Quy định phân loại nợ xấu hiện hành tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 39)

Theo quyết 493/2005/QĐ_NHNN ngày 22/04/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và dùng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi và bổ sung một số điều của QĐ 493 thì “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)”:

Phân loại theo định lượng Phân loại theo định tính Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) DPRR

- Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày mà TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại

- Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng

0% - Các khoản nợ được phân lọai vào nhóm 1 khi khách hàng thanh toán đầy đủ nợ trong một thời gian nhất định hạn Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) DPRR 5%

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là khách hàng tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo đánh giá chủ động của TCTD

- Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) DPRR 20%

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2.

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo đánh giá chủ động của TCTD

- Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) DPRR 50%

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo đánh giá chủ động của TCTD

- Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất cao

(Nợ có khả năng mất vốn) DPRR 100%

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã bị quá hạn

- Các khoản nợ khoanh chờ xử lý

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo đánh giá chủ quan cua TCTD

- Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn

Cơ sở để ngân hàng đánh giá và phân tích tình hình tài chính tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng theo yếu tố định tính chủ yếu dựa vào các tiêu chí sau:

+ Đầu tiên, đó là việc các khách hàng tăng mức độ vay một cách bất thường, thường xuyên thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi hay việc xin gia hạn nợ, thể hiện khách hàng đang gặp khó khăn về vốn hoặc đang phát triển quá nóng khác so với dự kiến, cả hai điều này đều chứa đựng rất nhiều rủi ro.

+ Thứ hai, thông qua các báo cáo, kiểm tra về tài chính của khách hàng cho thấy ít nhất một điều đó là phần lớn các khoản vay ngắn hạn lại phục vụ cho nhu cầu dài hạn của khách hàng, khả năng thanh toán nhỏ hơn 1, sự sụt giảm vốn điều lệ do thua lỗ hay việc khách hàng bất chấp lãi suất vay để có được vốn, đều có thể chứng minh rằng vị thế của khách hàng bị suy giảm nặng nề, bị mất uy tín trong mắt các đối tác làm ăn cũng như các cổ đông.

+ Trong tổ chức của khách hàng thường xuyên có sự bất đồng về quan điểm, không thống nhất về mục đích, phương hướng phát triển giữa các thành viên trong ban điều hành và ban quản trị, dẫn tới sự xáo trộn trong cơ cấu điều hành, các nguồn thông tin chồng chéo đan xen lẫn nhau khiến hệ thống quản lý và sản xuất không đồng nhất và tất yếu sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi.

+ Ngồi ra cũng cần phải nói đến những tác động từ thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đó là những sự thay đổi về chính sách nhà nước, sự biến động về lãi suất, tỷ giá, thị hiếu người tiêu dùng, công nghệ, đăc biệt là sự xuất hiện hay mất đi khách hàng lớn, nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh.

Những điều trên đây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tồn tại và hoạt động của khách hàng vay vốn, khi có sự xuất hiện của một nhân tố tiêu cực nó sẽ tác động đến khả năng và ý muốn trả nợ của họ. Vậy nên, CBTD cần phải kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông tin và tình hình tài chính liên quan đến khách hàng để từ đó làm căn cứ cho cơng tác phân loại nợ của khách hàng trong từng thời điểm.

Tóm lại, theo QĐ 18/2007/QĐ_NHNN sửa đổi bổ sung điều 6 QĐ 493/2005/QĐ_NHNN với cách phân loại nợ căn cứ vào số ngày quá hạn khách hàng không trả được nợ mà kỳ hạn trả nợ đã được định trước tuy cụ thể nhưng chưa hồn tồn chính xác, vì kỳ hạn trả nợ được ghi trên từng khế ước nhận nợ và phụ thuộc vào cả bên cho vay và bên đi vay, ngân hàng mới chỉ nhìn vào một khoản vay và nếu khách hàng trả nợ đúng hạn thì khách hàng đó tốt. Nếu khách hàng được gia hạn nợ hoặc CBTD “lách luật” để khách hàng có tiền đảo nợ thì khơng xếp vào nợ xấu. Như vậy, khách hàng sẽ có thêm thời gian trả nợ, còn ngân hàng chỉ cần trích lập dự phịng rủi ro ít hơn, có nhiều vốn hơn để quay vòng. Đối với cách phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493/2005/QĐ_NHNN thì Ngân hàng có được tính chủ động cao hơn và sẽ có những đánh giá chính xác về khách hàng của mình qua các tiêu chí dành riêng cho từng khách hàng cụ thể riêng biệt. Tuy nhiên những đánh giá này phần nào vẫn mang tính chủ quan và tạo khó khăn cho việc quản lý của Ngân hàng Nhà nước, việc sử dụng điều 7 của QĐ 493 làm tiêu chuẩn phân loại cịn gặp nhiều khó khăn vì để làm được điều này thì các ngân hàng phải xây dựng bộ chỉ tiêu khắt khe hơn cho từng khách hàng, bao gồm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính, có nhiều yếu tố đan xen, phản ánh toàn diện về các khía cạnh hoạt động kinh doanh của khách hàng và quan hệ với ngân hàng trong khoảng thời gian dài nên kết quả chấm điểm chặt chẽ, logic và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây cũng là phương pháp xếp hạng cốt lõi mà các

ngân hàng, tổ chức định hạng quốc tế đang sử dụng, cho phép các ngân hàng đánh giá rõ hơn về khách hàng cũng như chất lượng hoạt động tín dụng của mình.

