Thực trạng về giao dịch các sản phẩm CKPS tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại việt nam (Trang 27 - 30)

CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

a) Thực trạng về giao dịch các sản phẩm CKPS tại Việt Nam

Bốn loại sản phẩm CKPS chính mà đề tài đã khảo sát trong phần lý thuyết chƣơng 2 bao gồm: hợp đồng tƣơng lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn. Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung năm 2010 chỉ đề cập đến hai trong số bốn sản phẩm này, đó là thuật ngữ về hợp đồng tƣơng lai và hợp đồng quyền chọn trong định nghĩa về Chứng khoán. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hốn đổi hiện khơng đƣợc nhắc đến trong Luật này.

Hợp đồng hoán đổi chủ yếu đƣợc dùng trong các giao dịch trên thị trƣờng tiền tệ dựa trên các tài sản cơ sở là lãi suất và tỷ giá, còn hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tƣơng lai về bản chất là tƣơng đồng với nhau nhƣng hợp đồng kỳ hạn lại khơng đƣợc chuẩn hóa nên đó là sản phẩm của thị trƣờng phi tập trung. Hai sản phẩm phái sinh này không đƣợc quy định trong Luật Chứng khoán cho thấy phần nào định hƣớng của cơ quan quản lý nhà nƣớc về việc thiết lập TTCKPS. Đó là thị trƣờng tập trung và dựa trên các tài sản cơ sở là chứng khoán mà khơng bao gồm hàng hóa hay tiền tệ.

Hiện tại, chứng khoán đang nằm dƣới tầm kiểm soát và quản lý của Bộ Tài chính, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thƣơng và tiền tệ thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc. Trong thực tiễn, các sản phẩm phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán tại Việt Nam chƣa đƣợc áp dụng. Nhƣng các hợp đồng này về hàng hóa, tiền tệ và lãi suất lại đƣợc sử dụng khá phổ biến và nằm dƣới sự quản lý trực tiếp của các Bộ chuyên ngành quản lý tài sản cơ sở là Bộ Công Thƣơng và Ngân hàng nhà nƣớc.

Đối với TTCKPS về hàng hóa, các hợp đồng phái sinh nhằm phịng ngừa biến động về thị trƣờng tiêu thụ và giá cả hàng hóa đƣợc thực hiện đầu tiên đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Từ năm 2004-2005, các thành viên trong câu lạc bộ Xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam (thuộc Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam) đã đề xuất với Chính phủ về việc sử dụng các hợp đồng kỳ hạn để chốt giá bảo vệ giá cà phê và hạn chế thua lỗ khi mua bán hàng cà phê nhân do giá biến động thất thƣờng11. Thông qua các định chế tài chính trong

11 Tổng hợp báo cáo thị trƣờng cà phê 2004, Giacaphe, truy cập ngày 19/7/2011 tại địa chỉ http://giacaphe.com/15936/bao-cao-thi-truong-ca-phe-quy-ii-va-nua-dau-nam-2004.html

và ngoài nƣớc, các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tƣơng lai này đã tham gia giao dịch trên Sở giao dịch Hợp đồng quyền chọn và Hợp đồng tƣơng lai của Luôn Đôn (LIFFE).

Theo thống kê đến đầu năm 2008, Việt Nam có 33 doanh nghiệp tham gia giao dịch các hợp đồng tƣơng lai trên LIFFE thông qua ngân hàng Techcombank12. Hiện nay, ngân hàng Kỹ thƣơng (Techcombank); ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển (BIDV) là hai trong số nhiều ngân hàng cung cấp và hỗ trợ mạnh cho các doanh nghiệp trong các hợp đồng phái sinh hàng hóa. Đến ngày 11/1/2011 , Sở giao dịch hàng hóa chính thức VNX là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên đƣợc Bộ Cơng Thƣơng cấp phép hoạt động tại Việt Nam và giao dịch ba mặt hàng chủ yếu gồm cà phê, cao su và thép13

.

Vàng cũng là một loại hàng hóa đƣợc ƣa chuộng vì là một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị lớn. Từ cuối năm 2004, ACB lần đầu tiên thực hiện giao dịch quyền chọn mua bán vàng sau khi Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép một số ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép triển khai giao dịch quyền chọn14. Sau đó, các hợp đồng quyền chọn vàng đã phát triển nhanh và mở rộng ra nhiều ngân hàng khác nhƣ Eximbank, Techcombank, Ngân hàng Quân Đội… Đối với TTCKPS tiền tệ, lãi suất. Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tƣ cách là cơng cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN ngày 25/2/1999, phạm vi thực hiện là các hợp đồng mua bán USD/VND giữa ngân hàng thƣơng mại và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hoặc giữa các ngân hàng thƣơng mại với nhau sau khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận. Các hợp đồng kỳ hạn đƣợc sử dụng nhiều trên thị trƣờng hàng hóa nhƣng ít đƣợc sử dụng trên thị trƣờng liên ngân hàng. Các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lƣợng giao dịch của thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng do những hạn chế trong quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc về xác định tỷ giá kỳ hạn trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất là những công cụ phái sinh đƣợc sử dụng phổ biến do những ƣu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá luôn biến động. Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên đƣợc phép thực hiện giao dịch quyền

