Tổng quan về hiệu quả xử lý nợ xấu tại các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 27 - 30)

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả xử lý nợ xấu

Hiệu quả xử lý nợ xấu nói chung của các NHTM là các kết quả đạt được trong quá trình triển khai các giải pháp xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh. Hiệu quả xử lý nợ xấu thường được đánh giá qua các tiêu chí được trình bày dưới đây.

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu

1.2.2.1 Mức tăng, giảm tỷ trọng nợ xấu/tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này tăng so với năm trước là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này giảm so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.

1.2.2.2 Mức giảm tỷ lệ xóa nợ rịng/tổng dư nợ xấu

Khi nợ xấu phát sinh, các NHTM phải trích lập DPRR từ 5% đến 100% số tiền dư nợ vay của khách hàng; bên cạnh việc trích lập DPRR Ngân hàng vẫn phải theo dõi, quản lý và tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ đã cho vay nhưng nếu khách hàng vẫn không trả được nợ buộc Ngân hàng phải thực hiện xử lý khoản nợ xấu này. Sau khi xử lý tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng số tiền còn lại Ngân hàng không thu hồi được phải xử lý bằng số tiền mà Ngân hàng đã trích lập DPRR để hồn vốn, đó là việc xóa nợ rịng của NHTM. Xóa nợ rịng được hiểu sơ bộ là số dư nợ đã được xác định thiệt hại và đã được xuất toán ngoại bảng sau khi trừ đi phần thu hồi được bao gồm cả phần thu từ tài sản bảo đảm của khoản vay.

Xóa nợ rịng hay cịn gọi là nợ đã xử lý rủi ro. Trong quy định hiện hành của các NHTM, nợ xấu sau khi được ngân hàng xóa nợ rịng bằng nguồn vốn trích lập dự phịng của mình được chuyển sang theo dõi ngoại bảng; tuy nhiên việc ngân hàng xóa nợ khơng đồng nghĩa với việc khách hàng hết nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, chính vì vậy ngân hàng vẫn phải theo dõi và thu hồi nợ. Đây là chỉ tiêu cơ bản nhất trong đánh giá cơng tác xử lý nợ xấu vì nó phản ảnh các cố gắng đồng bộ trong công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng. Tỷ lệ xóa nợ rịng/ tổng dư nợ xấu càng cao cho thấy việc mất vốn của Ngân hàng ngày càng lớn và dễ dẫn đến nguy cơ đổ vỡ hệ thống NHTM; mức giảm tỷ lệ xóa nợ rịng / tổng nợ xấu cho thấy nợ rủi ro mất vốn của ngân hàng ngày càng thấp và công tác xử lý nợ xấu ngày được nâng cao.

1.2.2.3 Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã thu hồi được/tổng dư nợ xấu

Khi khách hàng phát sinh nợ xấu không đồng nghĩa với việc khách hàng không trả được nợ vay cho ngân hàng, có nhiều lý do và nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình hình nợ xấu tại ngân hàng, trong đó cũng có khơng ít khách hàng khó khăn nhất định tại thời điểm đến hạn trả nợ vay cho ngân hàng tuy nhiên sau đó khách hàng dàn xếp được khoản vốn để trả nợ vay cho ngân hàng; vì vậy nợ xấu đã thu hồi được thông qua việc khách hàng tự trả nợ hoặc khách hàng và ngân hàng cùng phối hợp để xử lý tài sản đảm bảo nợ vay để hoàn vốn cho ngân hàng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc xác định khả năng xử lý nợ của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấu thu hồi được trên tổng dư nợ xấu càng cao cho thấy các khoản nợ xấu của ngân hàng đều hoàn trả được nợ và mặt dù có nợ xấu nhưng rủi ro mất vốn của ngân hàng gần như rất thấp. Ngược lại tỷ lệ nợ xấu đã thu hồi được/ tổng dư nợ xấu càng thấp cho thấy khả năng mất vốn của ngân hàng càng cao.

1.2.2.4 Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã tái cấu trúc/tổng dư nợ

Khi có nợ xấu xảy ra, ngân hàng và khách hàng tìm mọi cách để xử lý khắc phục, trong đó có việc tái cấu trúc các khoản nợ xấu thông qua việc gia hạn nợ, giãn nợ cho khách hàng, bán nợ…; việc tái cấu trúc nợ xấu không phản ánh đúng chất lượng tín dụng của Ngân hàng; tuy nhiên việc tái cấu trúc này giúp cho khách hàng tháo gỡ được khó khăn nhất định trong thời điểm trả nợ vay và tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng giảm xuống. Tỷ lệ các khoản dư nợ đã tái cấu trúc/ tổng dư nợ càng cao thì tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng càng thấp, tuy nhiên tỷ lệ này chỉ phản ảnh tương đối về tình hình nợ xấu của ngân hàng những khơng phản ảnh chính xác được chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

1.2.2.5 Tỷ lệ quỹ DPRR/ dư nợ xấu

Khi phát sinh nợ xấu, ngồi các khoản trích lập dự phịng chung, bắt buộc các ngân hàng phải trích lập DPRR cụ thể cho từng khoản nợ với các tỷ lệ khác nhau.

Tỷ lệ DPRR/dư nợ xấu thể hiện tính chủ đơng, dự phịng trong việc xử lý nợ xấu cũng như thể hiện khả năng bù đắp thiệt hại khi các khoản nợ xấu không thu hồi được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)