Tình hình cung ứng và tiêu thụ vàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ổn định thị trường vàng tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 51)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỔN ĐỊNH THỊ TRƢỜNG VÀNG

2.1. Tình hình cung ứng và tiêu thụ vàng trên thế giới và Việt Nam

2.1.2. Tình hình cung ứng và tiêu thụ vàng tại Việt Nam

Theo báo cáo của WGC, lượng vàng hiện có tại Việt Nam (lấy lượng vàng nhập khẩu trừ đi lượng vàng xuất khẩu) khỏang 1.000 tấn. Tuy con số này chưa được công nhận, nhưng chắc chắn một lượng vàng rất lớn đang được người dân nắm giữ, trở thành luồng vốn họat động khơng chính thức, gây sức ép không nhỏ đến chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế nói chung và họat động của các NHTM

nói riêng. Theo Ngân hàng Phát Triển Châu Á (The Asian Development Bank- ADB), tỷ lệ giữ vàng so với thu nhập của người dân Việt Nam cao nhất thế giới. Nhu cầu nhập khẩu vàng ở Việt Nam đến 95% lượng vàng tiêu thụ, lượng vàng khai thác từ các mỏ trong nước chỉ khoảng 2 tấn/năm. Vàng trong nước hiện đang mất cân đối cung cầu nghiêm trọng, cầu vàng tăng mạnh, trong khi cung vàng khan hiếm. Cung cầu loại hàng hóa đặc biệt này phụ thuộc chủ yếu vào chính sách Nhà nước. Nguồn cung vàng chủ yếu từ nhập khẩu, do vậy, mọi biến động về giá vàng thế giới, tỷ giá, lãi suất các đồng tiền chủ đạo trên thế giới đều gây những ảnh hưởng nhất thời đến thị trường trong nước. Các nhà địa chất dự báo trữ lượng vàng nước ta còn khoảng 1.000 đến 3.000 tấn trong các mỏ quặng với nhiều hình thái và quy mơ khác nhau ở Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Nam, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Lạng Sơn, Qủang Ngãi, Lâm Đồng, Phú Yên…

Việt Nam bắt đầu cho phép nhập khẩu vàng đầu những năm 1990. Đến 1997, do khan hiếm ngoại tệ, Chính phủ cấm nhập vàng. Năm 2001, vàng tiếp tục được nhập khẩu trở lại, tuy nhiên, chỉ cho phép nhập khẩu theo hạn ngạch do NHNN quy định cho từng đầu mối nhập khẩu và theo từng năm. Hiện nay, theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Nhà nước độc quyền nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

Khơng tìm được tài liệu thống kê từ NHNN về thực trạng giao dịch vàng ở Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn cung vàng nước ta phụ thuộc vào hạn ngạch NHNN cho phép nên đáp ứng chậm so với nhu cầu, điều này càng đẩy giá vàng lên cao hơn, tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ và bn lậu vàng. Lượng vàng nhập khẩu theo chính ngạch các năm qua rất nhỏ so với mức tiêu thụ thực tế, có vẻ như lượng vàng chuyển lậu vào Việt Nam khá lớn. Chẳng hạn, năm 2003, NHNN cấp tổng hạn ngạch nhập khẩu vàng 10 tấn, nhưng WGC ước tính tiêu thụ vàng thực tế trên lãnh thổ Việt Nam cao hơn rất nhiều, 58,8 tấn. Một phần rất lớn chênh lệch này được giải thích bằng lý do bn lậu. Một trường hợp cụ thể nữa là năm 2008, NHNN chỉ cấp phép nhập 73,5 tấn vàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng liên tục, chứng khoán mất giá, giá USD và BĐS không ổn định, vàng trở thành phương

tiện hiệu quả để đầu tư cũng như bảo toàn vốn. Lượng vàng nhập khẩu vào Việt Nam lên tới 43 tấn chỉ trong bốn tháng đầu năm 2008, bằng một nửa khối lượng nhập khẩu cả năm 2007, trị giá ước tính khoảng 1,2 tỷ USD. Trong khi theo IMF, mỗi năm thị trường thế giới giao dịch chỉ khoảng 400-500 tấn vàng. Sáu tháng đầu năm 2008, các doanh nghiệp nhập vàng vào Việt Nam đến 56,8 tấn. Từ tháng 7/2008, Nhà nước tạm ngừng nhập khẩu vàng để hạn chế tình trạng nhập siêu, do cán cân thanh toán thâm hụt nghiêm trọng gây áp lực tăng mạnh tỷ giá. Do đó, số lượng vàng bổ sung cho thị trường sau thời điểm này, theo Hiệp hội KDV Việt Nam, chỉ có thể là nhập lậu, tỷ giá thị trường tự do vì vậy vẫn tạo khỏang cách khá xa so với tỷ giá chính thức, thị trường ngoại tệ càng phức tạp hơn. Tổng vàng nhập khẩu vào Việt Nam năm 2008 đến 125 tấn, tăng 60,3% so với năm trước.

