Chính sách tài chính và tiền tệ phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ổn định thị trường vàng tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 93 - 94)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỔN ĐỊNH THỊ TRƢỜNG VÀNG

3.2. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý

3.2.2. Chính sách tài chính và tiền tệ phù hợp

Chính sách tiền tệ đóng vai trị quan trọng góp phần cùng các giải pháp vĩ mô khác đưa kinh tế vượt qua giai đoạn suy giảm. Khi kinh tế bất ổn, lạm phát tăng cao, tất yếu người dân đổ xô mua vàng, xem vàng như nơi trú ẩn an toàn. Cần xây dựng chính sách tiền tệ hợp lý, linh hoạt, hiệu quả để góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, ổn định TTV. Theo đó, Việt Nam cần tham khảo các giải pháp của Mỹ thời gian qua, FED có quan điểm rõ ràng khơng dùng giải pháp hành chính can thiệp vào giá cả thị trường, mà dùng biện pháp kinh tế như chính sách thuế, tín dụng lãi suất thấp và tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ cần được điều hành linh hoạt, thận trọng để kiểm soát được mức tăng tổng phương tiện thanh tốn và tín dụng đối với nền kinh tế, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, đảm bảo khả năng an tồn thanh tốn hệ thống ngân hàng, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế. Thực hiện chính sách lãi suất theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn, mở rộng tín dụng, đi đơi với kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tài chính và tiền tệ nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, kiểm soát tiền tệ, lạm phát. Để kiểm soát lạm phát ở mức thấp và bền vững trong dài hạn, cần duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức thấp hơn sản lượng tiềm năng và thực hiện chính sách tài khố mở rộng ở mức hợp lý, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, kiểm soát nhập siêu và giá cả thị trường trong nước. Xây dựng lộ trình giảm nhập siêu, tiến tới xuất siêu, biện pháp chủ yếu là tăng xuất khẩu, sản xuất hàng hoá trong nước thay thế hàng nhập khẩu, phát triển

thị trường trong nước. Kiểm soát bội chi ngân sách ở mức hợp lý, giảm dần, nâng cao hiệu quả đầu tư từ khu vực nhà nước, giảm hệ số ICOR xuống mức tương đương với các nước trong khu vực. Làm tốt công tác tuyên truyền trong và ngoài nước, tránh thơng tin sai lệch làm suy giảm lịng tin đối với các biện pháp điều hành của Chính phủ.

Yêu cầu đặt ra đối với TTV Việt Nam là thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Điều này khơng những tác động tích cực tới việc kiềm chế lạm phát mà cịn tạo sự liên thơng với thị trường quốc tế trong xu thế hội nhập. Để giải quyết được vấn đề trên, vai trò chủ đạo đặt vào tay NHNN. Cần lưu ý đến yếu tố biến động tỷ giá tác động đến giá vàng. Nếu tỷ giá tăng sẽ làm cho giá vàng thế giới tính bằng USD quy đổi ra VND tăng. Tỷ giá ổn định, chẳng những tác động tích cực đến kiềm chế lạm phát mà còn giữ ổn định giá vàng. Nhà nước cần có biện pháp khơng để vàng lấn át vai trị tiền tệ của VND nhằm hướng tới một nội tệ mạnh và ổn định trong dài hạn. Chiến lược chống vàng hóa cần nằm trong chiến lược tổng thể của nền kinh tế như: chiến lược ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng bền vững, an tồn nợ cơng.

Để bình ổn TTV, Nhà nước cần kiên quyết, nhất quán trong việc triển khai và thực thi các chính sách liên quan, tránh tối đa sự chi phối của các nhóm lợi ích, quan trọng nhất là cần phải tập trung các nguồn lực cho phát triển kinh tế, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu làm được điều đó, niềm tin của người dân dần được cải thiện, tự động các nguồn vốn sẽ đổ vào các kênh đầu tư khác có tính hiệu quả cao hơn, lúc đó TTV sẽ dần tuân theo đúng quy luật thị trường, giá vàng trong nước sẽ dần tiệm cận với giá vàng thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ổn định thị trường vàng tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)