3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa nợ xấu
3.2.2.4 Đổi mới, nâng cao các phương pháp đánh giá khả năng thu hồi nợ
Hiện nay thực trạng cho vay vẫn đang còn quá chú trọng đến nguồn thu thứ hai là tài sản bảo đảm chưa có sự quan tâm đúng mức đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Do đó, ban quản trị và ban điều hành cùa Eximbank cần có những hướng đi mới nhằm nâng cao khả năng đánh giá khả năng thu hồi nợ kết hợp với sự chỉ đạo kịp thời và sát sao đối với bộ phận tín dụng để cùng với khách hàng tập trung trong cơng tác đối chiếu và phân tích tình hình sử dụng vốn vay, xác định lại nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đánh giá khả năng trả nợ và làm căn cứ cho việc lập lịch trả nợ. Trong quá trình này nếu nguồn thu thứ nhất từ hoạt động sản xuất kinh doanh khơng có hiệu quả và cho dù có xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan đi chăng nữa thì Eximbank và khách hàng phải cùng phối hợp làm rõ nguyên nhân, sau đó bàn bạc để điều chỉnh sửa đổi những thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nói tóm lại, cần có sự thống nhất trong nhận thức về nguồn thu nợ đó là thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh rồi sau đó mới đến nguồn thu thứ hai từ những tài sản bảo đảm.
3.2.3 Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ liên quan trong lĩnh vực tín dụng
Con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhiều nhất đến sự thành bại của Ngân hàng, là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng nói chung và quản lý vốn tín dụng nói riêng. Nghiệp vụ Ngân hàng phát triển đòi hỏi chất lượng về con người tín dụng ngày càng cao. Do đó, để đảm bảo an tồn tín dụng và phịng ngừa đến mức thấp nhất rủi ro thì địi hỏi các cán bộ tín dụng phải có trình độ nghiệp vụ cao, có đạo đức tốt, am hiểu thị trường, am hiểu về pháp luật và đặc biệt phải biết yêu nghề. Đội ngũ cán bộ tín dụng phải được sắp xếp chọn lọc, có tay nghề vững vàng, luôn được bồi dưỡng kiến thức, biết vận hành thành thạo các qui chế, chế độ của ngành.
thông tin cần thiết từ bạn hàng, từ hồ sơ vay vốn của khách hàng, từ các TCTD, từ nguồn thông tin của Trung tâm phòng ngừa rủi ro và từ các nguồn thông tin khác trên thị trường... Thơng tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng, nhờ có thơng tin tín dụng, các cán bộ tín dụng có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn trong hoạt động cho vay của mình. Thơng tin càng nhanh nhạy chính xác và tồn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng cao.
Phải có nghệ thuật thẩm định khách hàng và làm tốt khâu thẩm định ban đầu: trong khâu này phải đặc biệt quan tâm đến việc điều tra nghiên cứu và phân tích về năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý điều hành của Doanh nghiệp về phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Thẩm định khách hàng tốt sẽ là cơ sở ban đầu quyết định đến sự an toàn cho nguồn vốn của Ngân hàng.
Phải sử dụng nghệ thuật cho vay tức là thực hiện việc quản lý , giám sát và kiểm tra các khía cạnh vơ hình, để xác định khả năng thành cơng của người vay. Công việc kiểm tra giám sát món vay cần phải được làm thường xuyên nhằm đảm bảo an tồn cho món vay. Song trên thực tế điều này chỉ được thực hiện tương đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đơn giản tại chỗ, cịn hầu hết là rất khó giám sát, ngồi ra nó cịn gây ra sự bất bình của các nhà doanh nghiệp. Đây là một khó khăn lớn cho Ngân hàng trong cơng tác phịng chống nợ xấu. Vì vậy, cơng tác quản lý giám sát này là một nghệ thuật, nó địi hỏi người cán bộ tín dụng phải khéo léo, một phần dựa vào các báo cáo của khách hàng, một phần dựa vào các thông tin từ các bạn hàng của khách hàng. Điều cần phải lưu ý nhất là khi đến hạn trả nợ mà người vay không thực hiện được đúng cam kết trả nợ, điều đó có thể báo hiệu một cái gì đó khơng bình thường, nên ngay lập tức các cán bộ tín dụng phải triển khai tìm hiểu nguyên nhân và tiến hành biện pháp xử lý kịp thời và kiên quyết. Một kinh nghiệm cho thấy, nếu các cán bộ tín dụng xử lý càng nhanh thì mức độ rủi ro càng thấp, khả năng thu nợ càng cao, vì lúc đó các khách hàng cịn đang cố cầm cự trong giai đoạn đầu nên họ còn cố gắng tìm cách để trả nợ. Vì vậy xử lý nhanh chóng kịp thời là bước quan trọng nhất để thu hồi nợ.
