CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
e) Kiến thức của nhà đầu tư và các thành viên tham gia thị trường
Các chuyên gia phỏng vấn cho rằng: kiến thức của các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng về CKPS vẫn còn rất thấp. Theo một khảo sát nhỏ tiến hành từ cuối năm 2007 của SSC19. Các đối tƣợng đƣợc khảo sát bao gồm 37 ngƣời. Trong đó: Cơng ty chứng khoán: 23; Viện KHTC: 2; Viện QLKT: 2; HVTC: 4; ĐHKTQD: 2; Ngân hàng: 4; Kết quả cho thấy, có đến 8.3% chƣa hiểu biết về khái niệm chứng khốn phái sinh. Đặc biệt là có đến 45% cho rằng: chỉ số chứng khoán cũng là chứng khoán phái sinh.
Đây là kết quả khảo sát đối với những đối tƣợng có hiểu biết về thị trƣờng tài chính. Nếu mở rộng cuộc khảo sát ra cơng chúng đầu tƣ thì chắc chắn con số này sẽ cao hơn rất nhiều. Kết quả cuộc khảo sát đã đƣợc tiến hành cách đây vài năm, vì nguồn lực có hạn nên đề tài khơng thể có cuộc khảo sát tƣơng tự để đánh giá lại trình độ hiểu biết của cơng chúng đầu tƣ. Có thể giờ đây kiến thức về chứng khoán phái sinh của các đối tƣợng đã tăng lên. Tuy nhiên, cần phải lƣu ý rằng, thời gian khảo sát là thời gian mà thị trƣờng chứng khoán đã hoạt động đƣợc gần 8 năm. Nhƣ vậy, rõ ràng nhận thức không chỉ của công chúng đầu tƣ mà với cả những đối tƣợng có hiểu biết về thị trƣờng tài chính cũng mơ hồ với khái niệm CKPS. Đây là một cản trở rất lớn cho việc thiết lập thị trƣờng này.
Kết luận: Kết quả phân tích cho thấy quá nhiều cản trở trên thị trƣờng chứng khoán cơ sở
hiện tại để có thể hình thành thị trƣờng này tại Việt Nam trong ngắn hạn. Tuy nhiên, do yêu cầu cấp thiết phải thiết lập đƣợc thị trƣờng này khơng chỉ từ phía các nhà đầu tƣ, các thành viên thị trƣờng mà cả từ yêu cầu giám sát của các nhà quản lý nên đòi hỏi Việt Nam cần phải nỗ lực cải thiện những khiếm khuyết trên thị trƣờng chứng khoán cơ sở để có thể hình thành và phát triển TTCKPS trong trung hạn. Trong phần tiếp theo, đề tài sẽ đƣa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm đảm bảo các điều kiện cần cho việc xây dựng và phát triển TTCKPS.