2.3 Thực tế về rủi ro và hoạt động hạn chế rủi ro tại Quỹ CEP
2.3.2 Các rủi ro tín dụng và tình hình xử lý rủi ro tín dụng tại Quỹ CEP
2.3.2.1 Các rủi ro tín dụng đã xảy ra trong họat động của Quỹ CEP
¾ Nợ xấu
Các khỏan nợ xấu trong họat động của Quỹ CEP là các khoản nợ mà thành viên vay vốn tại Quỹ CEP gặp khó khăn trong kinh doanh, các khoản nợ do thành viên làm ăn thất bại chán nản khơng chấp nhận thanh tốn nợ vay, các khoản nợ do
hiểm nghèo không làm việc được để tạo ra thu nhập, các khoản nợ do thành viên trốn khỏi địa phương, các khoản nợ do thành viên bị tử tuất, thành viên gặp thiên tai ảnh hưởng của thời tiết. Người vay nghĩ đó là khoản hỗ trợ của Nhà nước có thể trả chậm hoặc có thể khơng trả. Nhân viên tín dụng cho vay nhiều hơn khả năng hoàn trả của thành viên.
Nợ xấu tại Quỹ CEP được phân chia thành nhiều nhóm tuổi nợ (dựa theo mơ hình của Ngân hàng Grammeen của Bangladesh) giúp Quỹ CEP dễ quản lý, kiểm sốt, trích lập dự phòng và đề ra phương pháp xử lý khác nhau cho từng nhóm tương ứng.
Quỹ CEP xem nợ trễ hạn trên 4 tuần là nợ quá hạn.
Bảng 2.14: Tỷ lệ trích lập dự phịng các khỏan nợ quá hạn theo tuổi nợ của Quỹ CEP
Mức tính
Thời gian nợ quá hạn (% )
Trên 4 tuần đến dưới 8 tuần 10%
Từ 8 tuần đến dưới 12 tuần 50%
Từ 12 tuần đến dưới 16 tuần 75%
Từ 16 tuần trở lên 100%
Bảng 2.15: Nợ quá hạn trên 4 tuần so với dư nợ có nợ quá hạn trên 4 tuần (ĐVT: Tỷ VND). Năm Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nợ quá hạn>4 tuần 1,6 1,3 1,4 2,1 2,9 3,2 Dư nợ có nợ quá hạn 2,8 2,1 2,4 2,7 3,4 3,8 Tỷ lệ (%) 57% 62% 58% 78% 85% 84%
Nguồn: Báo cáo các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 của Quỹ CEP
Qua bảng dữ liệu trên, ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ có nợ quá hạn từ năm 2006 đến năm 2007 có giảm nhưng tỷ lệ của nó cịn cao. Từ năm 2007 đến năm 2011 nợ quá hạn hàng năm tăng liên tục phần lớn là do tuổi nợ của các khoản nợ quá hạn tăng, làm cho nợ quá hạn và dư nợ có nợ quá hạn ngày càng tiến gần lại nhau. Chứng tỏ rằng các khỏan nợ này chưa được giải quyết một cách hiệu quả qua một khỏang thời gian dài.
Bảng 2.16: Dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ (ĐVT: Tỷ VND) Năm Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Dư nợ có nợ quá hạn 2,8 2,1 2,4 2,7 3,4 3,8 Tổng dư nợ 159,4 207,5 387,6 522,5 723,2 938,9 Tỷ lệ (%) 1.76% 1,01% 0.62% 0.52% 0.47% 0.40%
Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn trên 4 tuần so với dư nợ có nợ quá hạn trên 4 tuần 0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 9% 10% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Dư nợ Nợ xấu
Các khỏan dư nợ có nợ q hạn tăng khơng nhiều qua các năm, năm 2006 đến năm 2007 giảm 700 triệu đồng trong khi tổng dư nợ của Quỹ CEP trong năm này tăng hơn 48 tỷ đồng cho thấy khả năng giải quyết nợ quá hạn cũng như hạn chế nợ mới phát sinh có hiệu quả.
Từ năm 2007 đến năm 2011 các khỏan dư nợ có nợ quá hạn tăng liên tục, nhưng thực chất dư nợ có nợ quá hạn chỉ tăng 1,7 tỷ đồng trong vòng 5 năm, ứng với khoản tăng của tổng dư nợ trong 5 năm là 731,4 tỷ đồng, đã chứng tỏ rằng nợ quá hạn tại Quỹ CEP ngày càng được kiểm soát chặt chẽ hơn và khâu sàn lọc đối tượng vay, giải quyết nợ quá hạn đã được chú trọng và thực hiện nghiêm túc.
Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là khỏan nợ xấu này chưa giảm được là do xãy ra tình trạng nợ bùng phát và lây lan vào năm 2008 tại địa bàn trợ vốn ở chợ Tân Hương do chi nhánh CEP Trung Tâm quản lý với số nợ quá hạn hơn 400 triệu đồng của khỏan dư nợ gần 2 tỷ đồng. Nguyên nhân xảy ra nợ là do nhân viên tín dụng đã khơng chọn đúng đối tượng cho vay và đã làm tắt bỏ qua một số quy trình
cho vay. Đồng thời sự việc trên khơng được giải quyết kịp thời và cương quyết đối với một số thành viên vay vốn khơng hịan trả ban đầu nên đã làm lây lan đến một số lượng lớn thành viên đang hịan trả tốt có suy nghĩ trả chậm họăc khơng hịan trả. ¾ Nợ chiếm dụng
Trong thời gian qua rủi ro tín dụng của Quỹ CEP xảy ra cịn có liên quan đến các khỏan nợ do bị chiếm dụng của các cụm trưởng. Các cụm trưởng trong quá trình cộng tác với Quỹ CEP đã chiếm dụng các khỏan tiền hòan trả của thành viên vay vốn mà không nộp cho Quỹ CEP.
Khi sự việc xảy ra Quỹ CEP phải tiến hành ngưng việc thu tiền của cụm trưởng đối với thành viên trong cụm và tiến hành thu trực tiếp từ nhóm trưởng hoặc thành viên làm cho cường độ làm việc của nhân viên tín dụng tăng lên dẫn đến tiếp tục sai sót. Hậu quả của việc cụm trưởng chiếm dụng là số nợ quá hạn tăng lên, số tiền chiếm dụng chỉ được thu hồi về một cách nhỏ lẻ và điều quan trọng hơn là nợ trên địa bàn đó sẽ bị lây lan.
Ngịai việc chiếm dụng của cụm trưởng trong thời gian qua tại Quỹ CEP cịn có chiếm dụng của nhân viên tín dụng, thủ quỹ của Quỹ CEP cũng làm ảnh hưởng đến họat động của Quỹ CEP. Nhân viên tín dụng lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo về sổ sách cũng như lợi dụng vào lòng tin của cụm trưởng đã cập nhật không đúng số thực nộp họặc khơng cập nhật số tiền hịan trả của thành viên vào sổ và khơng nộp hoặc nộp ít hơn số tiền đã thu hồi cho tổ chức. Việc này làm tình hình cơng nợ của một số thành viên vay vốn không đúng và các khỏan nợ của họ bị quá hạn.
¾ Rủi ro trong vận chuyển tiền mặt
Hầu hết việc vận chuyển tiền giải ngân cho thành viên, thu hồi tiền hòan trả của thành viên vay vốn từ cơ sở; việc rút và gửi tiền ở ngân hàng của các chi nhánh CEP đều sử dụng bằng phương tiện là xe gắn máy. Điều này chưa đáp ứng yêu cầu an tòan nên thời gian qua đã xảy ra một số rủi ro đáng tiếc.
- Nhân viên tín dụng chi nhánh CEP Hóc Mơn vào năm 2008 trên đường thu tiền đem về chi nhánh đã bị cướp giật làm bị té ngã xe dù khơng tổn thất về tài chính nhưng hai nhân viên tín dụng bị tổn thất về sức khỏe và tinh thần. - Năm 2009 nhân viên tín dụng chi nhánh CEP Bình Tân trên đường thu tiền
đem về chi nhánh đã bị giật giỏ làm tổn thất 15 triệu đồng. Ngoài việc tổn thất về tài chính của tổ chức (vụ việc được điều tra để đảm bảo tính trung thật của sự việc) nhân viên này còn phải chịu tổn thất về sức khỏe do tai nạn xảy ra.
- Cụm trưởng của chi nhánh CEP Nhơn Trạch trên đường đi họp mang theo tiền để nộp cho Quỹ CEP cũng bị giật giỏ làm mất 23 triệu đồng vào năm 2009 và cụm trưởng đó phải chịu trách nhiệm bồi thường dù sự việc xảy ra thực tế có nhiều người chứng kiến.
