2.2 Hoạt động của Quỹ CEP trong thời gian từ năm 200 6 2011
2.2.3 Kết quả hoạt động của Quỹ CEP từ năm 2006 đến năm 2011
2.2.3.1 Kết quả họat động tín dụng
Bảng 2.12: Số liệu kết quả họat động tín dụng của Quỹ CEP từ năm 2006 đến năm 2011 Năm Năm
Đối tượng
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Lượt người vay 103.061 112.904 150.016 183.582 207.933 238.062
Thành viên đang vay 64.320 74.360 107.867 134.141 164.400 193.238
2.2.3.2 Kết quả họat động tài chính
Bảng 2.13: Kết quả họat động tài chính của Quỹ CEP từ năm 2006 đến năm 2011
Năm Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Dư nợ cho vay (tỷ đồng) 159,4 207,5 387,6 522,5 723,2 938,9
Tổng tài sản (tỷ đồng) 196,3 227,5 424,4 552,1 793,6 972,6
Tự cung về hoạt động 170,00% 170,76% 149,57% 155,78% 149,31% 159,70%
Tự cung về tài chính 108,10% 101,10% 90,80% 110,80% 101,50% 88,90%
Lợi nhuận (tỷ đồng) 4,4 20,7 28,8 47,3 53,9 77,8
Nguồn: Báo cáo các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 của Quỹ CEP
* Tự cung về hoạt động = Tổng thu nhập / (Chi phí tài chính + Chi phí hoạt động + Dự phịng mất vốn)
* Tự cung về tài chính = Tổng Thu nhập / (Chi phí tài chính + Chi phí hoạt động + Dự phịng mất vốn + Chi phí vốn qui định),
(Chi phí vốn qui định bao gồm tất cả các dạng trợ cấp + khoản dự phịng lạm phát)
• Nợ xấu>30 ngày = Dư nợ cho vay trễ hạn trên 30 ngày / Tổng vốn đầu tư cho vay Quỹ CEP có được những kết quả trên là do Quỹ CEP có mạng lưới hỗ trợ quốc tế và địa phương vững mạnh, có mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng với Chính quyền địa phương và với Quỹ CEP. Đó là do Quỹ CEP tập trung vào năng suất, sự đổi mới và sự cam kết nỗ lực hỗ trợ khách hàng.
Đội ngũ nhân viên có trình độ về nghiệp vụ chuyên môn, tận tâm với công việc, có ý thức về mục tiêu và sứ mệnh của tổ chức, được phân công lao động phù hợp, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, có khả năng tự huấn luyện nội bộ tốt đủ để xây dựng năng lực làm việc của mình đã góp phần vào sự thành công cho tổ chức trong những năm qua.
Kết quả trên cũng nhờ vào tính chất của các sản phẩm tín dụng tiết kiệm được thiết kế phù hợp với nhu cầu và khả năng hoàn trả thành viên vay vốn. Các sản phẩm đa dạng này được quan tâm đầu tư và phát triển thường xuyên đã duy trì được tính vững mạnh của tổ chức.
Tính cam kết hịan trả nợ vay cao của người nghèo cũng góp phần vào hiệu quả họat động của Quỹ CEP.
2.3 Thực tế về rủi ro và hoạt động hạn chế rủi ro tại Quỹ CEP 2.3.1 Quy trình kiểm sóat họat động tín dụng 2.3.1 Quy trình kiểm sóat họat động tín dụng
¾ Lập hồ sơ vay vốn và xét duyệt cho vay
- Giấy đề nghị vay vốn phải được thành viên viết và ký tên hoặc lăn tay. - Với loại hình nhân dân lao động, nhân viên tín dụng trực tiếp khảo sát hoặc
thẩm định 100%. Đối với thành viên vay vốn lần đầu thì phải gặp trực tiếp; nếu tái vay thì có thể gặp người khác trong hộ gia đình.
- Nhân viên tín dụng phải kiểm tra, hồn chỉnh hồ sơ tín dụng trình cho Trưởng chi nhánh duyệt tối thiểu trước ngày phát vay 2 ngày làm việc.
- Yêu cầu trong bộ hồ sơ vay vốn phải đính kèm Biên bản đối chiếu cơng nợ đợt vay và Phiếu theo dõi q trình hồn trả của đợt vay vừa kết thúc.
- Thời gian tối đa để giải ngân từ khi nhận được hồ sơ là: 9 Đơn vị họăc cụm mới: 14 ngày.
9 Tái vay: 7 ngày.
- Khi nhập liệu cho vay, bắt buộc nhân viên tín dụng phải khai báo kế hoạch thu nợ chính xác để việc trích lập dự phòng được đầy đủ nếu phát sinh nợ xấu.
