Khung pháp lý liên quan đến hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại (Trang 63 - 64)

2.2. Thực tiễn nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam

2.2.1. Khung pháp lý liên quan đến hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, vấn đề M&A không phải là mới, 15 năm về trƣớc, NHNN đã có hẳn một Quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần ban hành kèm theo Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN làm tiền đề pháp lý quan trọng cho những cuộc M&A ngân hàng diễn ra vào các năm 1997, 1998, 1999, 2001, 2003 với việc nhiều NHTMCP nơng thơn có quy mơ vốn nhỏ đã đƣợc M&A nhƣ NHTMCP Phƣơng Nam đã M&A hàng loạt các NHTM khác nhƣ NHTMCP nông thôn Đồng Tháp, Châu Phú, Đại Nam, Cái Sắn; NHTMCP Đông Á M&A NHTMCP tứ giác Long Xuyên; Sacombank M&A ngân hàng Thạnh Thắng; NHTMCP Phƣơng Đông M&A với ngân hàng nông thôn Tây Đô... Từ năm 2005 đến năm 2010, hoạt động mua lại, hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng trong nƣớc đã ít đi, tuy nhiên với tƣ cách là một hình thức M&A, hoạt động đầu tƣ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tƣ trong và ngồi nƣớc để trở thành cổ đơng chiến lƣợc đã diễn ra mạnh mẽ, nhất là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO với hàng loạt các cam kết về mở rộng thị trƣờng tài chính, ngân hàng.

Năm 2010, NHNN Việt Nam cũng đã ban hành Thông tƣ số 04/2010/TT- NHNN hƣớng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại các TCTD để thay thế cho Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN. Thông tƣ số 04 đã: (i) kế thừa và loại bỏ những hạn chế của Quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần Việt Nam đƣợc ban hành theo Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN của NHNN, theo đó phạm vi các đối tƣợng đƣợc/thuộc diện sáp nhập, hợp nhất đƣợc mở rộng; (ii) kế thừa tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2005 về hợp nhất, sáp nhập, Luật Cạnh tranh 2004 về tập trung kinh tế, đồng thời đảm bảo tuân thủ các cam kết của Việt Nam đối với WTO trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, cụ thể:

Về hình thức M&A: Thơng tƣ số 04 quy định các NHTM chỉ đƣợc tiến hành M&A theo một số hình thức nhất định nhƣ: (i) Ngân hàng đƣợc M&A với các TCTD khác; (ii) một ngân hàng đƣợc M&A với một ngân hàng, cơng ty tài chính,

TCTD hợp tác để thành một ngân hàng; (iii) một ngân hàng đƣợc mua lại một cơng ty tài chính, một cơng ty cho th tài chính.

Về điều kiện để tiến hành M&A: Thông tƣ số 04 quy định việc M&A không đƣợc thuộc trƣờng hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh. Các TCTD tham gia các hoạt động này phải phối hợp xây dựng một đề án thực hiện hợp nhất, sáp nhập, hoặc mua lại không trái với nội dung của hợp đồng đã ký. Ngồi ra, TCTD cịn lại sau khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập, hoặc mua lại phải đảm bảo đáp ứng điều kiện về vốn pháp định theo quy định của pháp luật.

Gần đây, vào ngày 01/03/2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”. Trong các giải pháp cơ cấu lại các TCTD, giải pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại giữa các TCTD cũng đƣợc Chính phủ đề cập tới. Quyết định 254 đã tạo ra một cơ sở pháp lý mới cho hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)