Định hướng chiến lược quản trị tài chính cho cơng ty Hịa Bình từ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình (Trang 70)

5. Kết cấu của đề tài

3.1 Định hướng chiến lược quản trị tài chính cho cơng ty Hịa Bình từ năm

2012 - 2015.

3.1.1 Dự báo doanh thu và lợi nhuận công ty Hịa Bình từ năm 2012 - 2015. 2015.

- Cơ sở dự báo:

+ Căn cứ vào môi trường vĩ mơ: suy thối kinh tế thế giới còn tiếp diễn trong năm 2012 và Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn. Tình trạng đóng băng ngành bất động sản, lạm phát tăng cao và còn kéo dài, lãi vay vẫn còn cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của Hịa Bình. Điều đáng mừng hiện nay là Ngân hàng Nhà Nước đã chủ trương giảm lãi suất. Ngoài ra, theo Tổng cục Thống Kê, năm 2011 GDP Việt Nam ước tính tăng 5.89% trong đó khu vực cơng nghiệp và xây dựng đã đóng góp gần 40% tỉ lệ tăng trưởng. Điều đó cho thấy lãnh vực xây dựng nói chung và Hịa Bình nói riêng đã, đang và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

+ Căn cứ vào môi trường ngành (môi trường vi mô): trong đà phát triển mạnh mẽ của thị trường xây dựng (đóng góp 40% vào tỉ lệ tăng trưởng GDP Việt Nam) với hàng ngàn cơng ty, trong đó có các cơng ty lớn do Nhà Nước quản lý và công ty quốc tế sẵn sàng nhảy vào thị trường xây dựng. Ngoài áp lực từ đối thủ cạnh tranh là các công ty xây dựng cùng ngành, cơng ty Hịa Bình cịn chịu áp lực từ nhà cung ứng thiết bị, vật tư, cung ứng tài chính và áp lực từ phía khách hàng. Thế nhưng không xem “ thương trường là chiến trường” công ty Hịa Bình ln tâm niệm rằng “ Cạnh tranh càng nhiều thì giá thành sản phẩm càng thấp, chất lượng càng cao, điều đó có lợi cho khách hàng và nâng cao ý thức tiêu dùng của họ” [Cơng ty Hịa Bình, 2012, báo cáo thường niên]. Chính vì tâm niệm ấy nên cơng ty Hịa Bình ln xem áp lực cạnh tranh là động lực để hoàn thiện và phát triển.

- Số liệu dự báo:

Theo các số liệu dự báo, tăng trưởng GDP Việt Nam từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP 5.1% năm 2012, tăng trưởng 5.5% năm 2013 và dài hạn hơn, vào năm 2017 GDP sẽ tăng trưởng khoảng 7.5% (VN Express, 2012).

Doanh thu của cơng ty Hịa Bình năm 2010 là 1,768 tỉ đồng, tăng 0.27% so với năm 2009. Doanh thu năm 2011 là 3,077 tỉ, tăng so với 2010 là 74.04%. Doanh thu 2011 tăng 1,314 tỉ đồng so với năm 2009 (tăng 74.31%). Như vậy, doanh thu tăng trưởng bình quân từ năm 2009 – 2011 là 37.27%

Như đã phân tích tại mục 2.2 thì ta thấy mơi trường kinh doanh và năng lực (tài lực, nhân lực, vật lực, tiền vốn) có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh và định hướng của doanh nghiệp. Để đánh giá về mức độ rủi ro trong môi trường kinh doanh, ta sẽ thống kê các số liệu doanh thu quí từ Q1/2010 – Q3/2012 của cơng ty Hịa Bình. Kết quả tính tốn thống kê cho thấy, doanh thu trung bình của 11 q là 782,586 triệu đồng ,phương sai là 9,010,487 tỉ đồng, độ lệch chuẩn là 94,924 triệu đồng. Qua bảng 3.1, ta thấy tỉ lệ % giữa độ lệch chuẩn và doanh thu trung bình 11 q gần nhất hay độ rủi ro là 12.12%. Từ đây, ta sẽ lấy mức tăng trưởng doanh thu thuần năm 2012 là 37.27% ± 12.12%.

