Đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 58)

Việt Nam

2.5.1 Kết quả đạt được

- Trong thời gian qua Ban lãnh đạo Ngân hàng đã có sự quan tâm đúng

mức, nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác phịng ngừa và xử lý nợ xấu, từng bước đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Cơng tác phịng ngừa nợ xấu được đặt lên hàng đầu trên cơ sở thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ quy trình cấp tín dụng được ban hành; hằng tuần, hàng tháng triển khai tập huấn quy trình nghiệp vụ tín dụng cho tất cả cán bộ tín dụng tồn hệ thống. Song song với cơng tác tập huấn quy trình nghiệp vụ cịn nêu lên các bài học kinh nghiệm trong cơng tác phịng ngừa và xử lý nợ xấu để nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm.

- Áp dụng biện pháp triệt để tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính ngun tắc trong cấp tín dụng.

- Thường xuyên thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng để có đánh giá khách hàng kịp thời nhằm áp dụng các biện pháp hợp lý trong các điều kiện vay vốn cụ thể.

- Phân cấp phân quyền hợp lý trong việc cấp tín dụng cho từng Chi nhánh, phòng ban và các phòng giao dịch trực thuộc dựa vào năng lực cán bộ quản lý, trình độ cán bộ, địa bàn hoạt động…

- Trong công tác xử lý nợ xấu thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể. Chủ trương là đồng hành cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, tư vấn và phối hợp với khách hàng cũng như với các ngân hàng khác trong việc giải quyết các vướng mắc phát sinh, tùy từng trường hợp để quyết định có tiếp tục cấp tín dụng hay khơng. Đồng thời cũng kiên quyết xử lý, khởi kiện ra tòa để tăng cường khả năng thu hồi nợ đối với các khách hàng chây ỳ, thiếu thiện chí trả nợ.

- Về cơ bản, số tiền trích lập DPRR đã theo kịp mức độ rủi ro gia tăng của các khoản nợ, đảm bảo khả năng bù đắp khi có tổn thất xảy ra. Trích lập và sử dụng dự phòng là một giải pháp tốt cho các chi nhánh trên các mặt:

+ Xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng; + Nâng cao chất lượng tín dụng;

+ Lành mạnh hóa tình hình tài chính, năng cao năng lực cạnh tranh; + Phù hợp xu hướng quản trị rủi ro trong hội nhập, là lựa chọn lâu dài cho công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng trong thời gian tới.

2.5.2 Các vấn đề còn hạn chế

Trong thời gian qua công tác xử lý thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro của ngân hàng trong hệ thống Eximbank đã được quan tâm để tìm mọi biện pháp hữu hiệu nhằm thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro đạt được một số kết quả nhất định, góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong cơng tác tìm giải pháp khả thi để xử lý thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro như:

- Chưa quan tâm xây dựng một hệ thống kiểm sốt nợ có tính chun nghiệp để phân loại các khoản nợ xấu, các loại tài sản làm đảm bảo của khoản nợ, bằng cách theo dõi diễn biến về tình hình và tiến độ thanh tốn nợ, số liệu nợ xấu của bên vay, để từ đó tiếp tục có cơ chế, giải pháp phù hợp xử lý và đôn đốc thu hồi được kịp thời và tốt hơn nhằm góp phần hạn chế rủi ro, thất thoát các khoản nợ tồn đọng khó địi.

- Việc tiếp tục theo dõi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, rà soát lại tất cả các khoản nợ quá hạn, nợ xấu nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay cịn hạn chế. Cán bộ có trách nhiệm cịn chủ quan trong việc thực hiện những bước tiếp theo về phân tích để tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan làm hạn chế kết quả thu nợ đối với những khoản nợ xấu, nợ sau xử lý rủi ro, nợ đã khởi kiện và có kết luận của Tịa án kinh tế, ít tích cực quan tâm đến công tác tham mưu, đề xuất những giải pháp thích hợp, khả thi nhằm tiếp tục việc khai thác tài sản bảo đảm, tích cực thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của DN phá sản đã có kết luận qua các vụ kiện. Chưa thường xuyên tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các ban ngành, cơ quan pháp luật và cơ quan chủ quản nhằm hỗ trợ ngân hàng trong công tác xử lý tài sản bảo đảm nợ vay để thu nợ.

