1.2. Lý luận về hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) ngân hàng
1.2.5. Lợi ích và hạn chế của hoạt động M&A ngân hàng
1.2.5.1. Lợi ích của hoạt động M&A ngân hàng
Tăng quy mô vốn cho ngân hàng
Việc sáp nhập hay mua lại giữa hai hay nhiều ngân hàng sẽ tạo nên những ngân hàng có quy mơ lớn hơn về vốn. Vốn đóng vai trị rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vốn đảm bảo yêu cầu về quy mô theo quy định đồng thời là nền tảng để mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với các ngân hàng có vốn điều lệ nhỏ, việc tạo dựng uy tín và chiếm giữ thị phần độc lập trong một khoảng thời gian là rất khó khăn, cũng nhƣ việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo theo quy định là điều không dễ dàng. Riêng đối với các ngân hàng có quy mơ lớn, đã đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định, có uy tín trên thị trƣờng trong nƣớc cũng cần phải tăng vốn để nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực. Vì vậy, M&A là biện pháp tạo điều kiện tăng quy mô vốn nhanh nhất cho các ngân hàng.
Tận dụng được hệ thống khách hàng
Mỗi ngân hàng có một đặc thù kinh doanh riêng phù hợp với tiềm năng vốn có của nó nên khi kết hợp lại sẽ có những lợi thế riêng để khai thác, bổ sung cho nhau. Do đó, việc mua lại và sáp nhập sẽ làm tăng cơ sở khách hàng nhờ tận dụng hệ thống khách hàng của nhau. Chẳng hạn một ngân hàng với thế mạnh về sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu khi tiến hành M&A với một ngân hàng chuyên bán lẻ sẽ giúp ngân hàng tập trung đẩy mạnh dần mảng bán lẻ.
Mở rộng mạng lưới chi nhánh và tiết kiệm chi phí
Với M&A, thay vì việc xây dựng chi nhánh và phòng giao dịch từ đầu với rất nhiều chi phí thành lập, xây dựng, mở rộng hệ thống, triển khai mạng lƣới phân phối, ngân hàng có thể tận dụng ngay hệ thống mạng lƣới, con ngƣời sẵn có của các đối tác. Điều này khơng chỉ giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí mà cịn giảm đến mức tối đa thời gian thâm nhập thị trƣờng.
Song song với việc tăng điểm giao dịch, việc sáp nhập cũng giúp giảm chi phí th văn phịng, chi phí tiền lƣơng nhân viên, chi phí hoạt động của chi nhánh,
phịng giao dịch. Chi phí giảm xuống, lợi nhuận tăng lên là yếu tố sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng sau M&A hoạt động hiệu quả cao hơn.
Cải tiến công nghệ ngân hàng
Cơng nghệ ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh và tăng khả năng chiếm lĩnh thị phần của các ngân hàng. Để cạnh tranh và phát triển, các ngân hàng cần phải đầu tƣ về kỹ thuật lẫn công nghệ để vƣợt qua các đối thủ cạnh tranh khác. Thông qua hoạt động M&A, sự chuyển giao công nghệ giữa các ngân hàng sẽ tạo ra một hệ thống công nghệ đồng bộ và hiện đại với chi phí tối ƣu, góp phần nâng cao hiệu quả trong thời kỳ hậu M&A của các ngân hàng.
Sàng lọc đội ngũ nhân sự giỏi
Chất lƣợng nguồn nhân lực luôn là một trong những yếu tố chính góp phần tạo nên thành cơng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Thông qua M&A, ngân hàng bên mua hoặc nhận sáp nhập sẽ đƣợc tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm. Đây cũng là dịp để các ngân hàng sàng lọc và sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả để hình thành nên đội ngũ nhân sự mới có chun mơn, năng lực cao, có thể thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh mới; từ đó sẽ tạo nên thế mạnh riêng có của ngân hàng sau sáp nhập hoặc mua lại, gia tăng khả năng để theo đuổi các mục tiêu tăng trƣởng và phát triển trong tƣơng lai.
Gia tăng giá trị doanh nghiệp
Thông qua M&A, các ngân hàng có thể tận dụng đƣợc lợi thế kinh doanh trên qui mô lớn, giảm bớt các chi phí, cắt giảm đƣợc nhân sự dƣ thừa thiếu hiệu quả, tận dụng đƣợc hệ thống khách hàng để phát triển các sản phẩm hỗ trợ, mở rộng đƣợc lĩnh vực kinh doanh. Điều này sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập hoặc mua lại tăng cao làm cho giá trị tài sản của ngân hàng tăng lên dẫn đến giá cổ phiếu của ngân hàng đƣợc các cổ đông hiện hữu tin tƣởng, các nhà đầu tƣ quan tâm và đánh giá cao hơn.