- Lập các biểu mẫu, sổ sách tín dụng, sổ tiết kiệm, danh sách cho vay trình Trưởng chi nhánh ký duyệt, sau đó kế tốn lập phiếu chi cho vay và trình Trưởng chi nhánh ký duyệt trước khi chuyển sang thủ quỹ xuất tiền mặt. ¾ Giao vốn
- Ít nhất 1 ngày trước ngày giao vốn, nhân viên tín dụng phải thơng báo đến đơn vị, cụm về thời gian và địa điểm giao vốn.
- Nhân viên tín dụng phải tập huấn các nội dung trong quy trình cho thành viên trước khi giao vốn.
- Thành viên ký, ghi rõ họ tên hoặc lăn tay vào danh sách cho vay và xuất trình chứng minh nhân dân. Khơng có trường hợp nhận vốn thay nếu khơng có giấy ủy quyền.
- Sau khi hoàn tất giao vốn, nhân viên tín dụng lập Biên bản giao vốn, xác nhận số tiền thực giao để các bên liên quan ký tên. Biên bản giao vốn phải có ít nhất chữ ký của 2 nhân viên của Quỹ CEP trực tiếp phát vay.
- Nhân viên tín dụng chuyển toàn bộ hồ sơ vay vốn cho văn thư, sau đó văn thư kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ tín dụng và đưa vào lưu trữ.
¾ Thu hồi cơng nợ
- Nhân viên tín dụng trực tiếp thu hồi vốn vay từ Ban chấp hành cơng địan và cụm trưởng tại trụ sở chi nhánh họăc tại cơ sở theo đúng định kỳ đã thỏa thuận. Hai bên có ký nhận chéo lẫn nhau trên phiếu theo dõi hoàn trả và nợ của thành viên phải được phản ánh chính xác thực tế trên phiếu theo dõi. - Nếu cụm có vấn đề phải thu theo nhóm thì phải chốt sổ của cụm lại, nhân
viên tín dụng tiếp tục thu theo nhóm và ký nhận với nhóm trưởng.
- Nhân viên tín dụng phải kiểm tra số vốn, lãi và tiết kiệm thu hồi khớp đúng với kế hoạch.
- Nhân viên tín dụng lập bảng kê nộp tiền có phân bổ vốn, lãi và tiết kiệm theo từng đợt vay và ghi rõ thành viên nợ, thành viên nộp trước để kế toán tiện theo dõi. Sau đó kế tốn lập phiếu thu chuyển sang thủ quỹ và đồng thời nhân viên tín dụng lập bảng kê phân loại tiền chuyển cho thủ quỹ.
- Khi phát sinh nợ quá hạn, nhân viên tín dụng phải cùng với Ban chấp hành cơng địan và cụm trưởng đối chiếu ngay, tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết nợ quá hạn một cách sớm nhất. Khi thu nợ quá hạn phải có sự hỗ trợ và kiểm tra của tổ công nợ tránh xảy ra chiếm dụng.
¾ Giám sát và đánh giá việc sử dụng vốn của thành viên
- Nhân viên tín dụng kết hợp với Ban chấp hành cơng địan và cụm trưởng thăm thành viên định kỳ hoặc đột xuất để giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích của thành viên và duy trì kỷ luật tín dụng.
- Với loại hình nhân dân lao động định kỳ họp cụm ít nhất 2 lần cho 1 chu kỳ vay vốn: khi phát vay và lần cuối chuẩn bị tái vay (bắt buộc có Biên bản họp cụm). Ngồi ra, có thể tổ chức thêm các buổi họp cụm tùy tình hình thực tế phát sinh và các cuộc họp này phải có biên bản họp cụm. Nếu số thành viên tham gia cuộc họp thấp hơn 1/2 số lượng của cụm thì khơng tiến hành cuộc họp và lập Biên bản xác nhận không họp cụm. Đây là cơ sở để đánh giá mức độ duy trì kỷ luật tín dụng và chất lượng của cụm.
- Với loại hình nhân dân lao động, thông qua buổi sinh hoạt cụm cuối đợt vay, nhân viên tín dụng đánh giá hoạt động của cụm, nêu rõ những việc làm được và chưa làm được; củng cố lại cụm, nhóm; chuẩn bị giải quyết tái vay.
- Nhân viên tín dụng báo cáo với Trưởng chi nhánh về tình hình của cơ sở trong đợt vay vừa qua; đề xuất hướng giải quyết các vấn đề phát sinh; củng cố và chuẩn bị giải quyết tái vay.
¾ Quản lý tiền gửi tiết kiệm
- Sau khi nhận danh sách đề nghị rút tiết kiệm và sổ tiết kiệm của thành viên, nhân viên tín dụng phải kiểm tra số dư tiết kiệm của thành viên hiện đang gởi tại chi nhánh đồng thời kiểm tra số dư vốn, lãi còn nợ của thành viên.