12 “Sốt buôn bán cà phê qua mạng”, Tuoitre, truy cập ngày 19/7/2011 tại địa chỉ: http://tuoitre.vn/Kinh-

te/148196/Sot-buon-ca-phe-qua-mang.html

13 http://vnx.com.vn/

14Anh Kh (2005), “Thêm một cơng cụ phịng ngừa rủi ro khi mua bán ngoại tệ”, Vietbao, truy cập ngày 19/7/2011 tại địa chỉ: http://vietbao.vn/Kinh-te/Them-mot-cong-cu-phong-ngua-rui-ro-khi-mua-ban-ngoai-

chọn lãi suất. Các giao dịch quyền chọn lãi suất đƣợc phép thực hiện đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (dƣới 5 năm) bằng USD hoặc bằng EURO và chỉ đƣợc thực hiện đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và một số ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận. Sau BIDV, nhiều ngân hàng thƣơng mại quốc doanh và ngân hàng thƣơng mại cổ phần cũng đƣợc phép thực hiện nghiệp vụ này.

Trên thị trƣờng tiền tệ, giao dịch hoán đổi xuất hiện theo Quyết định số 430/QĐ-NHNN ngày 24/12/1997 và sau này đƣợc thay thế bởi Quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc. Tuy nhiên, trong thời gian này các giao dịch hoán đổi chỉ là giao dịch thuận chiều giữa Ngân hàng Nhà nƣớc với các ngân hàng thƣơng mại và chỉ đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp các ngân hàng thƣơng mại dƣ thừa ngoại tệ và khan hiếm tiền Đồng.

Thống kê từ Vụ Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc, trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến cuối năm 2007 mới chỉ có 40 hợp đồng hốn đổi lãi suất và một số ít hợp đồng phái sinh khơng chuẩn khác15

. Còn theo số liệu của Viện Chiến lƣợc Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, tỷ lệ doanh thu từ các sản phẩm phái sinh trên tổng doanh thu của các ngân hàng thƣơng mại trong các năm 1995, 2000 và 2006 chỉ là 11,7%; 15,4% và 17,5% trong khi theo báo cáo của IMF, thị trƣờng phái sinh quốc tế có sự tăng trƣởng rất mạnh tính riêng đầu năm 2007 đã tăng 30% đạt quy mô khoảng 370 tỷ USD16.

Nhƣ vậy, thị trƣờng các sản phẩm phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là hàng hóa vẫn chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi, các giao dịch vẫn còn nhỏ lẻ. Sản phẩm phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán hiện chƣa đƣợc thiết lập. Luật chứng khoán là văn bản pháp lý cao nhất mới chỉ đề cập đến sản phẩm phái sinh về chứng khoán dƣới dạng liệt kê một số sản phẩm trong mục Giải thích thuật ngữ (Điều 6, Luật chứng khốn) mà khơng có các quy định cụ thể cho giao dịch các công cụ này.

15

Minh Châu (2007), “Thị trƣờng phái sinh-lá chắn rủi ro của doanh nghiệp”, CafeF, truy cập ngày

20/7/2011 tại địa chỉ http://cafef.vn/2007117152149507CA36/thi-truong-phai-sinh-la-chan-rui-ro-cho-doanh- nghiep.chn

16Vũ Giang (2008), “Thị trƣờng phái sinh: Hạn chế nhƣng tiềm năng”, Xalotintuc, truy cập ngày 20/7/2011 tại địa chỉ: http://tintuc.xalo.vn/001743135538/Thi_truong_phai_sinh_Han_che_nhung_tiem_nang.html

Trong khi đó, các sản phẩm liên quan trực tiếp đến hoạt động của giao dịch phái sinh nhƣ nghiệp vụ giao dịch ký quỹ và nghiệp vụ Repo 17 cũng chƣa đƣợc cho phép về mặt pháp lý. Theo quy định nhà đầu tƣ muốn mua chứng khốn phải có đủ số dƣ tiền mặt trong tài khoản và khi thực hiện bán chứng khoán phải có đủ số dƣ chứng khốn để bán. Tuy nhiên, nhà đầu tƣ vẫn thực hiện đƣợc nghiệp vụ giao dịch ký quỹ dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: (i) ứng tiền mua chứng khoán cho nhà đầu tƣ trƣớc ngày T+3; (ii) Công ty chứng khoán hỗ trợ tiền cho các khách hàng lớn; (iii)Thực hiện nghiệp vụ ký quỹ thông qua hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán…Các giao dịch repo đã phát triển khá rộng rãi ở Việt Nam giữa các thành viên của thị trƣờng (các cơng ty chứng khốn), các ngân hàng thƣơng mại với các nhà đầu tƣ. Trong giai đoạn thị trƣờng tăng mạnh vào đầu và giữa năm 2007, các hoạt động repo đƣợc phát triển rộng rãi vì nhu cầu vốn lớn để đầu tƣ chứng khốn nhằm tìm kiếm các cơ hội kiếm lời trong ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)