Do vậy, sáp nhập không chỉ đơn thuần là phép cộng giá trị của hai hay nhiều ngân hàng lại với nhau, nếu tận dụng đƣợc các lợi thế, giá trị ngân hàng sau sáp nhập sẽ lớn hơn rất nhiều lần phép cộng số học của các ngân hàng sáp nhập lại.
1.2.5.2. Hạn chế của hoạt động M&A ngân hàng
Chất lượng tài sản sau M&A giảm do các khoản lỗ và nợ xấu tăng
Trong trƣờng hợp một ngân hàng phải nhận sáp nhập hoặc mua lại một ngân hàng yếu với tỷ lệ nợ xấu cao, mặc dù quy mơ vốn, tổng tài sản có tăng lên nhƣng nếu chất lƣợng tài sản sau M&A khơng đảm bảo thì khó có thể nói rằng sự liên kết giữa hai bên sẽ mang lại cho ngân hàng mới lợi thế cạnh tranh hơn so với những ngân hàng có khối lƣợng tài sản tƣơng đƣơng. Điều đó ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, đến thƣơng hiệu, vị thế của ngân hàng. Đây chính là một trong những rào cản lớn nhất trong quá trình M&A giữa các ngân hàng.
Ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng
Sau M&A, ngân hàng mới sẽ có sự gia tăng về số lƣợng khách hàng. Song điều đó chỉ đúng trên sổ sách tại thời điểm sáp nhập, cịn sau đó, ngân hàng có duy trì đƣợc cơ sở khách hàng này hay không là cả một vấn đề. Bởi lẽ, kinh doanh dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng, yếu tố tâm lý lựa chọn “nhà cung cấp” ln là yếu tố đóng vai trị quan trọng quyết định. Hơn nữa, ngân hàng là lĩnh vực mà hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào uy tín và niềm tin. Mọi biến động đều có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến niềm tin của khách hàng. Mặc dù một số khách hàng cho rằng, sáp nhập, hợp nhất sẽ tạo ra một hệ thống NHTM với diện mạo mới hơn, an toàn hơn và lành mạnh hơn nhờ sự gia tăng về quy mô, nâng cao chất lƣợng phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, nhƣng cũng có khơng ít khách hàng cho rằng sau khi hợp nhất, sáp nhập sẽ có sự thay đổi trong chính sách đãi ngộ khách hàng hay hồi nghi về hiệu quả hoạt động ngân hàng sau sáp nhập. Điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm số lƣợng của cả khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng.
Khó khăn trong việc tích hợp cơng nghệ thông tin
Hệ thống ngân hàng lõi là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro… trong hệ thống ngân hàng. Khi hai ngân hàng sáp nhập với nhau, ngoài việc kết hợp hệ thống cơ sở hạ tầng, nhân sự… thì việc tích hợp hệ thống công nghệ thông tin là một vấn đề cần lƣu tâm khi các ngân hàng sử dụng core khác nhau. Các ngân hàng đều tốn khoảng thời gian nhất định khi muốn vận hành một hệ thống core banking mới. Do đó, trong khoảng thời gian đầu sáp nhập, hệ thống khách hàng hiện hữu của ngân hàng bị sáp nhập sẽ vẫn đƣợc quản lý dƣới hệ thống core banking cũ. Việc này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc quản trị và điều hành ngân hàng do cùng lúc quản lý hai hệ thống khách hàng riêng rẽ.
Văn hóa doanh nghiệp bị pha trộn
Khi sáp nhập, hợp nhất hai hay nhiều ngân hàng lại với nhau, đội ngũ nhân sự sẽ cảm thấy bối rối khi làm việc trong mơi trƣờng với kiểu văn hóa doanh nghiệp bị pha trộn, đồng thời họ phải tìm cách thích nghi với những thay đổi trong cách giao tiếp với khách hàng, với các nhân viên đến từ ngân hàng khác, vừa duy trì văn hóa doanh nghiệp cũ vừa phải tiếp nhận thêm văn hóa doanh nghiệp khác. Nếu ban lãnh đạo ngân hàng khơng tìm đƣợc biện pháp kết hợp hài hịa văn hóa các bên thì đội ngũ nhân sự sẽ cảm thấy rời rạc, mất niềm tin, ngân hàng sau sáp nhập sẽ là một khối lỏng lẻo dễ tách nhỏ do có quá nhiều các phần tử khác nhau trong mối liên kết khơng chắc chắn làm cho văn hóa doanh nghiệp mới trở nên hỗn độn, dễ đổ vỡ.
