Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với họat động của Quỹ trợ vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động của quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm thành phố hồ chí minh (Trang 65)

người nghèo tự tạo việc làm Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1 Nhóm giải pháp thuộc về Quỹ CEP thực hiện 3.2.1.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức 3.2.1.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức

Mấu chốt cho sự thành công của việc cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo và người có thu nhập thấp của các tổ chức tài chính vi mơ chính thức cũng như những tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức hiện tại mà cũng sẽ phải chuyển đổi theo quy định của Nghị định 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định 165/2007/NĐ-CP của Chính phủ trong đó có Quỹ CEP, là ở khả năng quản lý rủi ro, kỹ năng kiểm soát và hệ thống cung cấp dịch vụ sao cho với chi phí thấp, có thể có được lượng khách hàng lớn và tạo ra được lợi nhuận cho tổ chức. Quỹ CEP, một tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức, cần phải có một danh mục cho vay có chất lượng với tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 0,5% (theo chuẩn quốc tế về tài chính vi mơ) và đảm bảo được khả năng tự chủ về tài chính tốt (nghĩa là có khả năng trang trải tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp trong quá trình hoạt động bằng những khoản thu nhập từ kinh doanh).

Các nhà cung cấp tài chính vi mơ thành cơng sẽ là những đơn vị có phẩm chất hướng đến kinh doanh, nghiên cứu thị trường tốt và sẳn sàng lắng nghe những góp ý của khách hàng để nhà cung cấp củng cố, thích nghi, điều chỉnh và cải cách sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường cũng như nhu cầu vốn vay

tăng lên của các đối tượng thu nhập thấp và đối tượng nghèo về chất lượng, sự nhất quán và đáp ứng nhanh.

Cần tiếp tục có báo cáo minh bạch để tạo uy tín, lịng tin trong cơng tác huy động nguồn vốn từ các nhà tài trợ và Chính phủ, đảm bảo thực hiện đúng những cam kết thỏa thuận của dự án nằm trong phạm vi cho phép của Chính phủ và các nhiệm vụ trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo.

Sản phẩm tiết kiệm cần duy trì và mở rộng vì người nghèo có thể tiết kiệm và muốn tiết kiệm, họ khơng tiết kiệm được có thể là họ thiếu cơ hội hơn là thiếu năng lực, theo thời gian tiền gửi tiết kiệm của thành viên có thể tăng lên đủ để tạo dựng tài sản cho đầu tư. Hộ nghèo tại Việt Nam cần các sản phẩm tiết kiệm an toàn, dễ tiếp cận và có lãi suất. Mục đích của dịch vụ tiết kiệm vi mô là để cung cấp cho người nghèo một lựa chọn an toàn hơn các cơ chế tiết kiệm khơng chính thức thường có rủi ro cao.

Đưa ra các tiêu chuẩn về đối tượng vay vốn cụ thể hơn, đưa ra các phương pháp và cơ sở thu thập thông tin đáng tin cậy cho nhân viên. Quan tâm đến việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản đã cho vay. Tất cả nhân viên cần tuyệt đối tn thủ quy trình tín dụng mà không được cắt giảm bớt hoặc làm tắt trong quá trình khảo sát và thẩm định.

Cần xây dựng hệ thống tham chiếu tín dụng để cải thiện việc phối hợp và chia sẻ thông tin về thành viên vay vốn nhằm tránh hoặc giảm bớt việc vay vốn chồng chéo ở các chi nhánh CEP.

Xây dựng đội ngũ cụm trưởng, cộng tác viên tốt có đủ kiến thức về nghiệp vụ và nhận thức đúng ý nghĩa của công việc tại cộng đồng tránh hoặc giảm bớt tình trạng chiếm dụng.

Tạo sản phẩm mới, sản phẩm cho thuê vi mô nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết đối với người nông dân hoạt động nơng nghiệp theo nhóm. Các thành viên của một nhóm nơng dân hoặc hợp tác xã có thể cùng nhau thuê một số máy móc thiết bị lớn cùng nhau họăc thay nhau sữ dụng và đóng góp từng phần chi phí theo tỷ lệ, như: máy cày, máy suốt lúa, máy chà gạo….

