1.2. Lý luận về hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) ngân hàng
1.2.2.1. Dựa vào mối quan hệ giữa các ngân hàng tiến hành sáp nhập
Sáp nhập theo chiều ngang (Horizontal Merger)
Các ngân hàng tiến hành sáp nhập cùng cạnh tranh trực tiếp về một dòng sản phẩm, dịch vụ và thị trƣờng. Sáp nhập theo chiều ngang thƣờng diễn ra khi có sự củng cố, hợp nhất trong ngành, đi cùng với nhiều lợi ích cho các bên sáp nhập: một số quy định đƣợc dỡ bỏ, tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng, giảm bớt đối thủ cạnh tranh, tận dụng nguồn lực về con ngƣời, hệ thống công nghệ kỹ thuật… giúp
cho các ngân hàng kết hợp với nhau để tạo ra một quy mơ và trình độ mà ở đó, việc kinh doanh có hiệu quả hơn.
Sáp nhập theo chiều dọc (Vertical Merger)
Sáp nhập theo chiều dọc là giao dịch M&A diễn ra giữa ngân hàng với doanh nghiệp trong cùng một chuỗi cung ứng sản phẩm hay dịch vụ nào đó, thƣờng là ngân hàng với doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng đó. M&A theo chiều dọc mang lại cho ngân hàng các lợi ích nhƣ: kiểm sốt đƣợc rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng, giảm các chi phí trung gian trong quá trình đƣa dịch vụ đến với khách hàng…
Sáp nhập tổ hợp (Conglomerate Merger)
Sáp nhập tổ hợp hay còn gọi là sáp nhập kiểu tập đoàn là giao dịch M&A diễn ra giữa ngân hàng và doanh nghiệp khác hoạt động ở các lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề khơng liên quan với nhau. Lợi ích của phƣơng thức M&A này giúp ngân hàng nhận sáp nhập tăng quy mơ, thơng qua đó tăng sự ảnh hƣởng của nó với thị trƣờng, giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, tiết kiệm chi phí gia nhập thị trƣờng và lợi nhuận gia tăng nhờ có nhiều sản phẩm dịch vụ.