Như vậy, nếu mỗi cán bộ tín dụng đều làm được tốt các cơng việc như trên và ln có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, u nghề, gắn bó hết mình với cơng việc thì chắc chắn sẽ hạn chế được rất nhiều nợ xấu trong hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng. Và thực tế đã chỉ ra rằng, nếu một ngân hàng nào có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, sáng tạo trong cơng việc, có tinh thần tập thể vì lợi ích của ngân hàng thì ngân hàng đó chắc chắn có thể đứng vững và phát triển trước những sóng gió của thị trường.
Đối với phân công công việc cho cán bộ tín dụng cần phải giao trách nhiệm cụ thể, không giao, một cách chung chung, gắn trách nhiệm với lợi ích của họ khi hoàn thành cơng việc. Tất nhiên, khi nhận nhiệm vụ thì bản thân mỗi cán bộ tín dụng có thể hiểu họ cần phải làm gì, nhưng nhìn chung để có được hiệu quả cao nhất thì một trong những nhân tố quan trọng là mức độ cụ thể hố cơng việc; công việc càng được lượng hoá cụ thể bao nhiêu thì càng dễ thực hiện và việc đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của cán bộ tín dụng càng chính xác bấy nhiêu. Mặt khác, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng hiện nay nên rủi ro nợ xấu sẽ tạo khó khăn lớn nhất cho ngân hàng. Ý nghĩa quan trọng đó của tín dụng khơng chỉ làm cho người cán bộ tín dụng thấy vinh dự tự hào mà còn trao cho họ một trách nhiệm nặng nề, bởi đánh giá rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng là một công việc hết sức phức tạp và đầy rẫy những khó khăn. Cơng việc của một cán bộ tín dụng địi hỏi họ khơng chỉ có kiến thức chuyên sâu về kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực tín dụng mà còn đòi hỏi phải hiểu rõ những lĩnh vực mà họ đầu tư vốn vào, khơng chỉ có khả năng phân tích mà cịn phải có những khả năng phán đoán để đưa ra những quyết định chính xác. Địi hỏi thì cao, trách nhiệm thì nặng nề nhưng quyền lợi của họ như thế nào thì ít được quan tâm tới. Chính điều này đã tạo ra một ý nghĩ trốn tránh nhiệm vụ. Nếu làm tốt thì hưởng chung, chia chung cịn khi làm dở thì một mình gánh chịu mọi hậu quả đã làm nhiều cán bộ tín dụng khơng dám mạnh dạn đưa ra những quyết định cho vay. Chính vì vậy ngân hàng cần phải có chính sách quản lý cán bộ, khen thưởng đúng mức đối với các cán bộ ngân hàng hoàn thành tốt trách nhiệm của họ, giúp ngân hàng bảo toàn vốn
hồn thành nhiệm vụ của mình, gây thiệt hại cho ngân hàng.
Eximbank cần xây dựng nguồn lực con người vững vàng về chính trị, giỏi về chun mơn, trí tuệ nhạy bén trong kinh doanh làm động lực phát triển, thực hiện xây dựng nguồn lực có chất lượng để tạo lợi thế so sánh của ngân hàng, cán bộ có tâm huyết và có tầm hiểu biết, có năng lực sáng tạo là đóng góp quyết định đối với sự thành công cuả ngân hàng. Tăng cường quản lý và đào tạo nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng, lâu dài không những đối với việc ngăn chặn nợ xấu phát sinh mà cả đối với việc xử lý nợ xấu và đối với sự phát triển của ngân hàng. Do đó, việc quản lý cán bộ cần tập trung vào:
- Đối với lao động mới, khi tuyển dụng ngân hàng cần thực hiện thông báo rộng rãi, minh bạch để có thể thu hút được những cán bộ có tri thức và đạo đức tốt; Xây dựng bộ tiêu chuẩn cán bộ tín dụng để từ đó khi tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ phải đáp ứng đủ bộ tiêu chuẩn này trên một số tiêu chí cơ bản sau : trình độ năng lực; thái độ và tác phong làm việc, giao tiếp; kinh nghiệm; đạo đức nghề nghiệp...