Khơng có thống kê chính thức về nhu cầu vàng của Việt Nam, thông số thường được sử dụng là mức ước tính của WGC. Dễ dàng nhận thấy cầu vàng có xu hướng tăng theo thời gian, thường tăng đột biến vào quý 1 và quý 4 do thói quen tiết kiệm kỳ cuối năm. Người dân vẫn duy trì thói quen tích trữ vàng thay vì sử dụng loại tài sản tài chính khác. Việt Nam có thời điểm là một trong những nước tích trữ vàng nhiều nhất thế giới. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2010, kim ngạch nhập khẩu đá quý, kim loại quý đạt hơn 1,1 tỷ USD, tăng 124,7% so với năm trước. Theo WGC, Việt Nam xếp thứ 8/10 quốc gia có nhu cầu vàng lớn nhất thế giới với tổng số vàng tiêu thụ trong 2011 ở mức 100,3 tấn, tăng 23% từ mốc 81,4 tấn năm 2010, trong đó nhu cầu vàng nữ trang giảm 9% còn 13 tấn, nhu cầu đầu tư vào vàng miếng tăng 30% lên 87,3 tấn. WGC cho biết năm 2011, lượng vàng trung bình người Việt Nam mua đã vượt Trung Quốc và Ấn Độ. Chỉ trong năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng Việt Nam đã lên đến gần chục tỉ USD, trong đó, giá trị vàng nữ trang đã lên đến gần 1,3 tỉ USD, lần lượt là 634 triệu USD năm 2011 (11,9 tấn) và 666 triệu USD năm 2012 (12,5 tấn). Trong 2 năm này số lượng vàng thỏi nhập vào Việt Nam là 87,8 tấn, trị giá 4,561 tỉ USD trong năm 2011 và 75,2 tấn, tương đương trên 4 tỉ USD năm 2012. Theo số liệu WGC cung cấp năm 2012,

lượng vàng dự trữ trong dân ở Việt Nam có thể lên đến 1.072 tấn, khoảng 45 tỷ USD, tương đương bằng 45% GDP Việt Nam năm 2010.

Đồ thị 2.6: Cầu vàng Việt Nam giai đoạn 2008-2011

Nguồn: vang-24h.com.vn

Cùng với đà giảm chung của thế giới về nhu cầu vàng, báo cáo của WCG chỉ ra, quý 1/2013, tổng đầu tư vàng miếng của Việt Nam là 14,2 tấn, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2012 là 17,4 tấn; nhu cầu vàng trang sức là 4,4 tấn, giảm 12% so với quý 1/2012. Nhu cầu vàng miếng và trang sức nói chung đạt 18,6 tấn, giảm 17% so với mức 22,4 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về giá trị, đầu tư vàng miếng quý 1/2013 đạt 745 triệu USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2012, giá trị mua vàng trang sức cũng giảm còn 229 triệu USD, từ 269 triệu USD năm ngối. Tính chung, giá trị đầu tư vàng quý 1 của Việt Nam đạt 974 triệu USD, giảm 20% so với năm ngối. Trong vịng 12 tháng kết thúc vào cuối quý 1/2013, nhu cầu vàng trang sức của Việt Nam là 10,8 tấn, tương ứng giảm 13% so với 12 tháng kết thúc vào cuối quý 1/2012; nhu cầu vàng miếng đạt 62,2 tấn, giảm 32%.

Trong quý 2/2013, nhu cầu vàng trang sức ở Việt Nam ở mức 3,2 tấn và nhu cầu vàng miếng đạt 20 tấn, tăng lần lượt 25% và 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về giá trị, đầu tư vàng trang sức là 147 triệu USD, vàng miếng đạt 910 triệu USD, tăng lần lượt 10% và 9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính chung 12 tháng tính đến cuối quý 2/2013, nhu cầu vàng trang sức, vàng miếng của Việt Nam đạt 77,4 tấn, giảm 26% so với 12 tháng kết thúc vào quý 2/2012. Xét về giá trị, đầu tư vàng giai đoạn này cũng chỉ đạt 3,963 tỷ USD, giảm 30% so với 12 tháng kết

thúc vào quý 2/2012. So với khu vực, trong khi các thị trường như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan tăng nhu cầu vàng trang sức và vàng thỏi, vàng xu, thì nhu cầu tại Việt Nam giảm với lý do được cho là thu nhập khả dụng của người dân giảm và sự kiểm sốt của Chính phủ đối với TTV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ổn định thị trường vàng tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)