Quỹ CEP cũng nên tạo thêm dịch vụ mới, dịch vụ chuyển tiền, là dịch vụ tài chính có thể cần thiết đối với thành viên của Quỹ CEP. Vì hiện nay Quỹ CEP có số lượng thành viên tương đối lớn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận mà nhu cầu của họ về việc chuyển tiền thanh tóan trong bn bán, chuyển tiền cho người thân đang có xu hướng ngày càng tăng. Dịch vụ này nếu được thực hiện với thủ tục dễ dàng, thuận lợi và chi phí thấp thì sẽ có lợi cho thành viên vay vốn.

Quỹ CEP nên thường xuyên có các khóa huấn luyện, đào tạo nhân viên về nghiệp vụ, chun mơn trong nội bộ và th ngồi. Đồng thời tổ chức các buổi tọa đàm về văn hóa tổ chức, lấy ý kiến chung chọn lọc lại để xây dựng các quy trình.

Tạo mơi trường làm việc thân thiện, cởi mở, minh bạch có bản sắc văn hóa riêng của Quỹ CEP sẽ là động lực thúc đẩy đội ngũ nhân viện nhiệt tình cống hiến, sáng tạo và luôn trung thành với ngôi nhà thứ hai của mình. Có định hướng rõ ràng để nhân viên tin tưởng vào tương lai của tổ chức, của công việc và sự nghiệp của họ. Cơ chế thưởng phạt cụ thể mang tính động viên khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên.

Liên quan đến việc thực hiện những quy định trong khuôn khổ pháp luật theo tinh thần của Nghị định 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định 165/2007/NĐ-CP của Chính phủ để chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mơ chính thức, Quỹ CEP cần chuẩn bị tốt và kịp thời về chính sách tổ chức, nghiệp vụ cho nhân sự sao cho phù hợp với mơ hình mới, hệ thống có thể vận hành tốt mà không bị bỡ ngỡ gián đọan và dẫn đến rủi ro.

3.2.1.2 Đào tạo và quản lý đội ngũ cán bộ nhân viên

Yếu tố con người – nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển và thành công của một tổ chức cho nên Quỹ CEP cần phải có đội ngũ nhân viên đảm bảo đủ trình độ quản lý chun mơn và có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

Về mặt khoa học cần quản lý con người theo quy trình, quy định và hệ thống nên các chủ trương, chính sách cần liên tục được hồn thiện ngày càng chặt chẽ để

bản sắc, tính cách, tâm lý, nguyện vọng, giá trị và sự phát triển của mỗi con người trong tổ chức cho nên tổ chức cần nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, sở trường của từng nhân viên để bố trí, luân chuyển và giao nhiệm vụ cho phù hợp hơn.

Đạo đức của nhân viên là một trong các yếu tố quan trọng và cần thiết trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Một nhân viên kém về năng lực có thể bồi dưỡng them kiến thức để cải thiện, nhưng một nhân viên tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về nghiệp vụ thì vơ cùng nguy hiểm khi bố trí trong khâu tín dụng hoặc các vị trí quan trọng khác. Cho nên, đào tạo và huấn luyện thường xuyên cho nhân viên về đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc, cách ứng xử với khách hàng, đối tác và giữa đồng nghiệp với nhau là hết sức cần thiết.

Đào tạo nhân viên có khả năng làm việc trong mơi trường khách hàng đa dạng, mơi trường khách hàng có ý thức và trình độ khơng cao, khách hàng dễ bị tổn thương. Cho nhân viên hiểu được ý nghĩa, sứ mệnh của tổ chức là phục vụ người nghèo và nghèo nhất trong điều kiện làm việc khó khăn và cực nhọc hơn làm việc ở các ngân hàng.

Đào tạo huấn luyện nhân viên tuyệt đối tuân thủ quy trình, quy định của tổ chức. Đặc biệt là việc thẩm định và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng phải đầy đủ trước khi quyết định cho vay, khơng được bỏ qua hoặc làm tắt quy trình tín dụng.

Cần nâng cao ý thức, vai trò trách nhiệm của cán bộ nhân viên để họ làm việc không đơn thuần là làm công ăn lương mà làm việc với một bầu nhiệt huyết thật sự, để cán bộ nhân viên hiểu được công việc này đem lại lợi ích cho người nghèo và cho xã hội.

