Phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình (Trang 53 - 55)

5. Kết cấu của đề tài

2.3 Phân tích thực trạng về tình hình sử dụng vốn của Công ty cổ phần xây

2.3.4 Phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính

Sau khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động, luận văn sẽ tiếp tục phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của cơng ty Hịa Bình trong giai đoạn 2005 - 2011 nhằm thấy rõ công ty bù đắp các khoản phải thu bị khách hàng chiếm dụng bằng cách nào. Tình hình sử dụng địn bẩy tài chính được trình bày qua bảng số liệu 2.11

Bảng 2.11: Phân tích thực trạng sử dụng địn bẩy tài chính của Cơng ty Hịa Bình từ năm 2005 đến năm 2011.

Nguồn: tính tốn của tác giả dựa theo BCTC cơng ty Hịa Bình năm 2005 -2011, SGDCK Tp.HCM.

Chỉ tiêu tỷ số đòn bẩy tài chính để đánh giá mức độ cơng ty tài trợ cho hoạt động của mình bằng vốn vay. Khi vay tiền, công ty phải thực hiện một chuỗi thanh tốn cố định

Thơng qua bảng 2.11, ta nhận thấy cuối năm 2011 có đến 77.36% tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay, tức hơn 52% (77.36%- 25.32%) tổng tài sản được tài trợ bằng vốn vay so với cuối năm 2005. Tài sản hình thành từ vốn vay luôn tăng qua các năm từ 2005 – 2011.

Trong giai đọan 2005 – 2011, chỉ có các năm 2005, 2006, 2007, 2008 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn các khoản nợ phải trả. Cụ thể như sau: năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu cao hơn khoản nợ phải trả là 66.1%, năm 2006 là 5.29%, năm 2007 là 21.76%, năm 2008 là 2.02%. Từ năm 2009 - 2011, các nhà cho vay đã tài trợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu lần lượt là: 11.44%, 76.02%, 241.69%. Điều này cho thấy từ 2009 – 2011, công ty sử dụng vốn vay là chủ yếu, mức độ rủi ro tài chính cao và khi có những cơ hội đầu tư hấp dẫn, cơng ty Hịa Bình khó có thể huy động được nguồn vốn vay từ bên ngoài. Mặt khác, dựa vào thuyết minh báo cáo hợp nhất của cơng ty Hịa Bình ta thấy khoản hơn 85% - 97% (2009 – 2011) khoản vốn vay này là tín dụng thương mại ngắn hạn với lãi suất từ 18% - 22%/năm và những khoản phải trả ngắn hạn.

Thông qua bảng 2.11, ta nhận thấy rằng phần lớn nợ công ty là nợ ngắn hạn. Các khoản vay chủ yếu bổ sung vốn lưu động cho công ty. Mặt khác, thông qua tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu cũng là một chỉ tiêu nhằm tính tốn mức độ đi vay của công ty. Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu tăng lên qua từng năm. Cuối năm 2005, cơng ty đã có tổng tài sản gấp 1.3390 lần so với vốn chủ sở hữu thì đến cuốn năm 2011 tổng tài sản gấp 4.1169 lần so với vốn chủ sở hữu.

Điều này lại một lần nữa cho thấy tình hình vay nợ của cơng ty ngày càng tăng lên. Lãi vay từ những khoản nợ vay ngắn hạn sẽ làm gia tăng rủi ro về tài chính nếu lợi nhuận của doanh nghiệp làm ra không đủ trả lãi vay.

Tóm lại, như đã phân tích ở trên do cơng ty Hịa Bình đã để tình trạng chiếm dụng vốn xảy ra quá lớn nên dẫn đến tình trạng thiếu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để bù đắp lượng vốn bị chiếm dụng quá lớn thì cơng ty đã vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động. Tình trạng chiếm dụng vốn kéo dài sẽ dẫn đến hệ lụy nợ khó địi, lãi vay phải trả ngày càng nhiều và cuối cùng là mất khả năng thanh tốn nợ nếu lợi nhuận làm ra khơng đủ bù đắp lãi vay phải trả. Hiệu quả sử dụng vốn đã thấp nay lại càng thấp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)