Bảng 3.1: thống kê doanh thu thuần từ quí I/2010 – III/2012 và uớc lượng độ rủi ro trong tăng trưởng doanh thu thuần của công ty Hịa Bình.

Nguồn: tính tốn của tác giả dựa theo BCTC cơng ty Hịa Bình năm 2010- Q3/2012, SGDCK Tp.HCM.

Lý thuyết quản trị tài chính đã chỉ rằng [6,99], ROA khó có thể tăng tăng nhanh trong mơi trường kinh doanh bình thường. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế vĩ mơ Việt Nam cịn nhiều khó khăn: đầu tư giảm, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng, giá cả đầu vào cạnh tranh, bất động sản đóng băng, nợ xấu ngân hàng gia tăng…nên khả năng tăng trưởng của ngành xây dựng là không cao. Tăng trưởng của cơng ty Hịa Bình phải phù hợp nguồn tài sản mà cơng ty hiện có nhằm tránh hiện tượng vay nợ thêm. Từ đây ta có thể rút ra kết lụân, khả năng tăng trưởng của cơng ty Hịa chỉ nằm trong khoảng 20% - 30% (nằm trong vùng tăng trưởng chấp nhận). Do chỉ có mức tăng trưởng (năm 2012 so với năm 2011) 25.15% là phù hợp nhất so với nguồn tài sản mà cơng ty có thể đáp ứng nên tác giả chọn phương án này để phân tích. Theo dự báo của IMF, năm 2013 và các năm sau kinh tế sẽ chuyển biến tốt hơn so với năm 2012 (GDP tăng trưởng khoảng 7.8% -> 47%, thị phần HBC tăng từ 25% (chín tháng đầu năm 2011) -> 35% (chín tháng đầu năm 2012) trong mảng xây lắp [VCCorp,2013]) nên tác giả dự báo tăng trưởng doanh thu thuần ước tính năm 2013 là 27% (GDP tăng trưởng 7%, độ lệch chuẩn ước tính ±9%), năm 2014 là 30%, năm 2015 là 33% 3(đã có tính rủi ro). Lợi nhuận ròng cơng ty Hịa Bình tăng trưởng từ 19% – 32% / năm từ 2012 - 2015.

Qua các cơ sở dự báo trên, ta lập dự tốn tài chính của cơng ty Hịa Bình từ năm 2012 – 2015 theo phương pháp tỉ lệ % doanh thu (xem thêm phần phụ lục)

Dự tốn tài chính cơng ty Hịa Bình từ năm 2012 - 2015

Để lập dự tốn tài chính cho cơng ty Hịa Bình từ năm 2012 - 2015, luận văn sẽ giả định một số tỷ số tài chính được trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Ước tính các tỷ số tài chính trong bảng cân đối kế tốn của cơng ty Hịa Bình từ năm 2012 – 2015.

Các khoản phải thu* = các phải khoản phải thu chia (:) doanh thu thuần.. F (forecast) : dự báo.

Nguồn: tính tốn của tác giả dựa theo BCTC dự báo cơng ty Hịa Bình năm 2012 - 2015.

Một số chú thích về các tỷ số tài chính được giả định trong bảng 3.1 và tăng trưởng doanh thu thuần ước tính từ năm 2012 – 2015 của cơng ty Hịa Bình.

