australia 1969 2010 1961 2010 1970 2009 10 Austria 1960 2010 1961 2010 1970 2009 11 Azerbaijan 1993 2010 1995 2010 1996 2009 12 Bahamas, The 1970 2010 1961 2010 1977 2009 13 Bahrain 1975 2010 1966 2010 1976 2009 14 Bangladesh 1972 2010 1972 2010 1976 2009 15 Barbados 1967 2010 1961 2010 1974 2009 16 Belarus 1993 2010 1992 2010 1996 2009 17 Belgium 1960 2010 1961 2010 1970 2009 18 Belize 1979 2010 1961 2010 1985 2009 19 Benin 1964 2010 1961 2010 1979 2009 20 Bhutan 1982 2007 1961 2010 1985 2009 21 Bolivia 1960 2010 1961 2010 1970 2009 22 Botswana 1976 2010 1961 2010 1972 2009 23 Brazil 1964 2010 1964 2010 1970 2009 24 Brunei 2003 2010 1961 2010 -- -- 25 Bulgaria 1991 2010 1961 2010 1994 2009 26 Burkina Faso 1964 2010 1961 2010 1988 2009 27 Burundi 1977 2010 1961 2010 1970 2009 28 Ce d'Ivoire 1964 2010 1961 2010 1970 2009 29 Cambodia 1994 2010 1961 2010 1973 2009 30 Cameroon 1968 2010 1961 2010 1970 2009 31 Canada 1960 2010 1961 2010 1970 2009 32 Cape Verde 1985 2010 1961 2010 1982 2009

33 Central African Republic 1968 2010 1961 2010 1970 2009

35 Chile 1977 2010 1961 2010 1970 2009

36 China 1980 2010 1961 2010 1984 2009

37 Colombia 1964 2010 1961 2010 1970 2009

38 Comoros 1983 2010 1961 2010 1981 2009

39 Congo, Dem. Rep. 1982 2010 1961 2010 1970 2000

40 Congo, Rep. 1968 2010 1961 2010 1970 2009 41 Costa Rica 1964 2010 1961 2010 1970 2009 42 Croatia 1992 2010 1992 2010 1996 2009 43 Cyprus 1969 2010 1961 2010 1970 2009 44 Czech Republic 1993 2010 1993 2010 1996 2009 45 Denmark 1960 2010 1961 2010 1970 2009 46 Djibouti 1996 2009 1961 2010 1982 2009 47 Dominica 1981 2010 1961 2010 1982 2009 48 Dominican Republic 1995 2010 1961 2010 1970 2009 49 Ecuador 1970 2008 1961 2005 1970 2008

50 Egypt, Arab Rep. 1964 2010 1961 2010 1970 2009

51 El Salvador 1983 2005 1961 2010 1970 2009 52 Equatorial Guinea 1985 2010 1961 2010 1973 2009 53 Eritrea -- -- 1961 2010 1998 2009 54 Estonia 1993 2010 1992 2010 1996 2009 55 Ethiopia 1985 2008 1961 2010 1970 2009 56 Fiji 1974 2010 1961 2010 1975 2009 57 Finland 1960 2010 1961 2010 1970 2009 58 France 1964 2010 1961 2010 1970 2009 59 Gabon 1968 2010 1961 2010 1970 2009 60 Gambia, The 1977 2010 1961 2010 1971 2009 61 Georgia 1995 2010 1995 2010 1996 2009 62 Germany 1960 2010 1961 2010 1970 2009 63 Ghana 1964 2009 1961 2010 1970 2009 64 Greece 1960 2010 1961 2010 1970 2009 65 Grenada 1981 2010 1961 2010 1979 2009 66 Guatemala 1960 2010 1961 2010 1970 2009 67 Guinea 1986 2006 1961 2009 1970 2009 68 Guinea-Bissau 1975 2010 1961 2010 1981 2009 69 Guyana 1966 2010 1961 2010 1970 2009 70 Haiti 1994 2010 1961 2010 1970 2009 71 Honduras 1979 2010 1961 2010 1970 2009

72 Hong Kong SAR, China 1982 2010 1961 2010 1970 2009

73 Hungary 1971 2010 1968 2010 1986 2009

74 Iceland 1964 2010 1961 2010 1970 2009

76 Indonesia 1983 2010 1967 2010 1970 2009 77 Iran, Islamic Rep. 1960 2009 1961 2010 1970 2009

78 Iraq -- -- 1961 2010 1970 2009 79 Ireland 1960 2010 1961 2010 1970 2009 80 Israel 1982 2010 1961 2010 1970 2009 81 Italy 1964 2010 1961 2010 1970 2009 82 Jamaica 1961 2010 1961 2010 1970 2009 83 Japan 1960 2010 1961 2010 1970 2009 84 Jordan 1966 2010 1961 2010 1970 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và thực trạng ở việt nam (Trang 84 - 132)