Đơn vị đo lường và cách quy đổi giá vàng thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ổn định thị trường vàng tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 57)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỔN ĐỊNH THỊ TRƢỜNG VÀNG

2.2. Biến động giá vàng trên thế giới và Việt Nam những năm gần đây

2.2.2.1. Đơn vị đo lường và cách quy đổi giá vàng thế giới và trong nước

 Đơn vị yết giá (thông thường) trên thế giới: USD/ounce (USD/oz)  Đơn vị yết giá ở Việt Nam: VND/lượng, VND/chỉ

Công thức quy đổi giá vàng từ USD/Ounce thành đơn vị tính VND/lượng:

Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = Giá vàng thế giới (USD/oz) * 1,20556 * Tỷ giá USD/VND

Gía vàng Việt Nam có tính các khoản thuế và phí:

Giá 1 lượng vàng = (Giá vàng thế giới + chi phí vận chuyển + phí bảo hiểm) * (1+ thuế nhập khẩu) * 1,20556 * tỷ giá USD/VND + phí gia cơng + phí hải quan

2.2.2.2. Phân tích biến động giá vàng và diễn biến thị trường vàng Việt Nam từ năm 2008 đến nay:

Từ năm 1999, hoạt động KDV được thực hiện theo quy định tại Nghị định 174/1999/NÐ-CP ngày 9/12/1999 của Chính phủ. Trước năm 2008, giá vàng thế giới khơng có biến động lớn nên hoạt động KDV trong nước diễn ra trầm lắng. Nhưng từ năm 2008 trở lại đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng, các bất ổn kinh tế vĩ mô làm gia tăng nhu cầu nắm giữ vàng, TTV thế giới biến động mạnh và diễn biến khó lường, làm cho TTV trong nước biến động rất mạnh và kéo theo nhiều hệ luỵ.

Đồ thị 2.8: Biến động giá vàng thế giới và giá vàng Việt Nam từ năm 2008 đến tháng 6/2013

Nguồn: gafin.vn

Ngày 8/1/08, giá vàng thế giới lên mức 890 USD/oz thì trong nước đạt 17,05 triệu đồng/lượng. Cuối tháng 2 được ghi nhận là thời điểm lịch sử của giá vàng thế giới lẫn Việt Nam. Ngày 29/2, TTV trong nước tăng tốc mạnh và thiết lập mức 19,1

triệu đồng/lượng, khiến giới đầu tư cũng như người dân phản ứng thận trọng. Khác với những đợt tăng giá trước, sức mua vàng miếng khơng tăng vì giá đã quá cao. Ngày 18/3, FED cắt giảm lãi suất chiết khấu còn 2,25%, giới đầu tư bán vàng bù lỗ cho danh mục đầu tư chứng khóan, gía vàng thế giới giảm mạnh, giá vàng trong nước cũng giảm theo. Ngày 20/3, vàng thế giới giảm tương đương 1,5 triệu đồng/lượng kéo giá vàng trong nước giảm 1 triệu đồng/lượng trong một đêm. Ngày 23/3, vàng SJC bán ra 17,95 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước luôn cao hơn thế giới gần 500.000 đồng/lượng, cách biệt giữa giá mua và bán rất cao, thường là 150.000-200.000 đồng/lượng bởi lo sợ giá vàng biến động bất ngờ và Việt Nam nhập khẩu trên 95% nhu cầu tiêu thụ vàng. Qua tháng 8, do tin tức ổn định từ Mỹ và các quỹ đầu tư bán vàng mạnh bù đắp chứng khoán thua lỗ, vàng lao dốc không phanh, khiến giá vàng trong nước rớt thảm hại, chỉ còn 16,2 triệu đồng/lượng ngày 12/9. Trong quý 3, khi cầu vàng trong nước tăng cao, Nhà nước lại ngừng cấp phép nhập khẩu, khiến giá vàng trong nước liên tục cao hơn giá vàng thế giới. Giá vàng trong nước dao động trong khoảng 16,5-17 triệu đồng/lượng, giữ khoảng cách cao hơn giá vàng thế giới khoảng 100.000 đồng/chỉ.

