Chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và thực trạng ở việt nam (Trang 76 - 78)

CHƯƠNG 3 : ĐIỀU HÀNH BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM

4.1 Chính sách tỷ giá

Gợi ý cho chính sách tỷ giá tập trung vào những vấn đề sau:

Gợi ý 1: Chính sách tỷ giá phải ưu tiên hướng đến lạm phát mục tiêu thay vì hướng đến mục tiêu thúc đẩy gia tăng xuất khẩu.

Gợi ý 2: Duy trì hệ thống tỷ giá “con rắn trong đường hầm” (hệ thống tỷ giá linh hoạt).

Kết quả kiểm định tác động của các yếu tố bộ ba bất khả thi đến nền kinh tế thông qua lạm phát và biến động sản lượng ở chương 3 hàm ý rằng, để kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay và hướng đến lạm phát mục tiêu thì cần duy trì ổn định tỷ giá. Trong xu thế hội nhập tài chính ngày nay, ổn định tỷ giá nên đạt ở mức trung bình. Để thực hiện được điều này thì cần thiết áp dụng một chế độ tỷ giá linh hoạt – thích hợp là chế độ tỷ giá “con rắn trong đường hầm”. Trong hệ thống tỷ giá

này, sự hiện hữu của mức trần và sàn tỷ giá có thể tạo ra tính kỷ luật trong chính sách tiền tệ. Tỷ giá thay đổi một cách định kỳ cũng có nghĩa là vai trị của chính sách tỷ giá đối với việc điều chỉnh cán cân thanh toán sẽ được duy trì. Hơn nữa, bởi vì mỗi thay đổi chỉ với tỷ lệ nhỏ cho nên ít có nguy cơ dẫn đến đầu cơ tiền tệ. Bên cạnh đó, để duy trì tính linh hoạt nhất định của tỷ giá, NHNN cần điều chỉnh tăng biên độ để dải băng tỷ giá rộng hơn so với biên độ ±1% như hiện nay.

Gợi ý 3: Ngân hàng nhà nước và chính phủ cần phát đi những thơng điệp minh bạch, nhất quán về điều hành chính sách tỷ giá. Đặc biệt, các cơ quan quản lý trong lĩnh vực tài chính tiền tệ (Ngân hàng nhà nước và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) thống nhất về các số liệu, thơng tin và chính sách điều hành khi công bố trước công chúng.

Gợi ý 4: Cải thiện lòng tin của người dân vào đồng nội tệ.

Cải thiện lòng tin của người dân, nhà đầu tư và thị trường là yếu tố rất quan trọng. Tỷ giá hình thành từ cung – cầu ngoại tệ nên có giá trị thực và các dao động lên xuống quanh giá trị thực, và các dao động này được hình thành từ lịng tin. Dù ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỷ giá về gần thị trường tự do nhưng chưa có những biện pháp mang lại lòng tin cho người dân và nhà đầu tư thì tỷ giá tự do vẫn có thể sẽ tiếp tục tăng và tạo ra một vịng xốy tăng giá giữa tỷ giá tự do và tỷ giá liên ngân hàng. Chính phủ điều hành nền kinh tế vĩ mơ kèm theo những biện pháp để lấy lại lòng tin của người dân, nhà đầu tư là phải cải thiện năng lực sản xuất, nhằm đẩy mạnh tăng trưởng GDP với một mức lạm phát hợp lý hơn.

Gợi ý 5: Nỗ lực xóa bỏ thị trường “chợ đen”.

Việc xóa bỏ những giao dịch ngoại hối trên thị trường tự do không phải là điều mới và cũng rất khó khăn khi nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam ở mức thấp như hiện nay. Do đó, việc xóa bỏ thị trường “chợ đen” nên được thực hiện từng bước.

Trước mắt là cần kiểm soát chặt thị trường giao dịch ngoại tệ tự do như áp dụng mạnh hơn nữa các biện pháp hành chính và thu giữ số tiền giao dịch trên thị trường tự do.

NHNN cần xác lập một cách rõ ràng (được tính tốn trên cơ sở tham khảo tỷ trọng thương mại và tỷ trọng của các đồng tiền trong thanh tốn, dự trữ...) và cơng bố cơng khai, cụ thể kỹ thuật xác định tỷ giá của VND dựa trên rổ tiền tệ để tính tỷ giá thực hiệu dụng của VND với các ngoại tệ mạnh khác. Đây cũng là một biện pháp gián tiếp để xóa bỏ thị trường “chợ đen”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và thực trạng ở việt nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)