¾ Rủi ro tín dụng do nhân sự
Sự cẩu thả, chủ quan, tư lợi của nhân viên và cụm trưởng đã gây ra các khoản nợ tương đối lớn bị chiếm dụng và làm lây lan:
- Vụ vỡ nợ chợ Tân Hương ở chi nhánh Trung Tâm năm 2006, do nhân viên tín dụng trong công tác giải ngân đã giao tất cả tiền vay của các thành viên vay vốn cho cụm trưởng mà không thực hiện giao tiền tận tay thành viên vay vốn và cho ký nhận. Trong quá trình giao tiền này cụm trưởng chỉ giao một ít cho thành viên vay vốn còn phần lớn cụm trưởng giữ lại và nháy chữ ký nhận của thành viên. Sau một thời gian dài sử dụng tên người khác để vay đến lúc bỏ trốn, cụm trưởng đang có dư nợ tại Quỹ CEP là hơn 400 triệu đồng. Các thành viên trong cụm này khơng có số dư nợ khớp với nhật ký nợ mà Quỹ CEP đang quản lý do bị cụm trưởng chiếm dụng. Thành viên trong cụm thấy cụm trưởng bỏ trốn nên đã khai gian số tiền đã hồn trả. Tình hình này làm cho Quỹ CEP đã tốn rất nhiều công sức để đối chiếu, chốt lại công nợ của từng thành viên vay vốn. Và hậu quả cuối cùng là nợ quá hạn tại địa bàn này ngày càng cao do tính chất lây lan và tỷ lệ thu hồi rất thấp và chậm.
- Chi nhánh Tân Bình (nay đổi tên là chi nhánh Tân Phú) năm 2007, nhân viên tín dụng lợi dụng sự tín nhiệm của Trưởng chi nhánh đã sử dụng tên của những
thành viên không được xét duyệt cho vay và nhờ một số người thân khác đứng tên làm hồ sơ vay vốn tại chi nhánh để vay một khoảng tiền hơn 200 triệu đồng, sau một thời gian mất khả năng hoàn trả đã dẫn đến nợ quá hạn. Công tác kiểm tra tại cơ sở của Phịng quản lý tín dụng được tiến hành và đã phát hiện ra vụ việc. Trong trường hợp này ngồi tổn thất về tài chính thì nhân sự này bị sa thải đồng thời Trưởng chi nhánh của chi nhánh Tân Bình cũng bị kỷ luật, chuyển cơng tác sang làm nhân viên tín dụng ở chi nhánh khác và bị khai trừ khỏi Đảng do biết sự việc nhưng không giải quyết nghiêm khắc.
- Chi nhánh Bình Thạnh năm 2009, một cụm trưởng ở Phường Quận Bình Thạnh viện lý do đi cơng việc xa để không nộp tiền cho chi nhánh, nhưng nhân viên tín dụng quản lý trực tiếp và chi nhánh đã không thực hiện theo quy định là tiến hành đối chiếu, thực hiện thu hồi trực tiếp kịp thời nên cụm trưởng đã chiếm dụng hơn 120 triệu đồng. Địa bàn này ngay sau đó phát sinh nợ quá hạn rất nhiều do bị lây lan và thực nợ trên phường này đến khi chốt số thực tế để chi nhánh thu hồi trực tiếp là hơn 300 triệu đồng. Đến cuối năm 2010 số nợ bị chiếm dụng đã được thu hồi hết, nhưng nợ quá hạn của thành viên do tính chất lây lan vẫn cịn tồn đọng gần 73 triệu đồng và hầu như không thu hồi được.
¾ Rủi ro tín dụng do cạnh tranh
Thực ra vấn đề cạnh tranh tại Quỹ CEP ít được đề cập đến, do hoạt động của Quỹ CEP là phục vụ người nghèo và mục tiêu là giúp người nghèo cải thiện đời sống kinh tế được tốt hơn, nên các tổ chức tín dụng khác đem đến lợi ích nhiều hơn cho người nghèo thì đó cũng là điều mà Quỹ CEP mong muốn. Tuy nhiên, vấn đề cạnh tranh được đặt ra ở đây là các nhân viên của Quỹ CEP nghỉ việc ra thực hiện cho vay cùng hình thức của Quỹ CEP nhưng mang tính chất lợi nhuận, đã lơi kéo các cụm trưởng chi phối thành viên hoặc làm cho thành viên khơng có sự lựa chọn để vay của họ với mức chi phí cao hơn làm cho hoạt động của Quỹ CEP bị ảnh hưởng về nhân sự là mất cụm trưởng, khơng đảm bảo được lợi ích của thành viên và có thể làm cho thành viên bị rơi vào tình trạng nợ nần do vay nhiều nguồn mà thu nhập khơng đủ để hịan trả hoặc giảm khả năng hòan trả dẫn đến phát sinh nợ quá
2.3.2.2 Tình hình xử lý rủi ro tín dụng tại Quỹ CEP
¾ Cơng tác kiểm sóat nội bộ
Cơng tác kiểm sóat nội bộ được quản lý bởi phịng kiểm tóan nội bộ gồm 4 thành viên và 1 trưởng phịng đã được củng cố thơng qua các lớp huấn luyện bởi các nhà tư vấn trong nước và quốc tế vào năm 2010. Phịng kiểm tóan thực hiện kiểm tra dựa trên quy trình kiểm sóat nội bộ của Quỹ CEP.