Năm 2009 là năm giao dịch khá sôi động khi liên tục ghi nhận những đỉnh cao mới của giá vàng thế giới cũng như giá vàng trong nước. Dưới tác động của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước biến động liên tục, tăng nhanh và mạnh chưa từng có, thiết lập những mốc giá cao và kỷ lục khoảng chênh lệch lớn giữa giá vàng trên hai thị trường. Thừa hoặc thiếu cung vàng là lý do chính các cơng ty kim hịan đưa ra để lý giải sự vênh giá này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đây là kết quả của họat động ghìm hoặc thổi giá của giới đầu cơ. Sự lên xuống của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do cũng là nguyên nhân quan trọng khiến giá vàng trong nước không tăng giảm cùng biên độ với giá thế giới, thậm chí biến động ngược chiều. Giữa quý 1, người dân liên tục bán vàng trong khoảng 19-20 triệu đồng/lượng để chốt lời, các doanh nghiệp mạnh tay gom mua xuất khẩu khi giá vàng trong nước thấp hơn giá thế giới 1,5 triệu đồng/lượng. Quý 2 và 3, TTCK và nhà đất phục hồi, TTV trong nước vẫn trầm lắng, giá vàng lần lượt đạt các mốc 21,

22 triệu đồng/lượng. Nhiều NĐT vay vàng để bán, dự tính khi giá xuống mua vào trả nợ. Đến quý 4, giá vàng lên 24-25 triệu đồng/lượng, hoạt động này vẫn diễn ra. Khi giá vàng đạt 26 triệu đồng/lượng, nhiều người mua vàng để thanh toán số vàng đã vay nhằm cắt lỗ, dẫn đến cung vàng trong nước khan hiếm trong khi NHNN chưa cho phép nhập khẩu vàng. Bên cạnh đó, việc các NHTM tận dụng tối đa lợi thế tài khoản vàng ở nước ngoài, vừa bán trong nước/mua nước ngoài, vừa cho vay lại (thực chất bên vay chủ yếu đổ tiếp vào sàn vàng), NHNN lại thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ trạng thái vàng của các NHTM khiến TTV càng trở nên phức tạp, khó kiểm sốt. Ngày lịch sử của thị TTV trong nước năm 2009 là 11/11, giá vàng chinh phục mốc 29 triệu đồng/lượng chỉ trong vài giờ, dù giá vàng thế giới chỉ tăng 15 USD/oz, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới trên 3,8 triệu đồng/lượng. Trước những diễn biến bất thường của TTV trong nước, NHNN quyết định cho nhập khẩu vàng với số lượng không hạn chế (theo WGC là 10 tấn) nhằm bình ổn TTV sau hơn 1,5 năm ngừng cấp phép nhập khẩu. Quyết định được cơng bố chiều ngày 11/11 có tác động tích cực và kịp thời với cơn sốt vàng. Sau khi nguồn cung được giải quyết, giá vàng tiếp tục có những biến động mạnh do xu hướng tăng mạnh của tỷ giá USD thị trường tự do, NHNN đã nâng mạnh tỷ giá USD/VND liên ngân hàng và thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-5% về +/-3% vào ngày 25/11. Ngày 24/12, giá vàng đạt mức 26,5 triệu đồng/lượng so với mức gần 18 triệu đồng/lượng đầu năm, tăng 8,5 triệu đồng/lượng, tương đương 47%.

Gía vàng năm 2010 diễn biến theo hình răng cưa với chiều đi lên là chủ đạo và liên tiếp phá các kỷ lục, cả phạm vi trong nước và quốc tế. Trong tháng 1/2010, giá vàng tăng 53,89% so với tháng 1/2009, ở mức 26,5 triệu đồng/lượng. Từ đầu năm đến hết tháng 4/2010, giá vàng trong nước gần như đi ngang quanh trục 26,5 triệu đồng/lượng. Cùng với xu hướng của giá vàng quốc tế, giá vàng trong nước bắt đầu tăng mạnh từ đầu tháng 5 với mức trên 28 triệu đồng/lượng và duy trì tới giữa tháng 8. Từ tháng 6, TTV trong nước nghiêng về hoạt động bán ra và các doanh nghiệp gom mua vàng xuất khẩu vì giá vàng trong nước thấp hơn giá thế giới quy đổi tới 1 triệu đồng/lượng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong 6

tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu vàng đạt 1,34 tỷ USD, tương đương khoảng 36 tấn vàng, trong khi số vàng nhập khẩu hầu như không đáng kể. Cuối tháng 9/2010, giá vàng có thời điểm lên tới 31,5 triệu đồng/lượng, cao hơn thế giới 400-500 ngàn đồng/lượng, một phần do chênh lệch cung cầu vàng trong nước. Thời gian này, NHNN tuyên bố không thay đổi tỷ giá hối đối chính thức 18.932 VND/USD đến hết tháng 1/2011 càng làm thị trường ngọai hối căng thẳng do chênh lệch giữa thị trường chính thức và thị trường tự do khỏang 2.000 VND/USD. Hiện tượng thu gom USD trên thị trường tự do để nhập lậu vàng đã xuất hiện trong khi NHNN vẫn chưa cấp quota nhập khẩu vàng chính thức. Tháng 10 và 11, được sự hỗ trợ từ giá vàng quốc tế và giá USD thị trường tự do lập đỉnh 21.600 VND/USD, giá vàng trong nước lần lượt đạt từ 32 tới 38 triệu đồng/lượng. Tháng 11/2010, có thời điểm giá vàng thế giới giảm, giá trong nước lại khơng ngừng tăng, có lúc tốc độ tăng giá gấp nhiều lần so với thế giới. Đặc biệt, từ 29/10/10, khi Thông tư 22/2010TT-NHNN siết hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng của các NHTM được ban hành, các doanh nghiệp kim hồn gặp khó khăn khi khơng được vay vàng từ ngân hàng. Thông tư quy định các TCTD chỉ được huy động vốn bằng vàng dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá; khơng được cho vay để sản xuất và KDV miếng; không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VND và các hình thức bằng tiền khác, đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền trước đây cần giảm dần và tất toán chậm nhất vào 30/6/11. Do tác động của yếu tố tâm lý, người dân đẩy mạnh mua vàng tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ vàng đẩy giá vàng tăng chóng mặt. Thơng tư này đã góp phần tăng nhu cầu vàng miếng trên thị trường của các NHTM có huy động vốn bằng vàng, tiếp tục làm căng thẳng thêm tình trạng mất cân đối cung- cầu vàng, đẩy chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới lên hàng triệu đồng mỗi lượng. Chênh lệch lớn thường xuyên xuất hiện là đặc điểm đáng chú ý của TTV năm 2010. Giá vàng ngày 9/11/10 tăng vài triệu đồng/lượng trong một buổi sáng, đạt mức 38,5 triệu đồng/lượng, trong khi thế giới điều chỉnh. Cầu vàng tăng một phần do các NHTM tăng lãi suất huy động vàng, cùng tình hình lạm phát có xu hướng tăng, lãi suất ngân hàng tăng mạnh ở cả đầu

huy động và cho vay, trong khi NHNN phải lựa chọn tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, niềm tin vào VND suy giảm và lợi nhuận cao từ KDV do chênh lệch giá trong và ngoài nước, chênh lệch tỷ giá USD trên thị trường tự do và chính thức. Để giải quyết cơn sốt giá ảo do yếu tố đầu cơ, trưa cùng ngày, NHNN tuyên bố cho phép nhập khẩu vàng. Với biện pháp can thiệp mạnh tay của cơ quan chức năng, giá vàng nhanh chóng sụt giảm và tương đối bình ổn dưới 36 triệu đồng/lượng trong tháng 12, tuy vẫn cao hơn thế giới nửa triệu đồng/lượng.

Đầu năm 2011, giá vàng trong nước khởi động ở 35,8 triệu đồng/lượng khi giá thế giới dao động quanh 1.370 USD/oz. Tháng 2, giá vàng trong nước liên tục vượt các mức 37, 38,5 triệu đồng/lượng, do tỷ giá VND/USD thị trường tự do tăng mạnh từ 22.000 đến 22.500 VND/USD. Năm này, giá vàng trong nước hầu như biến động cùng chiều giá thế giới. Cụ thể, tháng 3, khi giá thế giới giảm còn 1.400USD/oz, giá vàng trong nước cũng dưới mức 37 triệu đồng/lượng. Đầu tháng 4/2011, giá thế giới đến mốc 1.550 USD/oz thì giá Việt Nam cũng vượt mốc 38 triệu/lượng. Ngày 8/8/11, giá vàng thế giới tăng mạnh lên sát 1.700 USD/oz, giá vàng Việt Nam lên 44,2 triệu đồng/lượng, cao hơn giá thế giới 2 triệu đồng/lượng. Ngày 23/8/11, giá vàng thế giới vượt 1.900 USD/oz và giá vàng trong nước cũng vượt 49 triệu đồng/lượng. Sang 24/8, giá vàng xuống 47,6 triệu đồng với mức giảm gần 1,5 triệu đồng/lượng khi giá thế giới giảm mạnh xuống 1.820 USD/oz. Cuối tháng 9/2011, TTV Việt nam chứng kiến cảnh người dân đổ xô bán vàng khi giá vàng lao dốc xuống 41 triệu đồng/lượng. Cuối tháng 10/2011, giá vàng thế giới đảo chiều tăng lên 1.700 USD/oz khiến vàng trong nước tăng đạt 45 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng trong nước biến động liên tục đã gây những hệ lụy không nhỏ, người dân đổ xô theo giá vàng, cầu vàng trong nước không ngừng tăng, kéo theo sự gia tăng của giá cả hàng hóa. Sự hỗn loạn của TTV trong nước giai đoạn này không chỉ phản ánh động thái chung thị trường thế giới, mà còn liên quan đến sự thao túng của giới đầu cơ, gây nhiễu loạn giá cả trên thị trường, có ngày giá vàng thay đổi tới 42 lần (ngày 9/8/11). Cầu lớn hơn cung làm cho giá vàng trong nước tăng cao so với thế giới, dẫn đến tình trạng bn lậu vàng diễn ra ở diện rộng, làm cầu