- Nhân viên tín dụng tính tốn số tiền tiết kiệm họ được rút và cập nhật, ký tên vào sổ tiết kiệm:
thủ quỹ chi tiền. Thời gian giải quyết chi tiết kiệm không quá 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Nhân viên mang tiền xuống cơ sở chi trả tận tay thành viên, kiểm tra chứng minh nhân dân, thành viên ký nhận tiền và ghi rõ họ tên. Với trường hợp người thân trả nợ thay cho thành viên thì có thể chi trả tiết kiệm cho người trả nợ thay nếu người thân là vợ/chồng/cha/mẹ/con của thành viên vay (phải có xác nhận của Ban điều hành khu phố hoặc cụm trưởng) và yêu cầu họ làm cam kết chịu trách nhiệm mọi khiếu nại của thành viên về tiết kiệm sau này. - Sau khi hoàn tất chi tiết kiệm, nhân viên tín dụng giao nộp hồ sơ lại cho kế
toán kiểm tra và lưu chứng từ.
- Kiểm soát việc cấp lại sổ tiết kiệm khi thành viên bị mất sổ tiết kiệm: cần làm giấy xác nhận bị mất sổ tiết kiệm khi rút tiết kiệm.
¾ Chi phí trách nhiệm
- Nhân viên tín dụng lập bảng đề nghị chi chi phí trách nhiệm cho cơng địan cơ sở hoặc cụm trưởng, sau đó chuyển cho kế tốn kiểm tra và trình Trưởng chi nhánh duyệt chi tiền. Sau khi nhận tiền từ thủ quỹ, nhân viên tín dụng giao tiền tận tay cho cơng địan cơ sở họăc cụm trưởng ký nhận vào phiếu chi, danh sách và ghi rõ họ tên. Sau khi hòan tất, hồ sơ được giao lại cho kế tốn lưu trữ.
¾ Đối chiếu công nợ với cơ sở
- Tiến hành đối chiếu công nợ thực tế để xác định số vốn đã giao; số vốn, lãi và tiết kiệm đã thu hồi; số vốn, lãi còn nợ:
9 Đối chiếu theo đợt vay do cụm trưởng, cơng địan quản lý: đối chiếu 6 tháng 1 lần cho tất cả những đợt vay. Không nhất thiết phải tập trung đối chiếu tại 1 thời điểm mà có thể phân bổ trong kỳ đối chiếu. Phải đối chiếu nhật ký thu trên chương trình quản lý tin học với sổ của cụm trưởng. Chỉ đối chiếu những đợt vay còn dư nợ.
9 Đối chiếu theo từng thành viên: loại hình nhân dân lao động với lượng mẫu 2,5% số thành viên đang vay, không nhất thiết phải tập trung đối chiếu tại 1 thời điểm mà có thể phân bổ trong kỳ đối chiếu: 6 tháng 1 lần. 9 Căn cứ vào số thành viên đang vay tại thời điểm:
• Ngày 31 tháng12 để tính lượng mẫu cần phải đối chiếu 6 tháng đầu năm; và
• Ngày 30 tháng 6 để tính lượng mẫu cần phải đối chiếu trong 6 tháng cuối năm.
9 Trường hợp đột xuất, khi phát sinh nợ, củng cố cụm nhóm, … thì đối chiếu theo từng thành viên với mẫu chủ đích hoặc ngẫu nhiên đã chọn. ¾ Kiểm sốt và lưu trữ hồ sơ tín dụng
- Văn thư kiểm tra tính đầy đủ (về mặt số lượng: đủ số lượng đơn đề nghị vay vốn, phiếu khảo sát, phiếu thẩm định đúng tên theo danh sách chi phát vay, có chữ ký phê duyệt của Trưởng chi nhánh) của hồ sơ tín dụng, nhân viên tín dụng vẫn phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ (về mặt chất lượng) của hồ sơ tín dụng.
- Văn thư phải lập sổ ký giao nhận hồ sơ lưu trữ.
- Chứng từ, sổ sách, báo cáo phải được ký tên bởi những người có trách nhiệm liên quan và đóng dấu đầy đủ.
- Chứng từ, sổ sách, báo cáo phải được đóng tập và lưu trữ ở nơi khô ráo. Việc lưu trữ phải theo thứ tự ngày, tháng, năm và dễ dàng tìm kiếm.
- Các báo cáo phải in theo từng tháng, quý, năm.