Bất ổn về nhân sự
Nguồn nhân lực có chất lƣợng là tài sản quý giá của ngân hàng. Những sự xáo trộn và bất ổn trong đội ngũ nhân sự trƣớc, trong và sau khi sáp nhập sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Chắc chắn những vị trí trùng lặp sẽ đƣợc giản lƣợc, đặc biệt là những vị trí quản trị cấp cao. Việc ra đi của các nhà quản lý trực tiếp sẽ kéo theo một ekip các cán bộ cấp trung, đơi khi có thể dẫn tới cạnh tranh nội bộ, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng làm việc trong ngân hàng.
Quyền lợi của cổ đông bị ảnh hưởng
Sau quá trình thực hiện M&A, tỷ lệ quyền biểu quyết của cổ đông trên tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết sẽ nhỏ hơn trƣớc. Khi đó sẽ dẫn đến tình trạng pha lỗng quyền kiểm sốt của các cổ đông và quyền lợi của các cổ đơng bị ảnh hƣởng rất lớn. Bên cạnh đó, cũng xảy ra vấn đề xung đột về lợi ích, quyền lực giữa các cổ đông lớn. Sau thƣơng vụ M&A, những cổ đông lớn của ngân hàng bị sáp nhập hoặc mua lại có thể sẽ mất quyền kiểm soát ngân hàng nhƣ trƣớc đây. Khi đó, sự bất đồng quan điểm rất dễ xảy ra do mâu thuẫn về lợi ích. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động quản trị ngân hàng.
1.3. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực tài chính thơng qua hoạt động
M&A của các ngân hàng trên thế giới và bài học đối với các NHTM Việt Nam
1.3.1. Sơ lƣợc về hoạt động M&A ngân hàng trên thế giới
M&A ngân hàng để hình thành những định chế hoặc những tổ hợp tài chính lớn hơn, mạnh hơn thơng qua việc tăng cƣờng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh nhờ gia tăng thị phần hoạt động là một xu thế phổ biến và diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Bên cạnh đó, trƣớc ảnh hƣởng của những cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cũng đã đẩy nhiều ngân hàng, thậm chí là các ngân hàng lớn lâm vào tình trạng khó khăn và phá sản. Khi đó, xu hƣớng M&A lại càng diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cùng với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ các quốc gia bị ảnh hƣởng, việc mua lại và sáp nhập là giải pháp mà nhiều ngân hàng tìm đến để vƣợt qua giai đoạn khủng hoảng.
Bảng 1.1: Một số thƣơng vụ M&A ngân hàng có giá trị lớn trên thế giới
Năm Bên bán Bên mua Giá trị
(tỷ USD)
2007 ABN Amro (Hà Lan) Royal Bank of Scotland,
Santander, Fortis 99 1998 Bank America Corp (Mỹ) NationsBank (Mỹ) 64 2005 UFJ Holdings (Nhật) Mitsubishi Tokyo (Nhật) 59,1 2004 Bank One Corp (Mỹ) JP Morgan Chase (Mỹ) 58 2008 Merrill Lynch (Mỹ) Bank of America (Mỹ) 50 2003 FleetBoston Financial
(Mỹ) Bank of America (Mỹ) 47
2006 Sanpaolo IMI (Ý) Banca Intesa (Ý) 37,7 1998 Citicorp (Mỹ) Travelers (Mỹ) 36,3 1998 Wells Fargo (Mỹ) Norwest Corporation (Mỹ) 31,7 2005 MBNA (Mỹ) Bank of America (Mỹ) 35,2 1999 National Westminster
Bank (Mỹ)
Royal Bank of Scotland
(Anh) 32,4
2000 JP Morgan (Mỹ) Chase Manhattan (Mỹ) 29,5
Nguồn: www.saga.vn, wikipedia
1.3.1.1. Tại Mỹ