- Sự phối hợp, ủng hộ của chính quyền địa phương, các ban ngành, cơ quan chức năng nhằm hỗ trợ ngân hàng trong công tác xử lý tài sản bảo đảm nợ vay chưa được đồng bộ, kiên quyết.

Nợ xấu phát sinh trong thời gian qua phần lớn tập trung ở khối doanh nghiệp và trên thực tế, phần lớn các hợp đồng TD đã cho vay khi thực trạng rơi vào nợ xấu đều có tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản vay nhưng đa số là thế

chấp bằng bất động sản, nhà máy, dây chuyền sản xuất, phân xưởng, máy móc thiết bị, nhà kho. Trên thực tế, về môi trường pháp lý, các văn bản hướng dẫn liên quan đến xử lý nợ đối với các trường hợp trên còn chưa cụ thể, chồng chéo nên ngân hàng khơng được đơn phương hồn thiện thủ tục pháp lý để bán hoặc thanh lý tài sản bảo đảm mà còn phải phụ thuộc vào cơ quan chức năng. Do đó ngân hàng chưa tự chủ động xử lý được tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu dẫn đến tỷ lệ thất thoát trong thu hồi nợ tồn đọng của ngân hàng khá cao và tỷ lệ tận thu sau xử lý rủi ro đạt không đáng kể.

- Song song với việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về lành mạnh hóa mơi trường TD, nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng, quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước nói chung và cổ phần hố doanh nghiệp Nhà nước nói riêng, nhằm phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra chậm chạp làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thu hồi nợ xấu. Thực tế khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, công nợ và vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp này ít được quan tâm.

- Một số trường hợp còn vướng mắc là các đối tượng vay vốn chưa hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ trong việc cùng với ngân hàng để trao đổi thơng tin tìm biện pháp thu hồi nợ quá hạn đã phát sinh. Có trường hợp đối tượng vay vốn né tránh hoặc buông lỏng quản lý nợ của chính họ khiến ngân hàng khó tìm được biện pháp để thu nợ.

- Việc xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến phát sinh nợ xấu chưa được phân tích kỹ. Nếu nợ xấu phát sinh do chủ quan của KH vay như sử dụng vốn sai mục đích, trốn tránh, chây ỳ khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo cam kết, đầu tư kém hiệu quả dẫn đến kinh doanh thua lỗ hoặc đầu tư vốn vào dự án khơng được tính tốn đầy đủ về khả năng thu hồi vốn, quản lý đầu tư lỏng lẻo, dẫn đến đầu tư công nghệ lạc hậu, đầu tư sản xuất không cân đối với vùng, nguồn nguyên liệu, dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn... thì phải xử lý trách nhiệm bằng việc khởi kiện trước tòa khi còn trong thời hạn tranh chấp để xử lý nợ. Tuy nhiên, thực tế một số ngân hàng vẫn kiên trì với cách làm truyền thống là xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, hoặc bằng mọi biện pháp như động viên khách hàng tìm nguồn vốn khác để trả nợ, tự xử lý tài sản bảo đảm để trả nợ

hoặc hai bên thỏa thuận, dàn xếp khơng qua tồ án để hy vọng thu hồi được vốn theo cách của riêng mình và cuối cùng nếu khơng thu hồi được thì mới khởi kiện. Mặt khác vì mơi trường pháp lý hiện chưa hỗ trợ đầy đủ cho ngân hàng chủ động xử lý tài sản bảo đảm mà khơng có sự can thiệp của tồ án và thực tế một khi xảy ra tranh tụng đến khi khởi kiện, cưỡng chế để giải quyết thu hồi nợ hoặc giải quyết tài sản thế chấp của một vụ ít nhất phải mất thời gian trên 2 năm và ngân hàng cũng khơng có quyền kiểm sốt được diễn biến tình hình và tiến độ thực hiện trong tồn bộ q trình này. Do vậy việc khởi kiện địi nợ nhờ sự can thiệp của toà án dù mang lại hiệu quả nhưng vẫn là biện pháp cuối cùng mà các Ngân hàng sử dụng. Nên đây cũng là một yếu tố hạn chế trong công tác xử lý thu hồi nợ xấu và nợ sau xử lý rủi ro của ngân hàng hiện nay.