2.3.2 Các rủi ro tín dụng và tình hình xử lý rủi ro tín dụng tại Quỹ CEP 2.3.2.1 Các rủi ro tín dụng đã xảy ra trong họat động của Quỹ CEP 2.3.2.1 Các rủi ro tín dụng đã xảy ra trong họat động của Quỹ CEP
¾ Nợ xấu
Các khỏan nợ xấu trong họat động của Quỹ CEP là các khoản nợ mà thành viên vay vốn tại Quỹ CEP gặp khó khăn trong kinh doanh, các khoản nợ do thành viên làm ăn thất bại chán nản khơng chấp nhận thanh tốn nợ vay, các khoản nợ do
hiểm nghèo không làm việc được để tạo ra thu nhập, các khoản nợ do thành viên trốn khỏi địa phương, các khoản nợ do thành viên bị tử tuất, thành viên gặp thiên tai ảnh hưởng của thời tiết. Người vay nghĩ đó là khoản hỗ trợ của Nhà nước có thể trả chậm hoặc có thể khơng trả. Nhân viên tín dụng cho vay nhiều hơn khả năng hoàn trả của thành viên.
Nợ xấu tại Quỹ CEP được phân chia thành nhiều nhóm tuổi nợ (dựa theo mơ hình của Ngân hàng Grammeen của Bangladesh) giúp Quỹ CEP dễ quản lý, kiểm sốt, trích lập dự phòng và đề ra phương pháp xử lý khác nhau cho từng nhóm tương ứng.
Quỹ CEP xem nợ trễ hạn trên 4 tuần là nợ quá hạn.
Bảng 2.14: Tỷ lệ trích lập dự phịng các khỏan nợ quá hạn theo tuổi nợ của Quỹ CEP
Mức tính
Thời gian nợ quá hạn (% )
Trên 4 tuần đến dưới 8 tuần 10%
Từ 8 tuần đến dưới 12 tuần 50%
Từ 12 tuần đến dưới 16 tuần 75%
Từ 16 tuần trở lên 100%
Bảng 2.15: Nợ quá hạn trên 4 tuần so với dư nợ có nợ quá hạn trên 4 tuần (ĐVT: Tỷ VND). Năm Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nợ quá hạn>4 tuần 1,6 1,3 1,4 2,1 2,9 3,2 Dư nợ có nợ quá hạn 2,8 2,1 2,4 2,7 3,4 3,8 Tỷ lệ (%) 57% 62% 58% 78% 85% 84%
Nguồn: Báo cáo các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 của Quỹ CEP
Qua bảng dữ liệu trên, ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ có nợ quá hạn từ năm 2006 đến năm 2007 có giảm nhưng tỷ lệ của nó cịn cao. Từ năm 2007 đến năm 2011 nợ quá hạn hàng năm tăng liên tục phần lớn là do tuổi nợ của các khoản nợ quá hạn tăng, làm cho nợ quá hạn và dư nợ có nợ quá hạn ngày càng tiến gần lại nhau. Chứng tỏ rằng các khỏan nợ này chưa được giải quyết một cách hiệu quả qua một khỏang thời gian dài.
Bảng 2.16: Dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ (ĐVT: Tỷ VND) Năm Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Dư nợ có nợ quá hạn 2,8 2,1 2,4 2,7 3,4 3,8 Tổng dư nợ 159,4 207,5 387,6 522,5 723,2 938,9 Tỷ lệ (%) 1.76% 1,01% 0.62% 0.52% 0.47% 0.40%
Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn trên 4 tuần so với dư nợ có nợ quá hạn trên 4 tuần 0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 9% 10% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Dư nợ Nợ xấu
Các khỏan dư nợ có nợ q hạn tăng khơng nhiều qua các năm, năm 2006 đến năm 2007 giảm 700 triệu đồng trong khi tổng dư nợ của Quỹ CEP trong năm này tăng hơn 48 tỷ đồng cho thấy khả năng giải quyết nợ quá hạn cũng như hạn chế nợ mới phát sinh có hiệu quả.
Từ năm 2007 đến năm 2011 các khỏan dư nợ có nợ quá hạn tăng liên tục, nhưng thực chất dư nợ có nợ quá hạn chỉ tăng 1,7 tỷ đồng trong vòng 5 năm, ứng với khoản tăng của tổng dư nợ trong 5 năm là 731,4 tỷ đồng, đã chứng tỏ rằng nợ quá hạn tại Quỹ CEP ngày càng được kiểm soát chặt chẽ hơn và khâu sàn lọc đối tượng vay, giải quyết nợ quá hạn đã được chú trọng và thực hiện nghiêm túc.
Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là khỏan nợ xấu này chưa giảm được là do xãy ra tình trạng nợ bùng phát và lây lan vào năm 2008 tại địa bàn trợ vốn ở chợ Tân Hương do chi nhánh CEP Trung Tâm quản lý với số nợ quá hạn hơn 400 triệu