3.2.1.3 Tổ chức quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả ¾ Hồn thiện phương thức vận chuyển tiền ¾ Hồn thiện phương thức vận chuyển tiền

Việc vận chuyển tiền mặt để giải ngân và thu tiền hoàn trả của thành viên tại cơ sở bằng xe gắn máy đang là mối đe dọa lớn đối với các chi nhánh. Nó có thể gây nên rủi ro lớn cả về nhân lực và tài lực của Quỹ CEP. Cho nên cần trang bị phương

tiện để thay thế xe gắn máy, công cụ hỗ trợ đặc thù phù hợp với quy mô, địa bàn hoạt động của các chi nhánh CEP và có thể ký hợp đồng với các công ty bảo vệ để cùng kết hợp vận chuyển tiền. Đồng thời cho hai nhân viên trở lên kết hợp vận chuyển tiền đi giải ngân cũng như thu hồi thay cho việc mỗi nhân viên tự lo việc của mình.

¾ Hịan thiện quy trình kiểm sóat họat động tín dụng

Quy trình kiểm sóat họat động tín dụng của Quỹ CEP được xây dựng và chỉnh sửa theo thời gian dựa trên những rủi ro đã xảy ra, thu thập thông tin từ cơ sở, lấy những khó khăn và thuận lợi thực tế của các chi nhánh trong hoạt động tập hợp vào cuối năm và chỉnh sữa để áp dụng cho năm tiếp theo là chưa phù hợp với thực tiễn. Để kịp thời tránh các rủi ro tín dụng như đã xảy ra bị tái diễn thì Quy trình kiểm sóat họat động tín dụng của Quỹ CEP nên được điều chỉnh, bổ sung kịp thời hơn mà khơng đợi đến cuối năm.

Hiện nay quy trình kiểm sốt hoạt động tín dụng của Quỹ CEP được xây dựng và điều chỉnh dựa trên các hoạt động và các rủi ro xảy ra thường xuyên mà ít quan tâm đến các họat động không thường xuyên và các rủi ro tín dụng xảy ra ít. Điều này sẽ khơng ngăn chặn hết các rủi ro tín dụng có thể xảy ra, cho nên quy trình kiểm sốt hoạt động tín dụng của Quỹ CEP cần được xây dựng dựa trên tất cả các hoạt động và các rủi ro đã xảy ra dù nhỏ và rất ít.

Quy trình kiểm sốt hoạt động tín dụng của Quỹ CEP nên dựa trên nguyên tắc hoạt động của tổ chức tín dụng chính thức để xây dựng hệ thống kiểm sóat nội bộ tốt hơn, xác với thực tế hơn.

¾ Xây dựng các phương án xử lý nợ xấu

Từng nhóm nợ quá hạn phải được phân lọai đánh giá cụ thể và chi tiết (nợ do thành viên mất khả năng chi trả, nợ thành viên tạm thời khơng có khả năng trả, nợ do thành viên không muốn trả, nợ do thành viên đi khỏi nơi cư trú khơng biết tình trạng về tài chính hiện tại, nợ do chiếm dụng, …) để giúp Quỹ CEP quản lý kiểm sóat được chặt chẽ từ đó chủ động có biện pháp xử lý kịp thời, có mức độ giải quyết cho từng loại, có kế hoạch xử lý cụ thể ở từng thời điểm và xử lý theo mức độ ưu

tiên của các khoản nợ có “vấn đề” và nợ quá hạn, góp phần hạn chế tổn thất có thể xảy ra và giải quyết dần số nợ quá hạn tồn đọng.

Phân tích để dự đốn các khoản nợ có rủi ro tiềm ẩn và có thể xảy ra để có phương án ngăn ngừa và giải quyết kịp thời thông qua thông tin từ nhân viên tín dụng trực tiếp, chính quyền địa phương và cụm trưởng. Luôn theo dõi các khỏan vay dự đóan là có rủi ro tiềm ẩn để xác định sớm những dấu hiệu xấu của nó trong tương lai. Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với thành viên vay vốn đó mà khơng đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn mới tiếp cận.

Xác định nợ xấu sớm và bắt đầu các nỗ lực thu hồi nợ mạnh mẽ, xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ có thể làm giảm thời gian cần tiêu tốn vào các động tác thu hồi nợ quá hạn sau này.