2.5.3 Nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế trong việc xử lí nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

Với việc áp dụng mơ hình AMC để xử lý nợ, có thể nói Eximbank đã tích cực trong việc giải quyết nhanh khối lượng nợ xấu từ nhiều năm trước tồn đọng, đặc biệt là các khoản nợ thuộc nhóm có TSBĐ, Ngân hàng đã chủ động trong các khâu từ nhận tài sản bàn giao để quản lý, khai thác và bán đấu giá công khai trên thị trường, thu hồi nợ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều các khoản nợ mà Eximbank có phần bị động, việc xử lý nợ cịn tùy thuộc rất nhiều vào các cơ quan ban ngành, chỉ đạo của cấp trên (Chính phủ, NHNN) và thiện chí trả nợ của khách hàng.

2.5.3.1 Cách thức tổ chức thực hiện

Công tác tiếp nhận tài sản bàn giao từ khách hàng, cơ quan Thi hành án: Eximbank đã tích cực, chủ động tiếp nhận được nhiều TSBĐ, kể cả tài sản thế chấp bổ sung, giấy tờ chưa hồn chỉnh (do khơng còn nguồn khác). Để bảo vệ được tài sản, Ngân hàng đã có nhiều biện pháp như: thuê bảo vệ trông coi, làm vệ sinh tài sản, cắm mốc ngay ranh giới đất thực địa, xây tường rào và đo vẽ hiện trạng nhà đất; hạn chế được đến mức thấp nhất việc xâm phạm, lấn chiếm. Thực tế, công tác Thi hành án thường kéo dài, thủ tục nhiêu khê, bản án không rõ ràng… làm mất nhiều thời gian của Ngân hàng trong việc xử lý nợ. Ngồi những khó khăn từ các bản án hoặc quyết định của Thủ tướng hoặc của cơ quan chức

năng trong việc giao nhận tài sản, Eximbank cịn chịu sự ảnh hưởng của chính quyền địa phương (UBND thành phố, UBND quận, các Sở ngành…) trong việc tiếp nhận và xử lý tài sản của Ngân hàng cũng phần nào làm chậm trễ, kéo dài thời gian xử lý nợ.

Công tác quản lý khai thác tài sản trong thời gian hoàn thiện hồ sơ pháp lý để phát mãi tài sản: tài sản được giao cho công ty AMC để xử lý nợ thường là những tài sản có hồ sơ pháp lý chưa hồn thiện nên Ngân hàng cần có khoảng thời gian chuẩn bị cho việc phát mãi. Do đó, để tận thu được nợ trong thời gian chờ hoàn thiện hồ sơ pháp lý đưa tài sản ra phát mãi, Ngân hàng phải tích cực tìm kiếm các đối tác để cho th tài sản (thông qua việc đăng báo trên các phương tiện thơng tin đại chúng, tìm khách hàng trực tiếp) hoặc thuê bảo vệ để bảo vệ tài sản (đối với các tài sản không thể khai thác). Thực tế cho thấy số thu nợ từ việc khai thác theo cách thức này mang lại hiệu quả chưa cao do: (i) công tác này chỉ mang tính nhất thời, trong khoảng thời gian ngắn nên Ngân hàng không thể cho thuê (với giá cao) đối với những khách hàng lớn, thuê với thời gian dài; (ii) việc tìm kiếm khách hàng thuê với những ràng buộc như thời gian thuê ngắn hạn, bên thuê phải hoàn trả hoặc chấm dứt hợp đồng ngay khi Ngân hàng có nhu cầu… là rất khó. Trong điều kiện đó, Ngân hàng phải có chính sách ưu đãi về giá; (iii) việc nâng cấp sửa chữa, cải tạo, đầu tư… tài sản để khai thác tài sản chưa được chú trọng vì mục tiêu của Eximbank là đẩy mạnh công tác xử lý bán tài sản để thu hồi nợ.