- Tăng trưởng doanh thu thuần: theo bảng 2.18 thì tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần thực trung bình của cơng ty Hịa Bình trong 6 năm (2006 – 2011) là 76.03% ((54.21%+121.46%+52.84%+153.38%+0.27%+74.04%)/6) và suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) năm 2011 là 3.95% (suất sinh lợi này rất khó tăng mạnh trong thời gian ngắn). Như vậy, nếu uớc tính ROA2012 = 3.95%, g* thực (2012)= 76.03% thì tăng trưởng thực của cơng ty Hịa Bình vẫn nẳm ngoài vùng tăng trưởng chấp nhận (biểu đồ 2.3). Từ đó, luận văn uớc tính tăng trưởng doanh thu thuần năm 2012 so với năm 2011 chỉ là 25.15% (tăng trưởng thực nằm trong vùng tăng trưởng

chấp nhận). Qua dự báo tăng trưởng từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh hơn từ năm 2013 trở đi nên ta có thể giả định tăng trưởng thực của cơng ty Hịa Bình năm 2013, 2014, 2015 sẽ lớn hơn tăng trưởng thực năm 2012.

- Khoản phải thu: Trong chương 2, luận văn đã chỉ ra rằng các khoản phải thu bị chiếm dụng quá nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nên trong phần ước tính này, luận văn ước tính tỷ số khoản phải thu chia doanh thu thuần giảm dần qua các năm, cụ thể như sau năm 2012 là 50%, năm 2013 là 48%, năm 2014 là 46%, năm 2015 là 45%. Điều này có thể hiểu như sau, doanh thu thuần năm 2013 tăng 27% so với năm 2012 nhưng khoản phải thu năm 2013 chỉ tăng 30.58% so với khoản phải thu 2012. Tương tự, doanh thu thuần năm 2014 tăng 30% so với năm 2013 nhưng khoản phải thu năm 2014 tăng 30.68% so với năm 2013. Doanh thu thuần năm 2015 tăng 33% so với năm 2014 nhưng khoản phải thu năm 2015 chỉ tăng 29.54% so với năm 2014. Riêng năm 2012, do tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn nên luận văn vẫn chọn tỷ số khoản phải thu trên doanh thu thuần như năm 2011 (50%).

- Hàng tồn kho: như đã phân tích tại mục 2.3.3.2, cơng ty Hịa Bình đã có sự tính tốn để tính lượng hàng tồn kho hợp lý nhất có thể nên ta chọn tỷ số hàng tồn kho chia (:) doanh thu thuần gần với mức của năm 2011 (năm 2011 là 8.73%, năm 2012 là 8.5%, năm 2013 là 8.5%, năm 2014 là 8.5%, năm 2015 là 8.5% )

- Do doanh thu thuần ước tính tăng và khoản phải thu ước tính giảm từ năm 2012 – 2015 nên tỷ số nợ phải trả trên doanh thu thuần ước tính cũng giảm theo.

- Vốn chủ sở hữu: luận văn chọn vốn chủ sở hữu năm 2012 = vốn chủ sở hữu năm 2011 cộng (+) lợi nhuận sau thuế năm 2011.Từ đó ta có được tỷ số vốn chủ sở hữu chia (:) doanh thu thuần là 33.35%. Các năm sau (2013, 2014, 2015) ta vẫn giữ nguyên ở mức 33.35%. Phần cổ tức chia cho cổ đơng trong giai đoạn 2012 – 2015 sẽ được trình bày trong mục “Giải pháp tạo lập nguồn vốn”.

- Tiền và khoản tương đương tiền: do tỷ số khoản phải thu trên doanh thu thuần giảm, lượng tiền mặt thu về tăng lên nên ta giả định cho một phần để trả nợ

ngắn hạn và một phần để gia tăng lượng tiền và khoản tương đương tiền nhằm tăng khả năng thanh toán

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: theo báo cáo tài chính đã được kiểm tốn của cơng ty Hịa Bình từ năm 2009 – 2011 thì khoản mục này chủ yếu này là đầu tư vào công ty liên doanh liên kết trái ngành và hợp tác đầu tư với các chủ đầu tư khi công ty xây dựng dự án. Luận văn đề xuất bỏ đầu tư trái ngành nên tỷ số đầu tư tài chính dài hạn trên doanh thu thuần giảm từ 7.11% xuống 5% cho các năm 2012 - 2015.