ngoại tệ trên thị trường tự do tăng mạnh, đẩy tỷ giá thị trường tự do tăng theo, một mặt gây áp lực phá giá đồng nội tệ, mặt khác gây áp lực buộc NHNN cho phép nhập vàng, tạo vịng xốy lẩn quẩn giữa vàng- ngoại tệ, gây nên tình trạng bất ổn tăng cao. Để giảm nhiệt cho TTV, 9/11/11, NHNN cho phép nhập khẩu vàng. Năm 2010, NHNN đã nhiều lần cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng bình ổn giá, nhưng dường như lượng vàng nhập khẩu (17.550 kg, trị giá 712.524.000USD) chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu đầu cơ trong nước ngày càng tăng. Việc NHNN liên tục cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng đã giúp tăng lượng cung vàng trên thị trường, thu hẹp khỏang cách cung cầu, rút ngắn chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Ngòai ra, Nhà nước còn tác động đến chính sách thuế xuất nhập khẩu vàng thông qua thuế suất thuế xuất nhập khẩu. Đầu năm 2011, thuế nhập khẩu vàng giảm từ 1% xuống 0%, trong khi thuế xuất khẩu vàng tăng từ 0% lên 10%, nhằm giúp giảm giá vàng nhập khẩu, tăng giá vàng xuất khẩu để hạn chế tình trạng xuất khẩu vàng, góp phần giảm tình trạng bất cân xứng cung cầu vàng. Đồng thời, NHNN cho phép các ngân hàng lớn cùng SJC tham gia bình ổn giá vàng trong nước, được chuyển đổi tối đa 40% lượng vàng tồn quỹ sang VND và mở tài khoản ở nước ngoài để bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng. Những chính sách này đã phần nào kiểm sóat được tình trạng tăng cao của giá vàng trong nước, sau một năm biến động mạnh, giá vàng dao động quanh 42 triệu đồng/lượng. Năm 2011 là năm NHNN sử dụng nhiều biện pháp hành chính để can thiệp trực tiếp nhằm bình ổn thị TTV. Cụ thể, ngày 29/4/11, NHNN ban hành Thông tư 11/2011/TT-NHNN chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD, chấm dứt hiệu lực thi hành của Thông tư 22/2010/TT-NHNN. Từ 1/5/11, các TCTD chỉ được phép phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để đáp ứng nhu cầu chi trả vàng khi thiếu hụt, và sẽ chấm dứt vào ngày 1/5/12 (sau gia hạn đến 25/11/12). Tuy nhiên, tác động của Thông tư này không mấy rõ ràng và hiệu quả duy trì khơng lâu, các NHTM với số dư huy động, cho vay quá lớn và trạng thái vàng âm trong nước, nhưng không được nhập khẩu vàng vật chất, khỏang cách giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn còn khá rộng (1,5-1,7 triệu đồng/lượng), vượt xa kỳ vọng của Thống đốc NHNN (0,4 triệu đồng/lượng).

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của TTV, Nghị định 174 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, khơng cịn phù hợp với tình hình thị trường. Năm 2012, TTV Việt Nam có nhiều biến động khơng chỉ về giá, cung cầu mà cịn đón nhận nhiều quyết sách từ cơ quan quản lý, dù hiệu lực của chính sách chưa thực sự khả quan. Ngày 3/4/12, Thủ tướng ban hành Nghị định 24/2012 NĐ-CP về quản lý KDV, hiệu lực thi hành từ ngày 25/5/12, thay thế Nghị định 174 và Nghị định 64/2003/NĐ-CP ngày 11/6/03 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 174. Nghị định này được đưa ra nhằm chấn chỉnh lại TTV, hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế, sắp xếp lại một cách cơ bản thị trường vàng miếng, bảo đảm khả năng điều tiết, nâng cao vai trò quản lý thị trường của Nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho các NĐT, và huy động nguồn vốn khổng lồ trong dân phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, và ổn định giá vàng trong nước, đảm bảo TTV hoạt động ổn định, lành mạnh và minh bạch, không để một bộ phận thao túng vàng trên thị trường, đẩy giá lên quá cao, không để biến động giá vàng làm ảnh hưởng tới tỷ giá, từ đó ổn định kinh tế vĩ mơ. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa thấy kết quả khả quan, rõ rệt nào từ việc triển khai Nghị định này. Ngày 27/4/12, NHNN ban hành Thông tư 12/2012/TT-NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ổn định thị trường vàng tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)