Các kiểm toán viên kiểm tra chi nhánh mỗi năm tối thiểu hai lần theo kế hoạch đột xuất và sẽ nhiều hơn nếu thấy có rủi ro thông qua kiểm tra tại chi nhánh và mẫu khách hàng tại cơ sở.
Phịng kiểm tốn nội bộ chủ yếu tập trung vào các hoạt động cho vay tại chi nhánh và một phần cho việc thẩm định các chức năng chính của Văn phịng chính: kế tốn, cơng nghệ thông tin, quản lý nhân lực. Các báo cáo kiểm tốn rõ ràng và đầy đủ thơng tin được thực hiện sau mỗi lần kiểm tra chi nhánh và gồm cả các đề xuất có liên quan.
¾ Giải quyết nợ xấu và chiếm dụng
Khơng giống như các Ngân hàng thương mại, Quỹ CEP hoạt động dựa trên chủ trương hết mình vì người nghèo, là tổ chức phi lợi nhuận. Việc tìm kiếm khách hàng, thẩm định khách hàng và cho khách hàng vay,.. đối với các nhân viên tại Quỹ CEP, đặc biệt là các nhân viên tín dụng thì đó khơng chỉ là một công việc đơn thuần về thủ tục mà là cả một chặng đường dài tâm lý đến với khách hàng, hiểu rõ từng hoàn cảnh, tâm sự từng câu chuyện để động viên, nâng đỡ họ vươn lên khỏi sự nghèo nàn đói khổ … và cuối cùng là thanh toán các khoản nợ nần.
Nhân viên tín dụng cố gắng động viên gia đình, bản thân người vay để họ có thể bắt tay lại vào cơng việc, phịng ngừa xảy ra tình trạng chán nản, trốn nợ. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng này, nhân viên tín dụng phụ trách thường xuyên theo dõi, để ý hoạt động của khách hàng vay trước khi bỏ trốn. Trên cơ sở tình cảm, nhân viên tín dụng khun nhủ, nếu khơng được thì thơng báo với chính quyền địa phương kết hợp xử lý. Thường thì bản thân nhân viên tín dụng phụ trách phải bỏ ra tâm huyết và công sức rất nhiều đối với các đối tượng này.
Ngồi ra, cịn có các trường hợp được Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc xem xét phê duyệt xóa nợ khi có đầy đủ chứng từ xác nhận của các cơ quan ban ngành có liên quan:
• Thành viên vay vốn bị đi tù (có quyết định của Tịa án).
• Thành viên vay vốn mất tích sau 3 năm kể từ ngày bỏ trốn (có xác nhận của Cơ quan Cơng an tại địa phương).
• Thành viên vay vốn bị tử tuất (có giấy báo tử).
• Thành viên vay vốn bị bệnh hiểm nghèo (có giấy xác nhận của Bệnh viện).
Quỹ CEP thực hiện trích lập dự phịng cho các khỏan nợ phát sinh của các thành viên vay vốn có biểu hiện khó có khả năng hồn trả, những khoản nợ sẽ được xóa theo quy định dựa trên tỷ lệ rủi ro mất vốn theo nhóm tuổi nợ quá hạn mà Quỹ CEP quy định.
Các trường hợp xóa nợ vay hàng năm theo quy định chỉ được thực hiện sau khi đã báo cáo với Hội đồng quản trị để thông qua. Thông thường, khoản vay được xóa bằng cách cấn trừ vào vốn đầu tư cho vay và được cân đối bằng khoản khấu trừ từ dự phòng rủi ro mất vốn.
2.4 Đánh giá cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ CEP 2.4.1 Kết quả đạt được 2.4.1 Kết quả đạt được
Quỹ CEP đã phát triển một thương hiệu là một tổ chức tài chính vi mơ có trọng tâm giảm nghèo mạnh mẽ, phát triển những mối quan hệ hợp tác lâu dài với các cơ quan Chính phủ, phi Chính phủ trong nước cũng như các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Grameen, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, Chính phủ Úc (thông qua AusAID), Oikcredit, Habitat, ENDA, SIDI, Công ty đầu tư phát triển tài chính Thành phố Hồ Chí Minh …
20 năm qua, Quỹ CEP đã phát vay hơn 4.500 tỉ đồng đến hàng trăm ngàn lượt công nhân viên chức, lao động nghèo. Đã thực hiện tốt tơn chỉ, mục đích của Quỹ CEP là đưa vốn đến tận tay người nghèo và nghèo nhất, giúp người dân thoát nghèo, làm ăn khá hơn. Việc đa dạng các loại hình trợ vốn, hỗ trợ tích cực các địa