2.3 Thực trạng về nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam

Bảng 2.2: Tình hình nợ xấu tại Eximbank từ 2009 – 2012

Đvt: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1 Tổng dư nợ 38.382 62.346 74.663 74.922 % tăng trưởng so với năm trước 62,44% 19,76% 0,35%

2 Tổng nợ xấu 704 886 1.203 988

Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ 1,83% 1,42% 1,61% 1,32% (Nguồn: BCTC của Eximbank 2009 – 2012) Biểu đồ 2.1: Nợ xấu tại Eximbank từ 2009 – 2012

Qua Bảng 2.2, Biểu đồ 2.1, Biểu đồ 2.2 ta thấy tình hình nợ xấu năm 2012 của Eximbank là tương đối tốt. Xét về số tuyệt đối, nợ xấu năm 2012 là 988 tỷ đồng, giảm 215 tỷ đồng so với năm 2011 (1.203 tỷ đồng), tăng 102 tỷ đồng so với năm 2010 (886 tỷ đồng) và tăng 284 tỷ đồng so với năm 2009 (704 tỷ đồng). Xét về mặt tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ thì tỷ lệ năm 2012 ở mức thấp nhất trong 4 năm. Giai đoạn 2009 – 2012 là giai đoạn nền kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 -2008. Các doanh nghiệp đối mặt với tình trạng phá sản, giải thể hoặc đình trệ sản xuất ngày căng gia tăng, đều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận cũng như các khoản vay ngân hàng. Hệ luy tất yếu là nợ xấu của hệ thống ngân hàng nói chung và Eximbank nói riêng tăng nhanh và biến động phúc tạp. Trước tình hình đấy Eximbank đã kịp thời đưa ra những giải pháp thích hợp, kịp thời để hạn chế nợ xấu phát sinh và số liệu nợ xấu năm 2012 chính là những thành quả mà những giải pháp đấy mang lại.

2.3.1 Nợ xấu phân theo nhóm nợ

Phân theo nhóm nợ, nợ xấu của Eximbank chia thành 3 nhóm nợ là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Tổng nợ xấu phân theo tiêu chí này trong giai đoạn 2009 – 2012 cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Nợ xấu phân theo nhóm nợ từ 2009 – 2012

Đvt: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1 Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) 55 295 414 50 % so với tổng dư nợ 0,14% 0,47% 0,55% 0,07% 2 Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) 174 163 353 145 % so với tổng dư nợ 0,45% 0,26% 0,47% 0,19% 3 Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) 475 427 436 793 % so với tổng dư nợ 1,24% 0,69% 0,58% 1,06% 4 Tổng nợ xấu 704 886 1.203 988 (Nguồn: BCTC Eximbank 2009 – 2012)

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nợ xấu 2012 theo nhóm nợ

Phân theo nhóm nợ thì ta thấy qua các năm giai đoạn 2009 – 2012 trong cơ cấu nợ xấu, nợ nhóm 5 ln chiếm tỷ trọng lớn nhất (trung bình khoảng 59,8%), tiếp đến là nợ nghi ngờ - nhóm 4 (trung bình khoảng 23,4%) và nợ dưới tiêu chuẩn – nhóm 3 (trung bình khoảng 22,8%). Bên cạnh đó, qua bảng số liệu ta thấy nợ nhóm 5 tại thời điểm cuối năm 2012 tăng mạnh, tăng 357 tỷ đồng (tương đương tăng 81,9%) so với năm 2011. Trong khi nợ nhóm 5 năm 2012 tăng mạnh thì nợ nhóm 3, 4 trong năm này lại giảm đáng kể so với năm 2011, điều này có thể được giải thích vì các khoản nợ trong nhóm 3,4 cũ đã chuyển sang nhóm 5 trong khi các khoản nợ nhóm 3, 4 ít tăng thêm. Điều này phần nào phản ánh những hạn chế trong quá trình xử lý nợ xấu tại Eximbank và điều này sẽ tiếp tục được phân tích trong các phần tiếp theo.

Bảng 2.4: Nợ cần chú ý và nợ xấu tại Eximbank từ 2009 – 2012

Đvt: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1 Nợ cần chú ý – nhóm 2 231 241 1.038 2.023 Tỷ lệ so tổng dư nợ 0,60% 0,39% 1,39% 2,70%

2 Tổng nợ xấu 704 886 1.203 988

Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ 1,83% 1,42% 1,61% 1,32% (Nguồn: BCTC Eximbank 2009 – 2012)

Biểu đồ 2.4: Nợ cần chú ý và nợ xấu tại Eximbank từ 2009 - 2012

Tuy nợ xấu được tính từ nhóm 3 đến nhóm 5 nhưng nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) cũng là nhóm nợ có rủi ro tiềm ẩn cao. Nếu nhóm nợ này khơng được quan tâm kịp thời thì cũng biến thành nợ xấu. Lúc đó, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng sẽ tăng lên một cách đáng kể. Qua bảng 2.4, biểu đồ 2.5 ta thấy trong năm 2012, nợ nhóm 2 của Eximbank tăng mạnh, tăng 985 tỷ đồng, tương đương 94,9% so với năm 2011. Eximbank cần quan tâm hơn nữa đến tình hình nợ nhóm 2, khơng để nhảy nhóm qua các nhóm nợ khác cao hơn.