- Với đội ngũ lao động hiện có, thường xuyên liên hệ với các ngân hàng bạn, các tổ chức trong và ngoài nước hoặc các trường Đại học để cử cán bộ đi học hoặc mở các lớp chuyên đề nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ;
- Bố trí cán bộ theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ để có thể phát huy những kiến thức đã học được vào nghiệp vụ chuyên môn được giao.Song song với đó, cần xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất và tinh thần phù hợp với yêu cầu kinh doanh, cạnh tranh của ngân hàng.
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát tín dụng độc lập
Eximbank cần tiếp tục hồn thiện và nâng cao vai trị của công tác kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập nhằm cung cấp cho Ban Lãnh đạo ngân hàng một mức độ đảm bảo về cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, xử lý nợ xấu. Đồng thời, thực hiện tốt công tác kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập sẽ đảm bảo cho mọi thành viên trong hệ thống kiểm tra-giám sát từ Lãnh đạo đến từng nhân viên hiểu và nắm chắc các nguyên tắc, trình tự trong cơng tác kiểm tra, giám sát việc cho vay, quản lý rủi ro tín dụng và các hạn mức đã được Ban Lãnh đạo duyệt,
thông qua việc chấp hành các cơ chế, quy chế cho vay và chính sách tín dụng cũng như tuân thủ các quy trình nghiệp vụ.
Việc kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập cần được thực hiện một cách khách quan theo phương pháp chọn mẫu và phải đảm bảo các yêu cầu:
- Kiểm tra, giám sát và đánh giá độc lập tính hiệu quả của quản lý rủi ro tín dụng,
- Phát hiện các vấn đề và báo cáo kịp thời cho Ban Lãnh đạo,
- Báo cáo Ban Lãnh đạo những rủi ro đã xuất hiện cũng như rủi ro tiềm ẩn của các khoản cho vay mà chưa được quản lý một cách đầy đủ. Do đó, kết thúc một đợt kiểm tra, giám sát tín dụng, bộ phận thực hiện công tác kiểm tra, giám sát cần thể hiện được trong báo cáo trình Ban Lãnh đạo một số nội dung chủ yếu sau:
+ Tình hình cho vay, dư nợ, trong đó xác định cụ thể các khoản nợ quá hạn, nợ có vấn đề, nợ xấu cũng như nợ có khả năng thu.
+ Tình hình đảm bảo nợ vay.
+ Danh sách các khoản vay có vấn đề đã phát sinh hoặc mới phát hiện. + Tình hình thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay.
+ Tình hình thực hiện chế độ phân cấp, uỷ quyền cho vay. + Đánh giá nhận biết rủi ro và các biện pháp phịng ngừa.
+ Tình hình thực hiện cơ chế, quy chế cho vay và các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của ngành về cơng tác tín dụng.
+ Đề xuất những vấn đề về: chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ, vấn đề xử lý nợ xấu, quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng,…
Để thực hiện tốt các nội dung trên, đòi hỏi Eximbank cần giải quyết tốt những vấn đề sau:
- Eximbank cần xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh, theo
đó cần tạo mơi trường kiểm sốt tốt trong nội bộ ngân hàng như: Tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát nội bộ; xây dựng và khuyến khích các chuẩn mực đạo đức cho cán bộ, nhân viên; đánh giá đúng vai trò của cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng.
bộ làm cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ. Bộ phận kiểm tra, kiểm sốt nội bộ phải có các chuyên gia giỏi, có khả năng nắm bắt được bản chất các hoạt động nghiệp vụ tinh vi, phức tạp nhất của ngân hàng.
- Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Eximbank cần được trao quyền
độc lập, tự chủ hơn nữa để họ thực thi tốt nhiệm vụ của mình, như quyền tiếp cận không hạn chế các thông tin tại các bộ phận được kiểm tra, các quy chế về tổ chức và hoạt động của ngân hàng cần có ý kiến của bộ phận kiểm tra, kiểm sốt nội bộ trước khi cơng bố. Đồng thời, bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần phải được trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc. Có như vậy, cơng tác kiểm tốn nội bộ mới được thực hiện một cách đúng đắn và hiệu quả.