- Tất cảc các tỷ số tài chính dự tốn từ năm 2012 – 2015 trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đều được lấy như năm 2011 (xem thêm phần phụ lục) ngồi trừ tỷ số chi phí bán hàng (gồm chi phí marketing) trên doanh thu thuần tăng từ 0.25% (năm 2011) lên 0.49% (năm 2012 – 2015) trong khi đó tỷ số chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần giảm từ 4.02% (năm 2011) xuống còn 3.77% (năm 2012 – 2015).

Trên cơ sở số liệu dự kiến về doanh thu thuần, lợi nhuận ròng, các số liệu được giả định trong bảng 3.1 và dự tốn tài chính giai đoạn 2012 - 2015, luận văn sẽ ước tính khả năng tăng trưởng của cơng ty Hịa Bình (bảng 3.2) và qua đó vẽ đồ thị ước tính tăng trưởng thực cơng ty Hịa Bình giai đọan 2012 - 2015 (biểu đồ 3.1) sau khi thực hiện một số giải pháp:

Bảng 3.3: Ước tính khả năng tăng trưởng của cơng ty Hịa Bình từ năm 2012 – 2015.

Nguồn: tính toán của tác giả dựa theo BCTC dự toán cơng ty Hịa Bình năm 2012 - 2015.

Biểu đồ 3.1: Đồ thị ước tính tăng trưởng thực của cơng ty Hịa Bình năm 2012 – 2015.

Nguồn: tính tốn của tác giả dựa theo BCTC dự tốn cơng ty Hịa Bình năm 2012 - 2015 và bảng 3.3.

- Phương hướng chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh của công ty Hịa Bình từ 2012 – 2015 theo nghị quyết hội đồng quản trị ngày 13/12/2011.

Doanh thu tăng trưởng 30%/năm, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 30%/năm, cổ tức là 30%/năm, vốn điều lệ tăng trưởng 26.5%/năm [cơng ty Hịa Bình, 2012, báo cáo thường niên]

Qua đồ thị ước tính tăng trưởng thực của cơng ty Hịa Bình giai đoạn 2012 – 2015 và kế hoạch kinh doanh do công ty Hịa Bình đề ra, ta nhận thấy rằng sau khi điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng thực, giảm dần các khoản phải thu qua các năm, duy trì hàng tồn kho hợp lý so với tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần, duy trì hợp lý kế hoạch tái đầu tư TSCĐ… thì cơng ty Hịa Bình đã tăng trưởng hợp lý hơn (tăng trưởng thực nằm trong vùng tăng trưởng chấp nhận), phù hợp với tài sản (nguồn vốn) mà cơng ty có thể đáp ứng, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận gần bằng với mục tiêu cơng ty Hịa Bình đề ra. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn nhằm từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh. Qua đó có thể chứng

tỏ được rằng các số liệu giả định về tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần, khoản phải thu, hàng tồn kho…là phù hợp nguồn lực mà cơng ty có thể đáp ứng và đạt được hiệu quả kinh doanh.

Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao như thế nào, luận văn sẽ phân tích thêm từng giải pháp dưới đây.

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty Hịa Bình từ

năm 2012- 2015.

Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty cổ phần, người quản trị phải căn cứ vào đặc điểm vận động của từng loại vốn để có biện pháp quản lý tương ứng như vậy mới phát huy được hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty cổ phần.

3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Hịa Bình từ năm 2012- 2015. Hịa Bình từ năm 2012- 2015.

Nội dung giải pháp.

