Đối với dòng vốn ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và thực trạng ở việt nam (Trang 81 - 84)

CHƯƠNG 3 : ĐIỀU HÀNH BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM

4.2 Chính sách mở cửa tài chính kết hợp kiểm sốt dịng vốn

4.2.2 Đối với dòng vốn ra

Dòng vốn ra cần phải được điều tiết sao cho dòng vốn ra phải vừa chậm rãi, nằm trong tầm kiểm sốt để có thời gian chuẩn bị đưa ra các biện pháp ứng phó với sự sụt giảm nguồn ngoại tệ trong nước và sự tăng lên của đồng nội tệ.

Một số giải pháp có thể áp dụng để quản lý dòng vốn ra như sau:

Quy định duy trì trong 12 tháng đối với việc thu hồi vốn của các dòng vốn đầu tư ra nước ngoài.

Các giao dịch ngoại hối được thực hiện đều phải thông qua cơ chế giám sát của ngân hàng nhà nước.

4.3 Chính sách tiền tệ

Trong xu thế hội nhập tài chính tồn cầu, khi chính sách tỷ giá trở nên linh hoạt hơn, chính sách tiền tệ cần giảm mức độ độc lập. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ vẫn cần được duy trì ở một mức độ trung bình nhất định. Để đạt đến vị thế như vậy, một số gợi ý về chính sách tiền tệ được đưa ra như sau:

Gợi ý 1: Sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ linh hoạt, trong đó chú trọng đến lãi suất vì lãi suất là công cụ quản lý và điều hành trực tiếp của chính sách tiền tệ. Việc điều hành lãi suất cần từng bước tiến dần đến tự do hóa lãi suất, chuẩn bị cho sự hội nhập về lãi suất với nền kinh tế thế giới. Đây là cơ chế lãi suất chỉ đạo của ngân hàng nhà nước. Với cơ chế này, lãi suất được hình thành hồn tồn dựa trên quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường và mức độ tín nhiệm trong quan hệ tài chính, việc ban hành lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước không kèm theo biên

độ và chỉ mang tính chất làm tín hiệu cho thị trường, khơng có vai trị kiểm sốt và tác động trực tiếp tới lãi suất trên thị trường.

Hiện nay, NHNN cho phép các giao dịch trên thị trường với lãi suất thỏa thuận và công bố lãi suất cơ bản hàng tháng (không quy định biên độ) dựa trên lãi suất cho vay của 15 ngân hàng kinh doanh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, lãi suất cơ bản phát huy được vai trị lãi suất chỉ đạo thì lãi suất cơ bản cần được xác định trên cơ sở lãi suất của thị trường liên ngân hàng. Khi đó, lãi suất cơ bản sẽ phản ánh chính xác quan hệ cung – cầu vốn trong nền kinh tế và các tổ chức tài chính trung gian.

Khép dần khoảng cách giữa lãi suất cho vay đồng ngoại tệ và lãi suất cho vay đồng nội tệ để phản ánh đúng rủi ro tín dụng và giảm sự tác động lên tỷ giá.

Q trình tự do hóa lãi suất là một q trình lâu dài, khó khăn. Nó gắn chặt với việc phát triển các thị trường tiền tệ và thị trường vốn trong nước, cũng như hồn thiện của hệ thống pháp luật. Tự do hóa lãi suất là hạt nhân trong quá trình tự do hóa tài chính nội địa cũng như quốc tế, bởi vì để q trình tự do hóa tài khoản vốn thành cơng, địi hỏi cơ chế lãi suất phải được vận hành theo quy luật cung – cầu về vốn trên thị trường.

Gợi ý 2: Kiểm soát mức cung ứng tiền vào nền kinh tế. Căn cứ vào tín hiệu thị trường, NHNN cần điều hòa linh hoạt khối lượng tiền cung ứng vào nền kinh tế cho thích hợp để vừa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phương tiện thanh toán của nền kinh tế, vừa kịp thời có các biện pháp để thu hút tiền mặt về, giảm bớt sức ép lạm phát.

Gợi ý 3: Chính sách tài khóa phải được thực thi nhịp nhàng, đồng bộ với chính sách tiền tệ, tránh tình trạng chính sách tiền tệ - bằng việc NHNN phát hành thêm tiền - hướng vào mục tiêu tài trợ để bù đắp thâm hụt ngân sách do chính sách tài khóa gây nên.

Gợi ý 4: Cải thiện cơ chế tỷ giá của Việt Nam theo hướng neo VND vào một rổ tiền tệ. Việc làm này sẽ giúp thay đổi hành vi sử dụng tiền tệ ở Việt Nam, không quá phụ thuộc vào việc sử dụng USD trong định giá, thanh toán và cất trữ, giảm

có thể giảm thiểu các ảnh hưởng của chính sách tiền tệ của Mỹ và sự biến động giá trị USD.

Gợi ý 5: Tăng tính độc lập cho NHTW. Tính tự chủ và linh hoạt của NHNN cần được nâng cao trong việc hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ và NHNN được giao nhiệm vụ nhiều hơn trong việc sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ.

Tính độc lập của NHTW là một trong những điều kiện quan trọng để thực thi chính sách tiền tệ hướng đến lạm phát mục tiêu. Trong giai đoạn lạm phát tăng cao như hiện nay, chính phủ có thể hi sinh tăng trưởng kinh tế để kiềm chế lạm phát, hướng đến lạm phát mục tiêu ở mức một con số. Mục tiêu lạm phát trong trung hạn cần được đặt ra để việc điều hành chính sách tiền tệ hướng đến một nền kinh tế tăng trưởng bền vững và ổn định.

4.4 Chính sách tài khóa

Để kiềm chế lạm phát, chính phủ cần thực thi chính sách tài khóa thắt chặt phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ.

Chính sách tài khóa của nước ta cần phải được khắc phục ngay tình trạng thâm hụt ngân sách quá cao trong khi hiệu quả đầu tư công quá thấp, tránh tạo áp lực buộc NHNN phải để cho chính sách tiền tệ chạy theo chính sách tài khóa nhằm tài trợ cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao. Việc cần làm là từng bước tăng tỷ trọng thu ngân sách từ thuế, phí và các nguồn thu khác; giảm dần sự phụ thuộc vào số thu từ tài nguyên, đồng thời cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách.

Cần đảm bảo tính bền vững về quy mơ và tốc độ tăng trưởng của nợ cơng, có khả năng thanh tốn trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi ro, chi phí. Muốn vậy, cần thiết lập ngưỡng an tồn cho nợ cơng.

Việc vay về cho vay lại và bảo lãnh vay cần hết sức thận trọng, chỉ nên ưu tiên cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước hoặc thuộc các lĩnh vực ưu tiên cao của quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngồi được Chính phủ bảo lãnh và việc bảo lãnh cho các tập đoàn, các doanh nghiệp vay nợ

trong nước vì những việc làm này làm nảy sinh nguy cơ ngân sách nhà nước phải trang trải các khoản nợ của khu vực doanh nghiệp trong tương lai, khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc mất khả năng thanh toán.

Để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và thực trạng ở việt nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)