Mỹ đƣợc xem là quốc gia điển hình cho các vụ M&A ngân hàng trên thế giới. Vào những năm 50 của thế kỷ XX đã diễn ra hơn 1.400 thƣơng vụ M&A. Giai đoạn khủng hoảng ngân hàng năm 1981 là thời điểm diễn ra các cuộc sáp nhập ngân hàng lớn nhất trên thế giới. Theo thống kê của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED): Kể từ năm 1980 đến 1998 có hơn 7.000 vụ sáp nhập và giá trị tài sản của các vụ sáp nhập liên tục thiết lập các kỷ lục mới. Nếu tính từ năm 1980 đến 1987 có 649 vụ sáp nhập ngân hàng với tổng giá trị 123,3 tỷ đơla Mỹ thì những năm 1990 với hoạt động thâu tóm của một số ngân hàng lớn gồm Chase và Chemical, Wells Fargo và First Interstate, NationsBank và Barnett, First Union và CoreStates, Citicorp và Travelers, NationsBank và BankAmerica, giá trị tài sản của các thƣơng vụ nêu trên lên đến trên 500 tỷ đôla Mỹ. Sự bùng nổ hoạt động M&A tại Mỹ khiến số lƣợng các ngân hàng giảm mạnh, năm 1980 số lƣợng ngân hàng độc lập và ngân hàng phụ thuộc (đƣợc nắm giữ bởi công ty mẹ kinh doanh đa lĩnh vực) là 14.500 nhƣng con số này giảm xuống cịn hơn 9.000 ngân hàng tính đến năm 1997. Nguyên nhân quan trọng nhất của sự gia tăng hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 1980-1998 tại Mỹ là do quy định mới của FED về việc cho phép ngân hàng cung cấp dịch vụ liên bang. Ngoài ra, cần phải kể đến một số nguyên nhân khác, nhƣ (i) hoạt động hiệu quả của các ngân hàng quy mơ lớn (có quy mơ tài sản từ 10 đến 25 tỷ đôla Mỹ) với thị trƣờng mở rộng, tận dụng hiệu ứng kinh tế nhờ quy mô và phạm vi, gia tăng hiệu quả hoạt động…; (ii) sự ra đời của các nghiệp vụ ngân hàng mới nhƣ bảo lãnh phát hành chứng khoán và hoạt động tạo lập thị trƣờng mua bán chứng khoán…; (iii) gia tăng áp lực cạnh tranh do sự thay đổi công nghệ nhanh
chóng khiến sự khác biệt giữa các ngân hàng ngày càng giảm; (iv) hạn chế rào cản thâm nhập thị trƣờng; (v) gia tăng hoạt động hội nhập quốc tế… Bên cạnh đó là rất nhiều lợi ích do hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng mang lại: Nâng cao năng lực quản trị ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, tiết kiệm chi phí, tăng quy mơ về vốn ngân hàng, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, tăng thị phần và xác lập vị thế mới…
Từ năm 2000 đến 2006, số thƣơng vụ M&A ngân hàng có giảm nhƣng giá trị các thƣơng vụ lại khá cao. Tiêu biểu trong giai đoạn này, là các thƣơng vụ mua bán giữa JP Morgan và Chase Manhattan (29,5 tỷ USD), FleetBoston Financial và Bank of America (47 tỷ USD), Bank One và JP Morgan Chase (58 tỷ USD), MBNA và Bank of America (35,2 tỷ USD).
Sau cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ nổ ra vào giữa năm 2007, hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới lại diễn ra một cách mạnh mẽ với tốc độ nhanh chƣa từng thấy. Riêng tại Mỹ, chỉ trong vòng 3 năm, từ 2008 đến 2010, đã diễn ra 308 thƣơng vụ M&A ngân hàng. Tiêu biểu nhất là thƣơng vụ Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ đôla Mỹ. Sự sáp nhập đã chấm dứt hơn 94 năm hoạt động độc lập của Merrilll Lynch, đồng thời đƣa Bank of America trở thành NHTM lớn nhất tại Mỹ lúc bấy giờ. Ngoài ra, thƣơng vụ mua lại nổi tiếng trong giới ngân hàng Mỹ cũng phải kể đến vụ Wells-Fargo mua ngân hàng Wachovia với giá trị 15,1 tỷ đôla Mỹ. Sau khi vƣợt qua đƣợc đối thủ Citigroup trong thƣơng vụ cạnh tranh mua lại Wachovia, Wells Fargo đã nâng tầm của mình lên ngang hàng với các đối thủ ngân hàng lớn khác tại Mỹ nhƣ JP Morgan Chase và Bank of America. Theo đó, ngân hàng này có tài sản lúc đó là 1.420 tỷ đơ la và trở thành ngân hàng lớn thứ ba của Mỹ. Qua đó có thể thấy khủng hoảng tài chính tạo ra nguy cơ, thách thức không nhỏ cho các ngân hàng nhỏ, năng lực tài chính yếu kém trƣớc làn sóng M&A. Ngƣợc lại, đó lại là cơ hội để các ngân hàng lớn có tiềm lực tài chính thực hiện việc mua lại, thâu tóm hình thành những tập đồn tài chính hùng mạnh, xác lập vị thế mới trên thị trƣờng.
1.3.1.2. Tại châu Âu