Tập trung vào lối ra cho các khoản nợ xấu và có thể tránh việc thu hồi nợ tồn bộ, vì đối tượng vay của Quỹ CEP hầu như ít có sẳn các khoản tiền lớn để thanh toán, mà tốt nhất hãy tìm cách chia nhỏ món nợ rồi thu hồi dần và điều này cũng có thể tạo cho thành viên nợ cơ hội duy trì việc kinh doanh và sinh hoạt gia đình. Các khoản nợ xấu ở những địa điểm có tính chất lây lan cần phải được giải quyết quyết liệt mang tính hiệu quả và răn đe nhằm giảm tính lây lan của nó.

Một số dấu hiệu có thể phát sinh nợ quá hạn cần nhận biết sớm

9 Nguồn tiền hòan trả của thành viên được huy động từ nhiều nơi.

9 Các cá nhân khác liên lạc với Quỹ CEP để hỏi thăm những thơng tin về tín dụng của thành viên nợ.

9 Sự xuất hiện của các nhà cho vay tài chính khác tại địa bàn họat động của Quỹ CEP, đặc biệt là cho vay có thế chấp tài sản đến nhà thành viên.

9 Thay đổi trong vấn đề về hôn nhân của thành viên, thái độ của thành viên đối với nhân viên Quỹ CEP thay đổi, đặc biệt là thái độ bất hợp tác.

9 Không thực hiện những nghĩa vụ cá nhân theo hợp đồng vay vốn, không thực hiện những cam kết một cách đúng hạn.

9 Thay đổi về họat động quản lý kinh doanh của thành viên vay vốn, sự thay đổi chủ sở hữu trong gia đình thành viên, các nhân sự chủ chốt trong cơng ty, trong cơng địan cơ sở thay đổi hoặc các nhân sự chủ chốt đau ốm, khơng có sự kế thừa trong ban lãnh đạo (đối với sản phẩm cho công nhân viên vay).

9 Các rủi ro và vấn đề trước đây đã được giải quyết lại xảy ra. ¾ Kiểm tra mục đích sử dụng vốn

Thông thường, các nhân viên Quỹ CEP vẫn chưa chú trọng đến cơng tác giám sát mục đích vay, họat động kinh doanh buôn bán của thành viên sau cho vay mà chỉ tập trung thu hồi sau cho vay là chủ yếu. Tuy nhiên việc theo dõi giám sát sau cho vay là rất cần thiết và quan trọng. Thường xuyên thăm hỏi thành viên sẽ giúp Quỹ CEP sớm phát hiện ra được khả năng hòan trả, vấn đề khó khăn, nguy cơ nợ tiềm ẩn của thành viên. Cho nên Quỹ CEP cần có cơ chế quản lý chặt chẽ để nhân viên tín dụng thực hiện nghiêm túc hơn trong việc giám sát sau cho vay để giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Đối với thành viên các khỏan vay là rất cần thiết nhưng chưa đủ để vượt qua cái nghèo, mà việc họ sử dụng các khỏan vay đó như thế nào, có khả thi khơng, có đem lại lợi ích và thu nhập khơng mới là quan trọng. Cho nên việc giám sát sau cho vay để hỗ trợ thành viên các kỹ năng về quản lý ngân sách gia đình, huấn luyện kỹ năng đọc, tính tốn và sử dụng đúng mục đích cam kết sẽ góp phần thành cơng trong việc bn bán, cải thiện thu nhập của họ cũng là phương pháp để thành viên đáp ứng nhanh việc hoàn trả vốn vay.

¾ Thực hiện tốt phương thức san sẽ rủi ro tín dụng

Hiện nay Quỹ CEP trích lập dự phòng cho các khỏan nợ xấu theo tuổi nợ dựa trên mơ hình trích lập của ngân hàng Grameen của Bangladesh, nhưng Quỹ CEP chưa thực hiện bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm của thành viên vay vốn cho nên Quỹ

CEP cần tiến hành thực hiện bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm của thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để hạn chế rủi ro.

Trong tương lai Quỹ CEP có thể chuyển tồn bộ rủi ro cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp bằng cách bảo hiểm các khoản cho vay. Mặc dù hiện nay chưa có cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động của quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm thành phố hồ chí minh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)