2.3.2 Nợ xấu phân theo ngành nghề kinh doanh:

Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu theo ngành từ năm 2009 – 2012

Đvt: Tỷ đồng

2009 2010

Chỉ tiêu Dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ

nợ xấu Dư nợ Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy

sản 6.581 101 1,53% 10.825 192 1,77%

Xây dựng, BĐS 6.450 167 2,59% 11.716 252 2,15% Công nghiệp chế biến, khai

khoáng 4.009 45 1,12% 6.163 43 0,70%

Thương mại và dịch vụ 17.189 353 2,05% 25.849 315 1,22%

Tiêu dùng 3.918 37 0,94% 7.365 76 1,03%

Khác 235 1 0,42% 428 8 1,76%

2011 2012

Chỉ tiêu Dư nợ Nợ

xấu

Tỷ lệ

nợ xấu Dư nợ Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

14.701 286 1,95% 14.660 254 1,73%

Xây dựng, BĐS 12.129 247 2,04% 13.210 241 1,82% Công nghiệp chế biến, khai

khoáng 10.934 112 1,02% 8.932 94 1,05% Thương mại và dịch vụ 30.483 463 1,52% 30.373 357 1,18% Tiêu dùng 5.979 90 1,51% 7.398 36 0,49% Khác 437 5 1,14% 349 6 1,61% Tổng 74.663 1.203 1,61% 74.922 988 1,32% (Nguồn: BCTC Eximbank 2009 – 2012) Phân theo ngành kinh tế thì nợ xấu của Eximbank tập trung chủ yếu vào các ngành như Xây dựng, BĐS, thương mại, dịch vụ, tiêu dùng (chiếm từ 70% - 80% tổng dư nợ xấu toàn ngân hàng). Qua bảng số liệu ta có thể thấy nợ xấu trong ngành Thương mại – Dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nợ xấu, cụ thể như sau: năm 2009 là 353 tỷ đồng, chiếm 50,1%; năm 2010 là 315 tỷ đồng, chiếm 35,6%; năm 2011 là 463 tỷ đồng, chiếm 38,5%; năm 2012 là 357 tỷ đồng, chiếm 36,1%. Trong khi đó, nhóm ngành Xây dựng – BĐS là nhóm ngành có tỷ lệ nợ xấu cao nhất theo dư nợ của từng ngành, cụ thể: năm 2009 là 167 tỷ đồng, tỷ lệ 2,59%, năm 2010 là 252 tỷ đồng, tỷ lệ 2,15%, năm 2011 là 247 tỷ đồng, tỷ lệ 2,04% và năm 2012 là 241 tỷ đồng, tỷ lệ 1,82%. Ngành Thương mại – Dịch vụ và ngành Xây dựng – BĐS là những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bở cuộc khủng hoảng kinh tế, bên cạnh đó đây cũng là những ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro, phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như cần tới sự nhạy bén của người đi vay để có thể làm tăng lợi nhuận do đó, trong giai đoạn 2009 – 2012 hai nhóm ngành này phát sinh nợ xấu tăng cao.

2.3.3 Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế từ năm 2009 – 2012

Đvt: tỷ đồng

2009 2010 2011 2012

Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ %

Tổng dư nợ 38.382 100% 62.346 100% 74.663 100% 74.922 100% DNNN 3.720 9,69% 5.332 8,55% 9.678 12,96% 9.359 12,49% DN ngoài quốc doanh 22.074 57,51% 34.093 54,68% 45.834 61,39% 38.955 51,99% Hộ gia đình, cá nhân 11.887 30,97% 22.162 35,55% 18.983 25,42% 26.468 35,33% Hợp tác xã 702 1,83% 758 1,22% 169 0,23% 140 0,19% Nợ xấu 704 100% 886 100% 1.203 100% 988 100% DNNN 25 3,55% 21 2,37% 98 8,15% 121 12,25% DN ngoài quốc doanh 403 57,24% 602 67,98% 722 60,02% 593 60,04% Hộ gia đình, cá nhân 275 39,06% 262 29,59% 382 31,75% 273 27,64% Hợp tác xã 1 0,14% 1 0,06% 1 0,08% 1 0,06% (Nguồn: BCTC Eximbank 2009 – 2012) Nền kinh tế nước ta với kinh tế nhà nước là chủ đạo, là đầu tàu, tuy nhiên, từ khi đổi mới đến nay, kinh tế tư nhân ngày càng phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Kinh tế tư nhân với hai khối chủ đạo là Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)