Công tác phát mãi tài sản: phần lớn việc phát mãi tài sản do chính NH thực hiện (tại các Chi nhánh lớn hoặc tại cơng ty AMC của NH). Quy trình phát mãi tài sản (xác định giá khởi điểm, đăng báo, tổ chức bán đấu giá…) tuân thủ theo những quy định của Nhà nước (như Thông tư 02, Nghị định 05 về xử lý nợ…). Giá khởi điểm để đưa tài sản ra bán đấu giá thường dựa trên giá thẩm định của các cơ quan thẩm định giá. Với việc thành lập Hội đồng xử lý tài sản (tương tự như Hội đồng tín dụng) tại cơng ty AMC (cũng như ở các Chi nhánh có nợ tồn đọng lớn) đã phát huy được ý kiến của tập thể và việc bán đấu giá tài sản được công khai, minh bạch, khả thi hơn. Eximbank đã vận dụng đúng thời cơ, có phương thức linh hoạt trong việc bán đấu giá tài sản để rút ngắn được thời gian

xử lý thu hồi nợ vay. Tuy nhiên, đây cũng là khâu Ngân hàng mất khá nhiều thời gian mới xử lý bán được tài sản. Khơng kể đến các ngun nhân mang tính khách quan như sự trầm lắng của thị trường bất động sản, yếu tố tâm lý của khách hàng khi mua những tài sản thuộc những vụ án, một số nhân tố bên trong quá trình thực hiện đã gây tác động không nhỏ đến khâu này, được kể đến là: (i) giá thẩm định của các cơ quan thẩm định giá đưa ra thường quá cao so với giá thị trường tại thời điểm phát mãi tài sản nên Ngân hàng phải điều chỉnh giảm giá nhiều lần mới bán được tài sản (về thủ tục, NH phải mất hơn một tháng cho mỗi lần giảm giá, sau 4 kỳ đăng báo khi khơng có khách hàng đăng ký mua thì Hội đồng xử lý mới họp để xem xét giảm giá bán); (ii) việc điều chỉnh giảm giá mỗi lần thường chỉ giảm 10% so với giá ban đầu (mặc dù khơng có văn bản nào quy định chính thức việc này) nên đối với một tài sản được định giá quá cao thì phải sau nhiều lần điều chỉnh 10% như vậy mới sát giá thị trường và có khách hàng mua, làm mất đi thời cơ của NH (bán được tài sản tại thời điểm hợp lý); (iii) một số tài sản khi xử lý phải xin ý kiến qua nhiều cấp ngành Trung ương, cơ quan địa phương nơi có tài sản xử lý…

Các cơng tác liên quan đến việc xử lý khoản nợ vay sau khi phát mãi tài sản: tài sản sau khi đã được bán cho khách hàng chưa được xem là hoàn tất việc xử lý nợ. Ngân hàng sau khi bán tài sản phải hồn thành các cơng việc phát sinh liên quan đến thủ tục chuyển nhượng tài sản; các nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập chuyển quyền, phí, tiền sử dụng đất, thuê đất…). Chính ở khâu này, thực tế cho thấy nếu làm tốt (trong việc hỗ trợ khách hàng) thì Ngân hàng thu được tiền bán tài sản nhanh, chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho khách hàng và tạo được uy tín của Ngân hàng trong việc tìm kiếm thêm khách hàng mới. Sau khi bán, Eximbank thường cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ cho khách hàng trong khâu làm thủ tục, giấy tờ nhà đất nhưng khách hàng mua sẽ chịu các chi phí giao dịch liên quan do các khâu này có nhiều chi phí ẩn, thời gian kéo dài, phức tạp về thủ tục nên khách hàng đảm nhận sẽ thuận lợi hơn. Ngồi ra, cơng ty AMC cũng luôn theo sát khách hàng mua tài sản để đảm bảo việc thu tiền bán tài sản đúng hạn như thỏa thuận trong hợp đồng. Sau khi hoàn tất các thủ tục và NH đã thu đủ tiền bán tài sản, phần thu được sau khi cấn trừ các chi phí liên quan đến việc

quản lý, khai thác tài sản sẽ được Eximbank ghi nhận giảm nợ vay cho khách nợ. Hiện nay, Eximbank gặp một số vướng mắc liên quan đến việc xác định giá vốn, chi phí để tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; điều này đã làm giảm đáng kể số thu nợ của Ngân hàng (do việc tính thuế cịn bất hợp lý và quá cao).

2.5.3.2 Công tác nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)