- Giải pháp 1: Tăng cường kiểm soát rủi ro, đảm bảo cân đối tài chính: tăng tỷ lệ tạm ứng hợp đồng để bù đắp thiếu hụt vốn, kiểm soát thanh toán khách hàng chặt chẽ, hạn chế hợp đồng bao gồm cung cấp vật tư giảm rủi ro trượt giá và thiếu vốn, bảo đảm có điều kiện ngưng hợp đồng khi chậm thanh toán.

- Giải pháp 2: Giảm khoản phải thu: hồn thiện chích sách bán hàng tín dụng bằng cách thành lập tổ công tác gồm nhiều phòng ban: pháp lý, bán hàng, hợp

đồng,.…nhằm nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu. Để thực hiện giải pháp này, cơng ty Hịa Bình nên phân loại khách hàng theo tiêu chuẩn A,B, C.

+ Khách hàng theo tiêu chuẩn A gồm những khách hàng ln thanh tốn đúng hạn. Những khách hàng nằm trong tiêu chuẩn này, cơng ty Hịa Bình nên duy trì chính sách bán hàng tín dụng.

+ Khách hàng theo tiêu chuẩn B gồm những khách hàng đang khó khăn về vốn, nhiều căn hộ chưa bán được… cơng ty Hịa Bình nên phối hợp với các chủ đầu tư này bán hàng có chiết khấu thơng qua sàn giao dịch bất động sản Hịa Bình nhằm mau chóng thu hồi các khoản phải thu.

+ Khách hàng theo tiêu chuẩn C là những khách hàng chây ỳ trong việc trả nợ. Để thu hồi các khoản công nợ từ các chủ đầu tư này, cơng ty Hịa Bình nên cứng rắn thu hồi nợ (các dịch vụ đòi nợ, pháp luật..) nhằm giảm các khoản phải thu xuống mức thấp nhất.

- Giải pháp 3: duy trì hàng tồn kho ở mức 8.5% so với doanh thu thuần. Khi doanh thu tăng lên thì địi hỏi hàng tồn kho phải tăng lên. Để duy trì ở mức hợp lý nhất thì cơng ty Hịa Bình phải ln ln tăng cường kiểm soát hàng tồn kho bằng cách thỏa thuận chặt chẽ với các chủ đầu tư và nhà cung cấp.

Hiệu quả giải pháp.

Theo các số liệu được trao đổi từ ban tổng giám đốc của cơng ty Hịa Bình, nếu thực hiện giải pháp 1 thì tỷ số khoản phải thu trên doanh thu thuần mỗi năm sẽ giảm 0.5% - 1.0%. Và thực hiện tốt giải pháp 2 thì các tỷ số khoản phải thu trên doanh thu thuần mỗi năm của cơng ty Hịa Bình sẽ giảm từ 2 – 4%.

Vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho dự tốn của cơng ty Hịa Bình từ năm 2012 -2015 được trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4: Vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho dự tốn của cơng ty Hịa Bình từ năm 2012 đến năm 2015.

Nguồn: tính tốn của tác giả dựa theo BCTC dự tốn cơng ty Hịa Bình năm 2012 - 2015

Tỷ số khoản phải thu trên doanh thu thuần giảm từ 50.51% (năm 2011) xuống 45% (năm 2015) giúp cơng ty Hịa Bình giảm số ngày thu tiền bình quân từ 181.85 ngày (năm 2011) xuống 162 ngày (năm 2015), qua đó vịng quay các khoản phải thu tăng từ 2.00 vòng/năm lên 2.22 vòng/năm. Trong khi đó hàng tồn kho giảm từ 8.73% - 8.5% doanh thu thuần giúp cơng ty quay vịng nhiều hơn trên năm (Năm 2011 là 9.94 vòng/năm – năm 2015 là 10.21 vịng/năm). Trong khi đó, tiền và khoản tương đương tiền tăng từ mức 9.68 % (năm 2011) - 11% (năm 2015) giúp công ty tăng khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và chi phí tài chính giảm lại từ đó lãi rịng tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình (Trang 70)